Bổ sung quy định về thừa kế thế vị: Điều 677 BLDS 2005 đã bổ sung như

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn PHÁP LUẬT đại CƯƠNG đề tài THỪA kế thực trạng những quy định của pháp luật về thừa kế và giải pháp hoàn thiện (Trang 29 - 34)

sau: “Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời

điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha, mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha, mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.

4. Điểm mới trong thanh toán và phân chia di sản:Phần này trong BLDS 1995

có 6 điều luật và được sửa đổi, bổ sung 2 điều khoản trong BLDS 2005. Cụ thể:

- Bổ sung quy định về các trường hợp hạn chế phân chia di sản: Ngoài hai căn cứ hạn chế phân chia di sản được qui định tại Điều 689 BLDS 1995, Kế thừa qui định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2000, nhà làm luật đã bổ sung vào Điều luật tương ứng trong BLDS 2005 nội dung: “Trong trường hợp yêu cầu chia di sản

thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của một bên vợ hoặc chồng cịn sống và gia đình thì bên cịn sống có quyền u cầu Tịa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định, nhưng không quá 3 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế; nếu hết thời hạn do Tòa án xác định hoặc bên cịn sống đã kết hơn với người khác thì những người thừa kế khác có quyền u cầu Tòa án cho chia di sản thừa kế”.

- Bổ sung Điều luật mới về phân chia di sản khi có người thừa kế mới hoặc có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế: Điều 687 BLDS 2005 qui định: “1.

Trong trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì khơng thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. 2. Trong trường hợp đã phân chia di sản mà có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì người đó phải trả lại di sản hoặc thanh toán một khoản tiền tương đương với giá trị di sản được hưởng

Môn:Pháp luật đại cương Tiểu luận:Thừa kế Nhóm:

tại thời điểm chia thừa kế cho những người thừa kế, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

5. tóm lại: Mặc dù những qui định về thừa kế trong BLDS 2005 khơng được hồn

mỹ như mong đợi của nhiều người, nhưng trên thực tế nó đã có một bước tiến rất đáng kể cả về kỹ thuật lập pháp cũng như về nội dung. Nhiều bất cập trong BLDS 1995 đã được luật mới sửa đổi, hoàn thiện. Nói như vậy khơng phải là sau khi Bộ luật mới được thông qua, mọi sự bàn cãi, nghiên cứu thêm về các bất cập khác và các bất cập mới sẽ phát sinh, đều được xếp lại. Đòi hỏi thực tế cuộc sống luôn buộc chúng ta khơng ngừng phải hồn thiện những hạn chế trong luật thực định mà chúng ta chưa kịp hoàn thiện lần này, cũng như những vướng mắc sẽ phát sinh khi áp dụng những quy định mới của luật trong thời gian tới.

III.Nhiều quy định pháp luật còn mâu thuẫn:

Hiện nay, trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật xảy ra tình trạng các luật quy định một nội dung giống nhau nhưng lại không thống nhất với nhau. Việc không thống nhất giữa quy định của pháp luật dẫn đến khó khăn khi vận dụng vào thực tiễn.

- Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự quy định về hình thức di chúc miệng như sau:” trong trường hợp tính mạng của một người bị cái chết đe dọa di bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà khơng thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Và: di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng”

 Như vậy, theo quy định của pháp luật dân sự thì di chúc miệng chỉ được lập trong hồn cảnh hết sức đặc biệt, đó là tính mạng của người để lại di chúc bị đe dọa, được hiểu là người di chúc khơng cịn khả năng hoặc không thể lập di chúc bằng văn bản. Và nếu sau một thời gian, do pháp luật quy định mà người lập di chúc cịn sống, minh mẫn sáng suốt thì di chúc miệng đó mặc nhiên vơ hiệu. Pháp luật dân sự Việt Nam thừa nhận tính hợp pháp di chúc miệng với những điều kiện hết sức chặt chẽ. Tuy nhiên, với những quy định hiện hành thì di chúc miệng có cịn là một loại hình di chúc hợp pháp nữa hay khơng và việc để lại di chúc miệng có thể thực hiện được khơng? . Nhưng pháp luật dân sự đã quy định, trường hợp để lại di chúc miệng là phải trước mặt hai người làm chứng và những lời di chúc đó sẽ được ghi chép lại và công chứng trong thời hạn năm ngày, sau thời hạn này di chúc mới được coi là hợp pháp.

- Luật Công chứng được Quốc hội thơng qua ngày 29.11.2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2007 quy định rất cụ thể về thủ tục công chứng. Điều 48 Luật cơng chứng có quy định về cơng chứng di chúc người lập di chúc phải tự mình u cầu cơng chứng di

Môn:Pháp luật đại cương Tiểu luận:Thừa kế Nhóm:

chúc, khơng ủy quyền cho người khác cơng chứng di chúc… Quy định này của Luật công chứng chỉ đúng với trường hợp thực hiện công chứng đối với di chúc được lập thành văn bản. Còn đối với di chúc miệng thì người di chúc đã trong hồn cảnh đặc biệt bị cái chết đe dọa thì khơng thể tự mình u cầu công chứng được. Nếu buộc người lập di chúc phải tự mình u cầu cơng chứng di chúc thì khơng cịn tồn tại loại hình di chúc miệng nữa. Vì, nếu người để lại di chúc miệng có thể tự mình u cầu cơng chứng thì trong mọi trường hợp ý chí đó sẽ được cơng chứng viên ghi chép lại, có nghĩa là đều được thể hiện bằng văn bản, và thực hiện công chứng đối với văn bản được thành lập theo cách như vậy

 Như vậy, có thể thấy rằng với quy định trên, Luật Công chứng đã phủ nhận hồn tồn tính hợp pháp của loại hình di chúc miệng và, với quy định đó thì chỉ tồn tại duy nhất một loại hình di chúc, đó là di chúc bằng văn bản.

Từ những phân tích trên cho thấy, giữa các luật quy định về cùng một nội dung đã xảy ra những sự mâu thuẫn với nhau. Chính sự mâu thuẫn này đã dẫn đến tình trạng vơ hiệu hóa các quy định pháp luật trong các luật khác nhau, gây ra tình trạng khó áp dụng trong thực tiễn những quy định của pháp luật. Đây là vấn đề cần được xem xét kỹ lưỡng trong quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật hiện nay .

IV.Những vướng mắc:

1. Về thừa kế:

-Về Từ chối nhận di sản:Khoản 3 - Điều 642 BLDS quy định: “Thời hạn từ chối

nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu khơng có từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế”. Quy

định này rất khó áp dụng vào thực tế vì thường các vụ tranh chấp về thừa kế khởi kiện là sau 06 tháng kể từ ngày thừa kế mở. Lúc này thì mới phát sinh việc ai muốn hoặc từ chối nhận thừa kế. Trong trường hợp nếu một người liên quan trong vụ án thừa kế có văn bản từ chối nhận kỷ phần thừa kế của mình thì Tịa án áp dụng Điều 642 khơng chấp nhận yêu cầu này với lý do đã quá thời hạn 06 tháng nên đương sự không được quyền từ chối. Như vậy là không thuyết phục và can thiệp quá sâu vào quyền của đương sự.

-Về Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung của vợ, chồng:Khoản 2 -

Điều 664 BLDS quy định: “Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế,

huỷ bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình”. Trên thực tế, khi lập chung di chúc, vợ chồng thường định đoạt, phân

chia tài sản cho các thừa kế thường là không đều nhau như khi Tịa chia thừa kế.

Mơn:Pháp luật đại cương Tiểu luận:Thừa kế Nhóm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tài sản chung của vợ chồng là hợp nhất nên không thể xác định phần tài sản của mỗi người (vợ/chồng) cụ thể là tài sản nào; tài sản của chồng là cho ai, tài sản của vợ là cho ai. Do đó, nếu một người đã chết, người cịn lại thay đổi di chúc thì coi như tồn bộ di chúc khơng có giá trị pháp lý vì khơng thể xác định được di chúc có hiệu lực ½ là như thế nào. Trong trường hợp nếu người cịn sống có tài sản riêng thì khi lập di chúc phần tài sản riêng của họ cũng sẽ được nhập vào phần tài sản chung và được phân chia cụ thể. Do đó, nếu người cịn sống được quyền thay đổi di chúc đối với phần tài sản của mình thì nội dung di chúc sẽ khơng cịn đúng với ý chí, nguyện vọng, định đoạt của người đã chết.

- Về Hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ, chồng:Điều 668 BLDS 2005

quy định: “Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng

chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết”. Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi

cho người vợ / chồng còn sống, giúp cho tài sản chung khơng bị phân chia ngay sau khi có một người chết trước. Tuy nhiên, qua thực tế xét xử các vụ án tranh chấp thừa kế, nhận thấy quy định này cũng bộc lộ hạn chế. Đó là, sau khi một người chết, người vợ (chồng) cịn lại có thể cịn sống 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn. Trong khi đó người sẽ được hưởng thừa kế đang có hồn cảnh rất khó khăn, chờ đến khi người còn lại chết rồi mới được hưởng phần di sản thừa kế thì cũng bất cập. Thiết nghĩ, cần phải cân bằng lợi ích của các bên khi xét đến quy định này. So sánh với BLDS 1995, Điều 671 quy định: “Trong trường hợp vợ, chồng lập di chúc chung

mà có một người chết trước, thì chỉ phần di chúc liên quan đến phần di sản của người chết trong tài sản chung có hiệu lực pháp luật; nếu vợ, chồng có thỏa thuận trong di chúc về thời điểm có hiệu lực của di chúc là thời điểm người sau cùng chết, thi di sản của vợ, chồng theo di chúc chung chỉ được chia từ thời điểm đó”. Quá trình áp dụng quy định của BLDS 1995 về di chúc chung vợ chồng, chúng tơi thấy cũng khơng có vướng mắc gì.

2. Về Thời hiệu khởi kiện về thừa kế:

- Điều 645 BLDS 2005 quy định: “Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu

chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”. Tuy nhiên, BLDS 2005 lại

khơng có điều luật nào quy định đối với phần di sản đã hết thời hiệu khởi kiện thì giải quyết như thế nào, thuộc quyền sở hữu, sử dụng của ai ? Thực tế, có nhiều trường hợp khi đương sự khởi kiện thừa kế, Tòa án phải trả lại đơn với lý do đã hết thời hiệu khởi kiện. Khi người dân đi đăng ký quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất thì cơ quan chức năng yêu cầu phải có sự đồng ý của tất cả các đồng thừa kế hoặc bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án giao quyền sở hữu, sử dụng cho họ. Như vậy, vơ tình các quy định pháp luật làm cho người dân rơi vào tình cảnh khơng thể có quyền sở hữu, sử dụng di sản thừa kế mà lẽ ra họ có thể được hưởng quyền này.

-Mặt khác, quy định thời hiệu mười năm trong điều luật này là quá ngắn. Hầu hết người Việt Nam khơng có thói quen chia di sản ngay sau khi người thân chết, nhất là khi một bên cha hoặc mẹ vẫn cịn sống. Chính vì thực tế này mà dường như có

Mơn:Pháp luật đại cương Tiểu luận:Thừa kế Nhóm:

xu hướng hạn chế việc xem xét hết thời hiệu (hay hậu quả của việc hết thời hiệu), nhằm cho phép các thừa kế vẫn còn khả năng chia di sản của người thân để lại. Ví dụ: Ngày 10/8/2004, Tịa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết 02/2004/NQ- HĐTP về Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hơn nhân và gia đình. Theo đó: “Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm

mở thừa kế mà các đồng thừa kế khơng có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế khơng có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế”. Tuy nhiên, việc thực hiện hướng dẫn này trên thực tế cũng khơng đơn giản. Vì,

trong những vụ án cụ thể ln có những quan điểm khác nhau về việc có đủ điều kiện để áp dụng Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP để di sản thừa kế trở thành tài sản chung hay khơng. Và, Tịa án thay vì giải quyết tranh chấp về thừa kế thì giải quyết tranh chấp chia tài sản chung.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn PHÁP LUẬT đại CƯƠNG đề tài THỪA kế thực trạng những quy định của pháp luật về thừa kế và giải pháp hoàn thiện (Trang 29 - 34)