Những cam kết của EU đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam

Một phần của tài liệu Tác động của EVFTA đến hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của việt nam (Trang 47 - 49)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU VÀ SỐ LIỆU

3.2. Những cam kết của EU đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam

Các mặt hàng nơng sản chính vào EU năm 2021 (%)

Cà phê Hạt điều Cao su Rau quả Hạt tiêu Gạo

42,2 33 7,9 7,8 7,4 1,7

48

Khi hiệp định EVFTA có hiệu lực, Việt Nam có nhiều cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu với các mặt hàng chiến lược và có lợi thế nhờ các cam kết cắt giảm thuế quan.

Với mặt hàng gạo, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm). Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hồn tồn đối với gạo tấm. Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3 đến 5 năm, nhưng EU yêu cầu chất lượng và an toàn thực phẩm cao.

Với sản phẩm rau quả, cơ hội cho Việt Nam tương đối cao khi nhu cầu thị trường lớn, mức độ giảm thuế sâu (từ 6-30%) và theo lộ trình tương đối nhanh (nhiều mặt hàng từ 1-6 năm). EU cam kết mở cửa rất mạnh cho rau quả Việt Nam trong EVFTA, cụ thể: Xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực 94% trong tổng số 547 dịng thuế rau quả và các chế phẩm từ rau quả (trong đó có nhiều sản phẩm là thế mạnh của Việt Nam như vải, nhãn, chôm chôm, thanh long, dứa…).

Phần lớn các dòng thuế EU cam kết xóa bỏ ngay hiện đều đang có mức thuế MFN (nguyên tắc tối huệ quốc) trung bình là trên 10%, cá biệt có những sản phẩm rau quả đang chịu thuế trên 20%. Do đó, mức cam kết này của EU được đánh giá là sẽ tạo ra lợi thế lớn về giá cho rau quả Việt Nam.

Cà phê là mặt hàng có cơ hội cao với EU, đặc biệt dư địa giảm thuế của cà phê rang và hòa tan tương đối lớn. Dù vậy, ngành chế biến cà phê trong nước còn hạn chế, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê chủ yếu là doanh nghiệp FDI, tiềm năng và cơ hội chưa được doanh nghiệp Việt Nam khai thác tối đa, vì vậy, với mặt hàng này vẫn cịn là dư địa lớn để nắm bắt. Tiêu, điều có cơ hội khá cao với EU, tuy nhiên yêu cầu chất lượng an toàn thực phẩm, xu hướng về tiêu chuẩn chất lượng và các yêu cầu khác đi kèm sẽ tăng lên.

Với các sản phẩm khác, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan 30.000 tấn tinh bột sắn (trên tổng nhập khẩu của EU là 33.000 tấn), 5.000 tấn ngô ngọt (riêng ngô

49

bao tử sẽ không bị hạn ngạch thuế quan và được hưởng thuế suất 0% trong vòng 7 năm), 400 tấn tỏi, 350 tấn nấm mỗi năm.

Bên cạnh đó, Hiệp định EVFTA khơng có nhiều cam kết mới về các biện pháp phi thuế như các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS) hay các rào cản kỹ thuật với thương mại (TBT). Phần lớn các cam kết về SPS và TBT trong EVFTA đều chỉ khẳng định lại các nghĩa vụ theo Hiệp định SPS và TBT của WTO. Do đó, EVFTA khơng giúp hạn chế các rào cản phi thuế của EU đối với hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tác động của EVFTA đến hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của việt nam (Trang 47 - 49)