1. Điều 642: Đề nghị BLDS 2005 nên xem xét bỏ điều luật này.
2. Điều 645: Đề nghị BLDS bổ sung thêm điều luật quy định đối với phần di sản hết thời hiệu khởi kiện thì thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người đang quản lý, sử dụng di sản thừa kế.Đồng thời kéo dài thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế đến 15 năm hoặc 20 năm để phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
3. Khoản 5 - Điều 652: Đề nghị BLDS cần có quy định cụ thể ai là người đưa di chúc đi công chứng (hai người làm chứng hoặc người được hưởng di sản thừa kế).
4. Khoản 2 - Điều 664: Đề nghị nên quy định: “… Nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình mà khơng trái với nguyện vọng, ý chí của người đã chết lúc còn sống”.
5. Điều 668: Đề nghị BLDS quy định “Về Hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ, chồng” trở lại nguyên như Điều 671 - BLDS 1995.
6. Bên cạnh đó, vẫn cịn có một số vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn giao lưu dân sự hiện chưa được điều chỉnh bởi Bộ luật dân sự như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có được coi là tài sản hay khơng; Quan hệ giao kết hợp đồng có yếu tố nước ngồi chưa được điều chỉnh một cách cụ thể; Quan hệ thừa kế phát sinh khi thai nhi hình thành trước khi người để lại di sản chết; Các loại hợp đồng thông dụng phát sinh như: hợp đồng cung cấp điện năng, nước, điện thoại; Hợp đồng mua bán hoặc cho thuê doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh; Hợp đồng cho thuê tài chính; Hợp đồng kỹ thuật; Các hợp đồng liên quan đến hoạt động ngân hàng; Hợp đồng liên doanh, liên kết kinh tế; Vấn đề nợ tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… Trên thực tế những vấn đề nêu trên đã được các đương sự giao dịch. Do đó, khi phát sinh tranh chấp thì các cơ quan pháp luật lúng túng trong quá trình giải quyết vì chưa được pháp luật quy định.
Mơn:Pháp luật đại cương Tiểu luận:Thừa kế Nhóm: