Đánh giá hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của TPBank

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: PH N TÍCH, ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH CHẤM ĐIỂM VÀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NH N TẠI NG N HÀNG TPBANK (Trang 86 - 108)

III. ỨNG DỤNG KỸ THUẬT CHẤM ĐIỂM XẾP HẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI TPBANK

034- PHONG KINH DOANH KHU VUC VAN PHUC

2.2. Đánh giá hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của TPBank

Hệ thống XHTD nội bộ mà TPBank đang triển khai được xây dựng từ năm 2012. Trong thời gian qua, hệ thống XHTD này đã góp phần đáng kể trong việc sàng lọc và phân loại khách hàng, giúp cho ngân hàng giảm được tỷ lệ rủi ro tín dụng trong mức cho phép. Hệ thống XHTD cũng đã giúp hỗ trợ cho ngân hàng xác định mức giới hạn tín dụng tối đa cho từng khách hàng, áp dụng mức lãi suất cho vay, xây dựng quy định về tài sản đảm bảo

Bên cạnh các kết quả đạt được, hệ thống XHTD nội bộ tại TPBank cịn tồn tại những hạn chế: quy trình chấm điểm, xếp hạng khách hàng cịn thiếu tính kiểm sốt độ tin cậy của thông tin được nhập; các đánh giá đối với khách hàng thường không đồng nhất; thống phần mềm XHTD còn chưa kết nối được với các hệ thống khác của ngân hàng gây tăng thời gian xử lý hồ sơ và mơ hình xếp hạng tín dụng phần lớn vẫn dựa vào định tính. Nguyên nhân của các hạn chế trên xuất phát từ cả các yếu tố khách quan: điều kiện thu thập dữ liệu, yếu tố về quy định pháp luật lẫn các yếu tố chủ quan như quy trình XHTD thiếu hợp lý, chất lượng con người chưa đảm bảo, hệ thống cơng nghệ cịn chưa cao.

- Thống nhất trong việc đo lường rủi ro tín dụng: Hệ thống được xây dựng bám sát theo hướng dẫn của NHNN và theo đặc thù hoạt động tín dụng, chiến lược phát triển của riêng NH này. Mơ hình được xây dựng theo kết cấu chặt chẽ gồm: hệ thống các tiêu chí đánh giá và điểm có trọng số, cách xác định giá trị từng tiêu chí đánh giá, cách quy đổi sang điểm, cách phân loại nhóm KH sau khi chấm điểm. Nhờ hệ thống XHTD mà việc đo lường và định dạng các rủi ro tín dụng tại các chi nhánh của TP bank được thống nhất, cách tính tốn chỉ tiêu được quy định cụ thể, rõ ràng giúp cho CBTD dễ dàng thực hiện Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ có sự liên kết chặt chẽ, giúp ngân hàng phân loại được chính xác và đầy đủ về khách hàng trước khi cho vay

• Khả năng phịng ngừa RRTD nâng cao: Nhóm các chỉ tiêu dự báo về ảnh hưởng của các chính sách/bảo hộ của NN, mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh của DN, mức độ phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên được đưa vào nhóm các chỉ tiêu phi tài chính nhằm tăng cường khả năng dự báo nguy cơ khó khăn tài chính của KH trong tương lai. Khi áp dụng hệ thống XHTD, khả năng dự báo RR đã được cải thiện. Bên cạnh đó TPBank cũng thường xuyên kiểm tra, xếp hàng KH dựa trên dư nợ tín dụng tại TP Bank của họ

• Kết quả xếp hạng tín dụng là cơ sở cho quyết định giới hạn cấp tín dụng chứ khơng có dựa trên đánh giá chủ quan của cá nhân

• Xây dựng chính sách KH dựa trên cơ sở xếp hạng tín dụng: Các KH xếp loại cao (AAA đến BBB) sẽ được ưu tiên cấp tín dụng, đối với các KH có lịch sử quan hệ tín dụng tốt có thể được hưởng các ưu đãi như nới lỏng điều kiện cho vay/ yêu cầu về tài sản đảm bảo,… các KH hạng dưới BBB thì các chính sách sẽ thắt chặt hơn.

• Hỗ trợ quyết định cho vay nhanh chóng, dễ dàng: hệ thống XHTD được quy định cụ thể hỗ trợ CBTD thực hiện chấm điểm qua phần mềm nên chính xác và nhanh chóng hơn

• Cách xác định ngành nghề kinh doanh chính và quy mơ doanh nghiệp. Hiện nay, TP Bank đang xác định ngành nghề kinh doanh chính của KH Doanh nghiệp dựa trên tổng doanh thu của ngành nghề đó phải trên 50% tổng doanh thu. Như đã nói, việc xác định như vậy khơng thích hợp trong mơi trường kinh doanh ở VN do các cơng ty đa dạng hóa ngành nghề. Bên cạnh đó xác định quy mơ Doanh nghiệp dựa trên VCSH, Số lượng lao động, doanh thu thuần, tổng tài sản chưa thể hiện rõ mức độ hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp.

❖ Thứ nhất, nâng cao chất lượng cung cấp thu thập thông tin, công tác giám sát thơng tin để phân tích, xây dựng hệ thống thơng tin quản trị rủi ro tín dụng.

❖ Thứ hai, CBTD tăng cường việc khai thác và xử lý thông tin từ nhiều nguồn nhằm nâng cao tính đầy đủ và độ chính xác của thơng tin thu được, đặc biệt phải khai thác triệt để nguồn thông tin do CIC cung cấp.

❖ Thứ ba, TPBank nên áp dụng những chính sách về tài sản đảm bảo thơng thống hơn cho khách hàng cá nhân, áp dụng mức lãi suất linh hoạt với từng nhóm xếp hạng dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng,...

❖ Thứ tư, đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ tin học để có thể thực hiện các thao tác nhanh và chính xác hơn nữa.

❖ Thứ năm, đẩy mạnh công tác tự đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ tại chi nhánh như: mời các chuyên gia ngân hàng có uy tín để truyền đạt các kiến thức về ngân hàng - tài chính, tổ chức tập huấn cán bộ định kỳ.

KẾT LUẬN

Việc đánh giá, xếp hạng chấm điểm tín dụng ln là một khâu vơ cùng quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Các ngân hàng cần có những chính sách, quy trình hợp lý, hiệu quả để đem lại chất lượng dịch vụ tốt cũng như giảm thiểu rủi ro xảy.

Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu hoạt động chấm điểm tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại TPBank, chúng ta càng hiểu rõ hơn vai trò và tầm quan trọng của nó trong hoạt động tín dụng nhằm nâng cao chất lượng khoản tín dụng, nâng cao uy tín của ngân hàng, cũng như giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra đối với ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Việc tuân thủ, giám sát và đánh giá một cách nghiêm ngặt các khoản vay cho thấy ngân hàng đã và đang từng bước khẳng định vị thế của một ngân hàng lớn hàng đầu Việt Nam cũng như thể hiện được trách nhiệm, sứ mệnh của ngân hàng đối với khách hàng và toàn xã hội giống như câu slogan của ngân hàng : “ TPBank - Vì chúng tơi hiểu bạn”.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: PH N TÍCH, ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH CHẤM ĐIỂM VÀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NH N TẠI NG N HÀNG TPBANK (Trang 86 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w