- Chỉ đạo Sử dụng phầm mềm VEMIS với 4 phân hệ (Quản lý học sinh, Quản lý Thư viện, Quản lý Thiết bị và Quản trị hệ thống).
- Sử dụng phần mềm xếp TKB.
- Sử dụng phần mềm quản lý tài chính.
- Viết phần mềm trên Exel để quản lý dữ liệu các kỳ thi tại trường. - Phần mềm quản lý nhân sự PMIS,
- Phần mềm quản lý thông tin nhà trường VEMIS
- Tổ chun mơn, nhóm bộ mơn bồi dưỡng phương pháp dạy học, áp dụng các kỹ thuật dạy học vào giảng dạy.
- Có 5 sản phẩm của giáo viên được lựa chọn tham gia cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp cấp Quốc gia.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận chung.
Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, là vấn đề có tính cấp thiết đối với mỗi cơ sở giáo dục.Trong q trình thực hiện nhiệm vụ chính trị “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” trường THPT số 1 Bảo Yên đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc đổi mới PPDH, đây là yếu tố có tính chất quyết định hiệu quả quản lý hoạt động dạy học của thầy và hoạt động của trò.
Với nhận thức đó đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn, nhằm đề ra các biện pháp có tính khả thi trong quản lý của Hiệu trưởng nhằm đổi mới PPDH trong trường THPT số 1 Bảo Yên.
Về nội dung đổi mới:
Sáng kiến kinh nghiệm đã nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận quản lý, quản lý giáo dục trong nhà trường. Đồng thời tập chung nghiên cứu những yêu cầu về đổi mới PPDH trong trường THPT, những yếu tố có ảnh hưởng đến việc đổi mới PPDH. Từ việc nghiên cứu lý luận đầy đủ có hệ thống đã giúp tác giả có cơ sở khoa học để nghiên cứu thực trạng đổi mới PPDH hiện nay ở các trường THPT số 1 Bảo Yên – Lào Cai, từ đó đề ra giải pháp có tính khả thi nhằm thực hiện có hiệu quả đổi mới PPDH.
Các biện pháp quản lý trên đây khơng phải có giá trị ngang nhau. Tuỳ từng trường hợp cụ thể, Hiệu trưởng sẽ lựa chọn một hoặc vài giải pháp chủ đạo. Khi vận dụng 3 giải pháp trên vào thực tiễn, Hiệu trưởng cần chú ý đến đặc điểm KT & XH của địa phương, đặc điểm của nhà trường, điều kiện dạy học thực tế của thầy và trị.
Ngồi ra để phát huy tác dụng của các giải pháp trong thực tiễn, cần có sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp quản lý, sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng tham gia giáo dục. Tất cả các yếu tố đều có ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn các giải pháp của Hiệu trưởng nhằm thúc đẩy tiến trình đổi mới PPDH cũng như việc đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Trong quá trình nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm đổi mới PPDH ở trường THPT số 1 Bảo Yên – Lào Cai có hiệu quả đồng thời phát huy được các tác dụng của các biện pháp đã nêu tác giả có những đề xuất, khuyến nghị sau:
2.Với Bộ Giáo Dục Đào tạo
Có văn bản quy định và hướng dẫn cụ thể hơn về việc đổi mới PPDH ở các trường THPT.
Tăng cường ngân sách cho việc mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy học.
3.Với Sở GD & ĐT Lào Cai
Tăng cường tổ chức hội thảo, bồi dưỡng cho giáo viên theo các chuyên đề cụ thể về việc đổi mới PPDH.
Tăng cường chỉ đạo thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đổi mới PPDH một cách thường xuyên.
Tạo điều kiện cho CBQL các trường được đi thăm quan học tập kinh nghiệm ở các đơn vị điển hình tiên tiến về quản lý đổi mới PPDH.
Tăng cường hỗ trợ đồng bộ cho các trường về cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo tốt các điều kiện cho dạy học.
4.Với Hiệu trưởng trường THPT số 1 Bảo Yên.
Đổi mới PPDH là một nhiệm vụ nặng nề khó khăn, địi hỏi phải có sự đồng tâm, đồn kết phấn đấu của tập thể sư phạm, mà Hiệu trưởng là người chủ đạo chính, là trung tâm của khối đồn kết. Hiệu trưởng vừa là người khởi xướng, vừa là người thúc đẩy, lơi cuốn và tìm mọi cách tạo ra động lực, liên kết nguồn lực tạo ra sức mạnh to lớn của tập thể trong việc đổi mới nhà trường.
Ưu tiên, tạo điều kiện tối đa cho hoạt động đổi mới PPDH.
Tạo điều kiện cho giáo viên được thăm quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm các trường tiên tiến, các trường điển hình về việc thực hiện đổi mới PPDH.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Chí Minh (1977) “Về vấn đề giáo dục”, NXBGD, Hà Nội.
2. Hà Thế Ngữ (2001), “Giáo dục học một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, NXB, ĐHQG Hà Nội.
3. Trần Hồng Quân (1995), “Một số vấn đề đổi mới trong lĩnh vực giáo dục-
đào tạo”, Trường CBQL GD & ĐT, Hà Nội.
4. Nguyễn Cảnh Tồn (1997), “Q trình dạy- tự học”, NXBGD, HN. 5. Thái Duy Tuyên (2001), “GD hiện đại”, NXB ĐHQG,HN.
6. Đặng Quốc Bảo, “Khoa học tổ chức và quản lý, một số vấn đề lý luận và
thực tiễn”, NXB thống kê-1999.
7. Trần Bá Hoành, “định hướng cơ bản về dạy và học tích cực, dự án đào
tạo giáo viên THPT”, Hà Nội- 2003.
8. Nguyễn Kỳ (1996) “Mơ hình lấy người học làm trung tâm”, trường CBQLGD, Hà Nội.