BIỆN PHÁP 3: TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) các biện pháp quản lý đổi mới PPDH của hiệu trưởng trường THPT số 1 bảo yên huyện bảo yên tỉnh lào cai (Trang 30 - 33)

- Xây dựng phương án đổi mới phương pháp dạy và học gắn liền với việc đổ

BIỆN PHÁP 3: TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH

CỦA HỌC SINH

Mục tiêu của giải pháp

Tăng cường giáo dục động cơ, thái độ học tập, bồi dưỡng PP tự học, rèn luyện các kỹ năng tự học cho học sinh, ở nhà ở trường.

Nội dung và cách thức hoạt động

Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm hưóng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học

Giáo viên chủ nhiệm có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch, kế hoạch cần chi tiết, trong đó cần nêu rõ mục tiêu phấn đấu, thời gian biểu và nội dung làm việc của học sinh tương ứng hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. Sau mỗi tuần hướng dẫn học sinh tự đánh giá những việc làm được và chưa làm được, nêu lý do và hướng khắc phục. Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, hướng dẫn xây dựng kế hoạch tự học của mỗi học sinh, xem đây là một phần kế hoạch của giáo viên chủ nhiệm. Căn cứ vào công việc cụ thể của học

tháng, học kỳ, năm học có sơ kết tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm. Từ đó, để xây dựng những phương hướng và đề ra các biện pháp phù hợp với tình hình thực tế của lớp, của đặc thù từng mơn học. Qua đó giúp cho Hiệu trưởng kiểm tra, phát hiện kịp thời để phát triển những mặt tích cực và điều chỉnh hạn chế những mặt tiêu cực. Đồng thời, có kế hoạch phối hợp với cha mẹ học sinh để giáo dục thái độ động cơ học tập của học sinh thực hiện đúng quỹ đạo của đổi mới PPDH.

Chỉ đạo việc bồi dưỡng phương pháp tự học, tự rèn luyện các kỹ năng tự học cho học sinh thông qua hoạt động trên lớp và các hoạt động ngoài giờ

Thầy Cô giáo là người Cha người Mẹ thứ 2 của học sinh, (trích lời của các phụ huynh học sinh) Giáo viên giảng dạy trên lớp là người trực tiếp thực hiện

nhiệm vụ dạy học. Như trên đã trình bày, có thể vừa là giáo viên dạy trên lớp vừa là giáo viên chủ nhiệm lớp (kiêm nhiệm). Chính vì thế họ là những người gần gũi với đối tượng học sinh và hiểu biết rõ nhất từng học sinh mà mình phụ trách lớp. Để đổi mới PPDH đạt được hiệu quả, nhất thiết Hiệu trưởng phải xây dựng đội ngũ giáo viên có khả năng bồi dưỡng về phương pháp tự học cho học sinh. Việc thiết kế của giáo viên là vơ cùng quan trọng, vì đây là con đường, dẫn dắt học sinh tự học ngay trên lớp, củng cố, khắc sâu kiến thức, vận dụng vào trong đời sống thực tiễn. Qua đó khai thác khả năng phát triển tư duy độc lập, tự khám phá, tự tìm tịi, tự học hỏi, khái qt hố, trừu tượng hố để từ đó biết phương pháp tự nghiên cứu sách báo, tài liệu ở nhà.

Từng mơn học có đặc thù khác nhau, Cụ thể ở từng môn giáo viên thiết kế hệ thống câu hỏi mở chuỗi tình huống có vấn đề để học sinh tự giải quyết. Tình huống có vấn đề phải đảm bảo tính khoa học và vừa sức học sinh để những tình huống được xây dựng trong bài học hoặc môn học, dưới sự hướng dẫn của thầy và sự nỗ lực của từng cá nhân học sinh hoặc của tập thể lớp có thể giải quyết được.

Ngoài ra việc sinh hoạt ngồi giờ như tham quan, ngoại khố, dã ngoại, cắm trại để tìm hiểu thực tế, gắn lý luận và thực tiễn. Qua đó giáo viên cần hướng dẫn học sinh các kỹ năng tự quan sát, phân tích, tổng hợp, trao đổi, thảo luận nhóm, đối chiếu cơ sở lý luận rút ra kết luận và đề xuất ý kiến thống nhất hoặc chưa thống nhất, ghi vào báo cáo, bài thu hoạch.

Chúng tơi hồn tồn tán thành coi việc đổi mới phương pháp dạy học và học là khâu đột phá hiện nay để nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường, đặc biệt là ở trường THPT

Đương nhiên phương pháp dạy và học không phải là khâu quan trọng nhất, càng không phải là khâu duy nhất để nâng cao chất lượng đào tạo. Ở đây, có những yếu tố có tác dụng quan trọng cịn hơn khâu phương pháp, chẳng hạn như chất lượng tuyển sinh, tinh thần trách nhiệm và trình độ của đội ngũ thầy giáo, chương trình, sách giáo khoa, điều kiện sống và học tập của học sinh. Đó là chưa nói đến những yếu tố xã hội ở tầm vĩ mơ có tác dụng tích cực hay tiêu cực đến tồn bộ sự nghiệp giáo dục.

Tuy vậy, phương pháp dạy học cũng có ý nghĩa riêng. Chính cách dạy (và thi) quyết định cách học và chất lượng của trị.

Các mơn học ở trường THPT góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo, do đó phương pháp giảng dạy phải chú ý cả mặt khoa học và nghiệp vụ, cố gắng thực hiện tốt các yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn mà cả chương trình sách giáo khoa đều phải hướng tới.

Thầy giáo cần căn cứ vào việc học sinh học để làm gì, học cái gì, học trong những điều kiện nào để xác định cho thích hợp việc dạy như thế nào.

Phương pháp dạy học của chúng ta có nhiều nhược điểm: Nhiều bài soạn không kỹ, không chú ý đến đối tượng, tri thức cũ kỹ, chưa quan tâm hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu. Phổ biến vẫn là truyền đạt lại một cách tẻ nhạt tri thức trong sách giáo khoa: Thầy nói, thầy đọc suốt buổi, học sinh ghi chép được sao hay vậy, sau đó chủ yếu là học bài để thi.

Phương pháp dạy cần phát huy tinh thần tự học, khơi dậy hứng thú, tính chủ động, óc sáng tạo của học sinh. Dạy ở THPT phải đặt ra nhiệm vụ hàng đầu là hướng dẫn đến cho học sinh tự học, tự nghiên cứu, tiếp xúc trực tiếp với sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, tự rèn luyện phương pháp suy nghĩ, nhân cách và bản lĩnh của người cơng dân, người tri thức.

Cần rà sốt lại bài giảng và giờ giảng của thầy giáo theo hướng nâng cao chất lượng bài giảng, giờ giảng, bảo đảm yêu cầu hướng dẫn cho học sinh tự học, tự nghiên cứu.

Tăng cường những bài tập nghiên cứu nhỏ, thảo luận nhóm cho học sinh. Kết hợp giảng dạy trên lớp với hướng dẫn học sinh thảo luận tổ (xêmina).

Tăng cường hệ thống các chuyên đề, các xemina cho học sinh, tổ chức các buổi nói chuyện về những vấn đề thời sự mà học sinh quan tâm, hoặc cần thiết cho học sinh.

Đặc biệt chú ý đến tài liệu học tập, nghiên cứu của học sinh, chất lượng hoạt động của các thư viện. Kho sách thư viện hiện tại quá nghèo, thái độ và năng lực phục vụ còn rất hạn chế.

Mở rộng quan hệ trong nước và quốc tế trong giảng dạy và học tập, tạo điều kiện cho thầy và trò giao lưu trao đổi học hỏi. Có chế độ cử giáo viên đi học tập, đi tu nghiệp ở nước ngoài, mời các chun gia nước ngồi đến giảng dạy, nói chuyện với thầy giáo và học sinh để nâng cao sự hiểu biết.

Tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá

Thi, kiểm tra, đánh giá là phần việc cuối cùng mang tính chất kiểm định lại quá trình dạy học của giáo viên được phản ánh qua kết quả học tập của học sinh.Thầy dạy như thế nào, trị học như thế ấy, khơng có thầy giỏi thì khơng có trị giỏi. Cho nên, việc thầy thay đổi cách dạy, bắt buộc học sinh phải thay đổi cách học và cách kiểm tra, thi, đánh giá. Làm thế nào kết quả học tập phải phản ánh thói quen và khả năng tự học, kích thích sự nỗ lực say mê trong học tập, tạo niềm tin về sự công bằng trong phụ huynh và học sinh.

Tạo động lực

tạo nên động lực của việc học cho học sinh. Vì vậy để tạo nên động lực của việc học tập cần đổi mới PPDH. Muốn vậy, Hiệu trưởng cần chỉ đạo và tạo điều kiện cho các đoàn thể tổ chức tốt các phong trào thi đua có nội dung đa dạng và hình thức phong phú, tạo cơ hội để rèn luyện khả năng thích ứng, tự lực, thói quen độc lập suy nghĩ và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.

Việc tìm hiểu và tham gia vào các hoạt động chính trị xã hội, giúp cho học sinh tự tin trong cuộc sống, biết bộc lộ suy nghĩ và cảm xúc riêng của mình, lý giải những vấn đề thực tại trong cuộc sống, biết trình bày chứng kiến của mình trước tập thể. Qua đó cánh cửa vào đời của các em sẽ được mở rộng, các em không ngỡ ngàng trước những diễn biến của xã hội, của cuộc sống và thực hiện được ước mơ tương lai của mình.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) các biện pháp quản lý đổi mới PPDH của hiệu trưởng trường THPT số 1 bảo yên huyện bảo yên tỉnh lào cai (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)