Điểm mới trong những quy định chung:Phần này có tất cả 14 điều, nhưng có

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn PHÁP LUẬT đại CƯƠNG đề tài THỪA kế thực trạng những quy định của pháp luật về thừa kế và giải pháp hoàn thiện (Trang 26 - 27)

7 điểm mới được sửa đổi, bổ sung. Ngồi sửa đổi mang tính kỹ thuật tại Điều 635 thì việc sửa đổi, bổ sung trong 6 trường hợp còn lại đã làm thay đổi cơ bản về nội dung của các điều luật.

- Thứ nhất, sửa đổi qui định về di sản:Khoản 2 Điều 637 BLDS 1995 quy định

quyền sử dụng đất là một loại di sản thừa kế. Điều 634 BLDS 2005 bỏ qui định tại khoản 2 của điều luật tương ứng và chỉ qui định thành 1 đoạn: “Di sản bao gồm tài

sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”. Quyền sử dụng đất vẫn là một loại di sản thừa kế theo BLDS 2005 và

luật đất đai 2003 thì quyền sử dụng đất là một loại tài sản và được để lại thừa kế.

- Bổ sung quy định về thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại: BLDS 1995 qui định người thừa kế chỉ phải thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại trong “phạm vi di sản” mà họ được hưởng. BLDS 2005 đã bổ sung cụm từ “trừ trường

hợp có thỏa thuận khác” vào cuối khoản 1 và cuối khoản 3.

- Sửa đổi quy định về việc thừa kế của những người chết cùng một thời điểm: Điều 644 BLDS 1995 quy định: những người thừa kế của nhau mà chết

cùng một thời điểm thì khơng được thừa kế của nhau. Theo Ban soạn thảo BLDS

1995, thì qui định như là để bảo đảm sự công bằng giữa những người thừa kế của nhau. Hơn nữa, nếu thừa nhận họ có quyền thừa kế của nhau, thì di sản của mỗi người có thể phải chia mãi cho nhau mà khơng bao giờ chấm dứt.Do đó,Điều 641 BLDS 2005 đã sửa đổi theo hướng vẫn không thừa nhận quyền thừa kế của những người thừa kế của nhau mà chết cùng một thời điểm, nhưng ghi nhận trường hợp ngoại lệ là nếu con, cháu được thừa kế của cha mẹ hoặc của ông bà mà chết cùng thời điểm với người để lại di sản, thì cháu hoặc trực hệ sẽ được thừa kế thế vị theo qui định chung.

- Bổ sung quy định về quyền từ chối nhận di sản thừa kế: Khoản 3 Điều 642

BLDS 2005 bổ sung qui định: “Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu khơng có

từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế.

- Bổ sung quy định về di sản khơng có người thừa kế thì thuộc về Nhà nước:

Điều 647 BLDS 1995 qui định Nhà nước hưởng di sản khơng có người thừa kế nhưng Nhà nước khơng phải là người thừa kế sau cùng. Tuy nhiên, Điều luật đã không qui định rõ là Nhà nước phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại, nên đã dẫn đến nhiều cách hiểu và vận dụng không nhất quán. Nhiều trường hợp, cơ quan chức năng không quan tâm đến nghĩa vụ của người chết đối với người khác, nên đã làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người liên quan. Khắc phục điểm yếu này, Điều 644 BLDS 2005 bổ sung như sau: “Trong

trường hợp khơng có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng

Mơn:Pháp luật đại cương Tiểu luận:Thừa kế Nhóm:

khơng được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản cịn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà khơng có người nhận thừa kế thuộc Nhà nước”.

- Bổ sung quy định về thời hiệu khởi kiện yêu cầu thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại: Điều 648 BLDS 1995 khơng quy định về thời hiệu khởi kiện địi

nợ do người chết để lại. Thông tư liên ngành số 03/1996 của Tòa án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao dựa vào Nghị quyết ngày 28/10/1995 của Quốc hội để hướng dẫn thời hiệu khởi kiện đòi nợ do người chết để lại là “không hạn chế thời gian” BLDS 2005 đã bổ sung quy định về thời hiệu khởi kiện đòi

thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại là 3 năm, tính từ ngày mở thừa kế. Có nghĩa, sau 3 năm kể từ ngày mở thừa kế, các chủ nợ khơng mẫn cán địi nợ người thừa kế thì quyền địi nợ chấm dứt.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn PHÁP LUẬT đại CƯƠNG đề tài THỪA kế thực trạng những quy định của pháp luật về thừa kế và giải pháp hoàn thiện (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w