Cơ hội và thách thức cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU

Một phần của tài liệu Tác động của EVFTA đến hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của việt nam (Trang 67 - 71)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU VÀ SỐ LIỆU

3.4. Cơ hội và thách thức cho xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) mang đến khơng ít cơ hội đan xen cả thách thức cho nơng sản Việt trong hành trình chinh phục thị trường EU đầy tiềm năng. Để thực hiện các cam kết của Hiệp định này, Nhà nước cũng như doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nơng nghiệp cần có những bước đi, chính sách hợp lý.

3.4.1. Cơ hợi

Cơ hội tiếp cận thị trường lớn

EU hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam với tỷ trọng xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam sang EU chiếm khoảng 18,3% và nhập khẩu từ EU là 7,2%. Riêng mặt hàng nông, lâm, thủy sản sang thị trường châu Âu chiếm đến 11,5% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành năm 2021 [4,17]. Việc ký kết EVFTA đã và đang mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam. Nhiều sản phẩm Việt Nam được ưa chuộng tại châu Âu như hạt điều, cà phê, rau củ, thanh long, vải… và một số sản phẩm hữu cơ chất lượng cao.

Thứ nhất, doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường, thương hiệu

nông sản Việt Nam sẽ có cơ hội đến gần hơn với người tiêu dùng châu Âu nhờ EVFTA. Thông qua EVFTA, sản phẩm nơng nghiệp Việt có cơ hội tiến sâu hơn vào thị trường EU với khoảng 500 triệu dân; các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận, tiến hành trao đổi mua bán với những thị trường khác có thỏa thuận thương mại tự do với EU.

Thứ hai, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận được nguồn vốn đầu tư,

công nghệ hiện đại. Các công ty từ EU chọn Việt Nam làm điểm đến để đầu tư ngày càng nhiều. Chi phí lao động ở châu Âu cao hơn khá nhiều so với chi phí lao động của Việt Nam, dẫn đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp châu Âu là không cao. Mặt khác, cơ cấu chi phí của các doanh nghiệp Việt Nam lại khá thu hút, các lợi thế của Việt Nam khá đa dạng, chất lượng lao động tốt hơn cũng như việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tốt hơn so với những nước khác trong khu vực. Mối quan hệ giữa châu Âu

68

và Việt Nam cũng mang lại nhiều lợi ích, giúp các cơng ty Việt Nam được tiếp cận nguồn vốn lớn, công nghệ hiện đại từ châu Âu, đồng thời các cơng ty châu Âu cũng có một cơ sở sản xuất đáng tin cậy, hiệu quả về mặt chi phí tại châu Á.

Thứ ba, các doanh nghiệp sản xuất nơng sản có cơ hội tiếp cận cơng nghệ tiên

tiến, hồn thiện quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để phù hợp với các quy định về chất lượng và vệ sinh an toàn của thị trường EU. Các hàng rào kỹ thuật trong thương mại và các biện pháp kiểm dịch động thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm (SPSS)... đã có những tác động nhất định tới ý thức của người sản xuất, chế biến các sản phẩm nông nghiệp. Hiệp định EVFTA cũng tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp Việt Nam được nhập khẩu các loại máy móc, trang thiết bị hoặc nguyên phụ liệu, các giải pháp công nghệ đồng bộ phục vụ sản xuất nông nghiệp với mức giá hợp lý.

Việc EVFTA được ký kết và có hiệu lực tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động thương mại hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu, đáp ứng đúng các tiêu chuẩn chất lượng và an tồn mà thị trường này địi hỏi. Những cam kết trong các lĩnh vực như phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ), các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBTs), các biện pháp kiểm dịch động thực vật và vệ sinh an tồn thực phẩm (SPSS)... đã có những tác động nhất định tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian vừa qua, được cho là sẽ có những tác động tích cực hơn, đem lại những lợi ích đáng kể cho xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.

3.4.2. Thách thức

Mặt khác có rất nhiều thách thức đặt ra. Cơ hội rõ ràng là rất lớn, song Việt Nam cũng gặp khơng ít thách thức khi xuất khẩu nông sản sang thị trường EU.

Thứ nhất, thị trường nội địa gặp nhiều thách thức và sự cạnh tranh đến từ các

sản phẩm nơng sản khác. Người Việt thường có quan niệm sính ngoại thay vì sử dụng các sản phẩm Việt nội đia, điều đó khiến cho nhu cầu sử dụng các sản phẩm nước ngoài đặc biệt là những sản phẩm từ châu Âu đang ngày một gia tăng. Có một vấn đề

69

xảy ra là khi gỡ bỏ rào cản thuế quan thì hàng hoá châu Âu sẽ dễ dàng thâm nhập nhập thị trường Việt Nam tạo nên một sức ép lớn đến các doanh nghiệp Việt Nam

Thứ hai, về đáp ứng đòi hỏi khắt khe liên quan quy tắc xuất xứ. Hiệp định

EVFTA sẽ xố bỏ gần như tồn bộ thuế quan. Nhưng để được hưởng mức ưu đãi như vậy, các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường các nước EU cần phải thoả mãn các quy tắc xuất xứ. Điều này sẽ là một cản trở đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam do nguồn nguyên liệu chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc và ASEAN. Nếu không đảm bảo được quy tắc xuất xứ, các mặt hàng xuất khẩu sẽ chỉ được hưởng mức thuế đãi ngộ tối huệ quốc chứ không phải là mức thuế suất 0% trong EVFTA.

Thêm vào đó, cơng nghiệp hỗ trợ của Việt Nam chưa phát triển nên phần lớn nguồn nguyên, phụ liệu để sản xuất hàng xuất khẩu đều phải nhập khẩu. Từ những yêu cầu chặt chẽ về quy tắc xuất xứ như trên trong khi hơn 70% nguồn nguyên liệu Việt Nam phải nhập khẩu thì việc tìm ra giải pháp cho vấn đề đáp ứng quy tắc xuất xứ để được hưởng ưu đãi về thuế quan theo Hiệp định EVFTA chính là một thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp.

Thứ ba, EU là thị trường tiềm năng nhưng cũng là thị trường khó tính nhất.

Nơng sản Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường châu Âu đòi hỏi phải đáp ứng những quy định nghiêm ngặt liên quan vệ sinh, mơi trường, lao động, quy trình cơng nghệ, quy tắc xuất xứ, các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, các rào cản kỹ thuật trong thương mại, kiểm dịch động thực vật, quy định về môi trường...

Thứ tư, nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn chưa thực sự coi trọng vấn đề sở hữu

trí tuệ - một trong những yêu cầu hàng đầu từ phía EU. Các điều khoản địi hỏi về bảo hộ sở hữu trí tuệ của EU thậm chí cịn cao hơn đòi hỏi về quyền sở hữu trí tuệ của WTO. Trong khi đó tại Việt Nam, quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm vẫn diễn ra thường xuyên do các doanh nghiệp chưa quan tâm đến vấn đề sở hữu trí tuệ hay bảo vệ thương hiệu của mình.

70

Thách thức của EVFTA là sức ép hợp lý để các doanh nghiệp Việt Nam điều chỉnh, thay đổi phương thức sản xuất của mình. Nếu chúng ta không đáp ứng được những yêu cầu, những tiêu chuẩn khắt khe của châu Âu về chất lượng sản phẩm cũng như quy trình sản xuất thì hàng hố Việt Nam sẽ khó thâm nhập được thị trường này.

71

Một phần của tài liệu Tác động của EVFTA đến hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của việt nam (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)