Đánh giá tác động của Hiệp định EVFTA đến xuất khẩu nông sản của Việt

Một phần của tài liệu Tác động của EVFTA đến hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của việt nam (Trang 57 - 67)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU VÀ SỐ LIỆU

3.3. Tác động của Hiệp định EVFTA đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam

3.3.3 Đánh giá tác động của Hiệp định EVFTA đến xuất khẩu nông sản của Việt

Nam sang EU

3.3.3.1 Tác động tích cực:

- EVFTA sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và công tác phát triển thị trường

58

Trong lĩnh vực thương mại, EU hiện là một trong các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, sau Hoa Kỳ và Trung Quốc. Trao đổi thương mại hai chiều năm 2019 đạt 49,8 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 35,8 tỷ USD [4].

Đối với thị trường châu Âu, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 17 trên thế giới, thứ 8 trong các đối tác ở châu Á và lớn thứ hai trong ASEAN.

Năm 2019, EU là thị trường có kim ngạch nhập khẩu đứng thứ 2 thế giới với trị giá nhập khẩu từ ngoài khối đạt 1.934 tỷ Euro [4,17]. Xét tương quan xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này, hàng hóa Việt Nam mới chỉ chiếm thị phần khoảng 1,8%. Như vậy, dư địa để hàng hóa Việt Nam tăng thêm thị phần cịn khá lớn khi tính cạnh tranh tăng cao nhờ thuế nhập khẩu ưu đãi được cắt giảm theo EVFTA.

Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU kỳ vọng hưởng lợi bao gồm: hàng dệt may, giày dép các loại, các sản phẩm nông - lâm - thủy sản, các sản phẩm nhựa và nhiều mặt hàng khác.

Hiện hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang EU được hưởng thuế theo Quy định về chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP (thấp hơn thuế MFN là 3,5%; đối với thuế tuyệt đối là 30%), tuy vậy mức thuế này còn rất cao. Việc hiệp định EVFTA có hiệu lực sẽ giúp xuất khẩu hàng hố của Việt Nam có sức cạnh tranh lớn so với hàng hóa cùng chủng loại từ các nước đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc và một số nước ASEAN do chênh lệch thuế nhập khẩu từ 10-15% và có thể cạnh tranh bình đẳng về giá với những nước hiện EU không áp dụng thuế quan và hạn ngạch như Campuchia, Myanmar, Bangladesh ...

Cho đến nay, cam kết của EU trong EVFTA là mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho ta trong các hiệp định FTA đã được ký kết. Việt Nam sẽ được EU xoá bỏ thuế nhập khẩu theo cam kết là 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. EU sẽ xoá bỏ thuế nhập khẩu vào 7 năm tiếp theo đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương với 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt

59

Nam. Với 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại của Việt Nam, hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch EU dành cho nước ta là 0%

- EVFTA tạo điều kiện cơ cấu lại thị trường xuất khẩu, nhập khẩu

Hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu với khu vực châu Á (chiếm khoảng 80% kim ngạch nhập khẩu và 50% kim ngạch xuất khẩu). EVFTA sẽ giúp doanh nghiệp có cơ hội thâm nhập, phát triển khai thác các thị trường mới, thị trường còn nhiều tiềm năng cho xuất khẩu của Việt Nam.

Bên cạnh những cơ hội nói trên, EVFTA sẽ giúp nền kinh tế của Việt Nam cơ cấu lại xuất nhập khẩu lành mạnh hơn, tránh phụ thuộc quá mức vào một thị trường. Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, 70% giá trị nhập khẩu của Việt Nam là từ Đông Á và 50% xuất khẩu là vào thị trường này. Riêng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đang chiếm 26% tổng giá trị xuất khẩu, trong khi nhập khẩu từ thị trường này cao hơn, chiếm 29% tổng giá trị nhập khẩu [18]. Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu có quy mơ nhỏ và vừa nên, năng lực cạnh tranh thấp nên sẽ dễ bị tổn thương. Chẳng hạn như mặt hàng nông sản, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam ngày trước phụ thuộc mạnh vào Trung Quốc. Nếu thương lái Trung Quốc điều chỉnh giá thu mua nông sản xuống thấp, các doanh nghiệp xuất khẩu và nông dân Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh và không cịn lựa chọn nào khác ngồi việc bán với giá rẻ. Tuy nhiên, sau khi EVFTA có hiệu lực, Việt Nam sẽ mở rộng thị trường tới 27 nước châu âu như Áo, Bỉ, Bulgaria, Croatia, CH Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức ... Các quốc gia nêu trên đều có mức sống cao, giá trị hàng hố cao. Điều đó tạo cơ hội cho ngành xuất khẩu Việt Nam phát triển nhanh và mạnh.

- EVFTA tạo cơ hội cho Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng khu vực và tồn cầu

EVFTA tạo điều kiện nâng tầm trình độ phát triển của nền kinh tế, tăng năng suất lao động, giảm gia công lắp ráp, tham gia vào các cơng đoạn sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn, từ đó bước sang giai đoạn phát triển các ngành điện tử, công nghệ cao, sản phẩm nông nghiệp xanh...

60

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài để tận dụng EVFTA hứa hẹn mang lại cơ hội hợp tác về vốn, chuyển giao công nghệ và phương thức quản lý hiện đại, hiệu quả hơn cho doanh nghiệp Việt Nam.

Sau khi tham gia hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu âu (EU), nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực tại thị trường EU và tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nền kinh tế Việt Nam dù đã và đang phát triển mạnh mẽ, tăng trưởng GDP đều đặn qua các năm, nhưng những “điểm yếu” lớn nhất vẫn nằm ở việc quá phụ thuộc vào một vài thị trường. Về nguyên liệu đầu vào, chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc, trong khi đầu ra chủ yếu xuất khẩu sang Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản. Điểm yếu đó càng bộc lộ rõ nét hơn trong đại dịch Covid-19. Phần lớn hoạt động sản xuất, công nghiệp đã bị đình trệ, đóng băng khi Trung Quốc đóng cửa biên giới, nhà máy, xí nghiệp khơng có ngun liệu để sản xuất.

Các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ có cơ hội tiếp cận các chuỗi cung ứng mới thay thế cho các chuỗi cung ứng truyền thống vốn đang bị đứt đoạn hoặc đình trệ do đại dịch Covid 19 thời gian vừa qua. Đồng thời, cũng là cơ hội tốt giúp Việt Nam bước vào để lấp đầy chỗ trống trong các chuỗi cung ứng khu vực và tồn cầu đang bị ảnh hưởng hoặc đóng cửa bởi dịch bệnh. Cơ hội mang lại từ EVFTA là rất lớn, vì Việt Nam sẽ không chỉ phụ thuộc vào một chuỗi cung ứng nào, mà có thể làm ăn với thị trường gồm 27 quốc gia EU và hơn 450 triệu dân, tổng GNP là 18 nghìn tỉ USD. Hiện nay, EU hiện khơng có một nền kinh tế nào ở gần để đáp ứng nhu cầu chuỗi cung ứng. Vì vậy, EU đã lựa chọn một số thị trường. Với tư cách là một trong những nước phát triển đầu tiên có được Hiệp định thương mại tự do với EU, Việt Nam đang ở vị trí rất tốt để trở thành một trong những nơi tiếp nhận chuỗi cung ứng toàn cầu và xây dựng chuỗi cung ứng bền vững. Từ đó, quan hệ thương mại, đầu tư và cả quan hệ kinh tế cũng như quan hệ khác được xây dựng mức cao hơn với EU.

61

Năm 2019 đánh dấu những thay đổi mang tính đột phát cho ngành điện tử Việt Nam bao gồm xu hướng chuyển đổi hoạt động sản xuất linh kiện điện tử từ các thị trường quốc tế sang Việt Nam cũng như các thỏa thuận của Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EVFTA), hứa hẹn mở ra nhiều cánh cửa mới cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, các doanh nghiệp điện tử, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Q trình tồn cầu hóa đã dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt trong sản xuất và cung ứng cho các doanh nghiệp điện tử và công nghiệp hỗ trợ ngay tại thị trường nội địa. Do đó, các doanh nghiệp cần được hỗ trợ đẩy mạnh đầu tư vào các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng đầu ra cũng như tìm được nguồn cung ứng, các mạng lưới hỗ trợ.

Để gia nhập chuỗi giá trị tồn cầu thì các doanh nghiệp nên quan tâm đến việc thiết lập các liên kết, kết nối với doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp FDI, nguồn vốn đầu tư trong khu vực và trên thế giới là vô cùng cần thiết và quan trọng.

Khi ngành điện tử, nông sản cũng như các ngành khác của Việt Nam và các ngành cơng nghiệp hỗ trợ có thể xây dựng được mạng lưới cung ứng và sản xuất được các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế thì việc tăng cường năng lực cạnh tranh và tham gia chuỗi cung ứng tồn cầu sẽ diễn ra nhanh chóng. Bên cạnh đó, việc tiếp cận thơng tin và hỗ trợ từ các hoạt động xúc tiến thương mại, thúc đẩy đầu tư từ doanh nghiệp và nguồn vốn FDI cũng là một bước mà các doanh nghiệp nên cân nhắc nếu muốn tạo ra đột phá trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.3.3.2 Tác động tiêu cực:

- Tác động vào chất lượng sản phẩm

Bên cạnh những tác động tích cực, doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với những khó khăn khi EVFTA có hiệu lực, cụ thể:

62

Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải vượt qua các yêu cầu khắt khe về rào cản kỹ thuật như an toàn thực phẩm, dán nhãn, mơi trường... của EU. Các quy định này có u cầu rất cao, do vậy, hàng hóa của Việt Nam phải cải thiện nhiều về chất lượng để có thể vượt qua các rào cản này.

EU có một hệ thống quy định khá chặt chẽ về trách nhiệm đối với môi trường của doanh nghiệp trong suốt vịng đời sản phẩm từ lúc ni trồng, sản xuất chế biến tới sử dụng và tái chế. Bên cạnh đó, EU cũng có một hệ thống các tiêu chuẩn và các chứng nhận về mơi trường dành cho sản phẩm nói chung và hàng nơng nghiệp nói riêng. Các quy định về môi trường của EU đối với hàng nông sản như: Quy định về an toàn thực phẩm, luật thực phẩm và kiểm soát tới hạn HACCP; Quy định về vệ sinh: Luật REACH; Các yêu cầu về nhãn mác và xuất xứ; Yêu cầu về đóng gói bao bì. Theo đó trong suốt q trình từ ni trồng tới sản xuất, doanh nghiệp cần phải đảm bảo vệ sinh, không được gây ảnh hưởng tới môi trường, con người và vật nuôi. Hóa chất có thể được sử dụng nhưng quan trọng nhất phải phù hợp, đảm bảo mục tiêu sử dụng mà khơng có khả năng tích tụ hay gây ơ nhiễm mơi trường trong dài hạn. Hàng hóa phải đảm bảo về nhãn mác để thông tin được cung cấp rõ ràng cho người tiêu dùng và đảm bảo truy xuất được về xuất xứ sản phẩm. Bao bì cũng phải qua xử lý và đảm bảo sử dụng các vật liệu dễ tái chế và rác thải sau khi sử dụng hoặc xử lý khơng có nguy cơ gây ơ nhiễm mơi trường.

Bên cạnh đó, các hệ thống tiêu chuẩn và chứng nhận được chấp nhận tại EU cho các sản phẩm nông sản đạt chất lượng và hồn thành trách nhiệm mơi trường gồm: Nhãn sinh thái, nhãn môi trường, Bộ tiêu chuẩn môi trường ISO 14.000, Global GAP, EurepGAP.

- Tác động đến khả năng cạnh tranh và giá thành.

Sức ép cạnh tranh từ hàng nhập khẩu của EU cũng mang lại tác động nhất định, vừa mang lại lợi ích, vừa gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. Cạnh tranh sẽ tiêu cực đối với các doanh nghiệp yếu kém, nhất là các doanh nghiệp có cơng nghệ sản xuất và kinh

63

doanh lạc hậu. Mặt khác, cạnh tranh sẽ mang lại động lực cho các doanh nghiệp liên tục đổi mới và sáng tạo, đồng thời tạo ra thêm nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng.

Nơng sản Việt Nam cần đáp ứng tiêu chí xuất xứ mới có thể được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi theo FTA vào EU theo EVFTA. Tuy nhiên, cũng như sức ép cạnh tranh, đây vừa là thách thức cũng vừa là động lực để thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, giá trị gia tăng trong sản phẩm xuất khẩu. Thương hiệu nông sản Việt Nam tại thị trường EU còn kém cạnh tranh so với các nước xuất khẩu khác; trong khi thị trường EU rất chú trọng vấn đề thương hiệu.

Khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản của Việt Nam với các quốc gia khác có thể thấy cụ thể sau đây:

Khả năng cạnh tranh của gạo

Trên thế giới, những quốc gia xuất khẩu gạo chính bao gồm Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam và Pakistan đã chiếm tới 71,81% tổng lượng xuất khẩu toàn cầu những năm gần đây [23]. Điều này cho thấy, các nước xuất khẩu gạo có xu hướng tập trung và cạnh tranh khốc liệt hơn.

Việt Nam và Thái Lan là hai quốc gia xuất khẩu gạo nhiều sang châu Á, châu Phi. Tuy nhiên, Thái Lan cịn có khả năng thâm nhập được vào các thị trường gạo của các nước phát triển như Nhật, Mỹ, Canada... cịn Việt Nam lại có thể xuất khẩu gạo sang các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU). Đối với thị trường châu Phi, Việt Nam có nhiều lợi thế hơn so với Ấn Độ và Pakistan nhất là với loại gạo tấm 5%; tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu số một của nước ta tại khu vực này, chiếm 27% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi và chiếm 26% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam ra thế giới. Ghana, Bờ Biển Ngà, Nam Phi và Algeria vẫn là nước mua hàng chính từ châu Phi trong năm 2021. Sự gia tăng trong xuất khẩu đến các quốc gia châu Phi là do giá gạo Việt Nam thấp hơn so với Thái Lan và Ấn Độ.

Về giá xuất khẩu gạo, số liệu của International Trade Centre cho thấy, trong khi các nước Thái Lan và Hoa Kỳ tập trung vào xuất khẩu các loại gạo có chất lượng cao,

64

giá cao hơn hẳn so với các nước khác, bình quân giao động trong khoảng 600- 700 USD/tấn, ngược lại Ấn Độ và Pakistan có xu hướng phát triển mạnh về sản lượng để xuất khẩu gạo giá rẻ nhiều hơn, bình quân khoảng 400 USD/tấn. Trong khi đó, gạo 25% tấm Việt Nam được định giá khoảng 320 USD mỗi tấn so với gạo 25% tấm Thái Lan và gạo 25% tấm Ấn Độ định giá lần lượt khoảng 345 USD mỗi tấn và khoảng 340 USD mỗi tấn. Mặt khác, gạo 5% tấm Việt Nam được chào giá ở mức khoảng 330 USD mỗi tấn so với gạo 5% tấm Thái Lan và gạo 5% tấm Ấn Độ lần lượt vào khoảng 360 USD mỗi tấn và khoảng 365 USD mỗi tấn [23].

Theo Tổng cục Hải quan, năm 2021 xuất khẩu gạo sang hầu hết các thị trường trọng điểm tại châu Phi đều tăng. Cụ thể, xuất khẩu gạo sang Algeria tăng 32% về lượng và 29% về trị giá kim ngạch, sang Angola tăng 49% về lượng và 33% về kim ngạch, sang Bờ Biển Ngà tăng 14% về lượng và 22% về kim ngạch, sang Ghana tăng 15% về lượng và 12% về kim ngạch [17].

Khả năng cạnh tranh cao su

Ngành cao su đã được Nhà nước có những chủ trương, chính sách quan trọng để đề cao và phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng. Cao su của Việt Nam đã được xuất khẩu đến hơn 70 nước trên thế giới. Hiện nay giá trị xuất khẩu sản phẩm cao su Việt Nam từ cơng nghiệp đang có tốc độ phát triển nhanh chóng vào khoảng 30%/ năm. Theo cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu cao su của Việt Nam lên đến 1,955 triệu tấn, giá trị đạt khoảng 3,278 tỷ USD vào năm 2021 cao nhất từ trước tới nay [4]. Với kim ngạch này, 2021 cũng là năm đánh dấu xuất khẩu cao su quay trở lại mốc 3 tỷ USD sau 10 năm.

Những dự báo cho thấy nhu cầu cao su trên thế giới vẫn đang có xu hướng tăng lên. Thơng tin từ Hiệp hội Các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), cho hay, việc nới lỏng các hạn chế liên quan đến đại dịch Covid-19 như mở lại biên giới của một số quốc gia và nối lại các hoạt động kinh tế sẽ góp phần đáng kể vào sự phục hồi nhu cầu

Một phần của tài liệu Tác động của EVFTA đến hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của việt nam (Trang 57 - 67)