Chính sách ưu đãi thuế góp phần thực hiện vai trò điều tiết nền kinh tế quốc dân

Một phần của tài liệu TÀI CHÍNH đại học Luật (Trang 45)

Nội dung điều tiết của thuế gồm hai mặt: Kích thích và hạn chế.

Khi nền kinh tế suy thoái, tức là khi đầu tư ngừng trệ, sản xuất và tiêu dùng đều giảm thì nhà nước dùng thuế để kích thích đầu tư và khuyến khích tiêu dùng.

- Bằng việc giảm thuế đánh vào sản xuất, giảm thuế đối với hàng sản xuất ra để khuyến khích tạo lợi nhuận, kích thích việc đầu tư vào sản xuất.

- Bằng việc giảm thế đánh vào tiêu dùng nhằm khuyến khích tiêu dùng.

- Để hạn chế và gây áp lực đối với việc lưu giữ vốn không đưa vào đầu tư, có thể tăng thuế đánh vào thu nhập về tiền gửi tiết kiệm và thu nhập về tài sản dự trữ, từ đó sẽ khuyến khích việc đưa vốn vào đầu tư, sản xuất kinh doanh.

Khi nền kinh tế hưng thịnh, để ngăn chặn nguy cơ một nền kinh tế “nóng” phát triển dẫn đến lạm phát và khủng hoảng thừa thì nhà nước dùng thuế để giảm tốc độ đầu tư ồ ạt và giảm bớt mức tiêu dùng của xã hội. Như vậy, có thể thấy sự tác động của thuế có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế, đến việc điều tiết kinh tế thị trường của Nhà nước.Thông qua thuế, các ưu đãi về thuế, Nhà nước thực hiện định hướng phát triển sản xuất. Chính sách ưu đãi thuế TNDN có định hướng phân biệt, có thể góp phần tạo ra sự phát triển cân đối hài hoà giữa các ngành, các khu vực, các thành phần kinh tế, làm giảm bớt chi phí xã hội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Giảm tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát, nâng cao sự ổn định nền kinh tế với tình trạng có đầy đủ cơng ăn việc làm để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền vững là hướng phấn đấu nỗ lực của mọi chính phủ nhằm san bằng chu kỳ kinh doanh, đưa giá cả về mức ổn định.

Một phần của tài liệu TÀI CHÍNH đại học Luật (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w