So sánh điểm khác khi tính thu nhập chịu thuế:

Một phần của tài liệu TÀI CHÍNH đại học Luật (Trang 46 - 53)

- Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày Ngày đến

2. So sánh điểm khác khi tính thu nhập chịu thuế:

- Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.

2http://tapchitaichinh.vn/co-che-chinh-sach/binh-luan-chinh-sach/uu-dai-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-ho-tro-doanh-nghiep- hoi-sinh-54134.html

- Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.

Riêng về tiền lương, tiền công, kinh doanh:

- Cá nhân cư trú: kỳ tính thuế theo năm

- Cá nhân khơng cư trú: Theo từng lần phát sinh.

Câu 55 : Cách xác định thu nhập tính thuế TNCN theo quy định của pháp luật hiện hành? • Cách xác định thu nhập tính thuế TNCN đối với cá nhân cư trú.

-Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền công, tiền lương ( áp dụng kì tính thuế theo năm)

+ Thu nhập từ kinh doanh: là thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.

+ Thu nhập từ tiền công, tiền lương bao gồm: Tiền lương, tiền cơng và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công; Các khoản phụ cấp, trợ cấp (trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp

luật về ưu đãi người có cơng, phụ cấp quốc phòng, an ninh, phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc cơng việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm, phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật, trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động, các khoản trợ cấp khác do Bảo hiểm xã hội chi trả, trợ cấp giải quyết tệ nạn xã hội).

- Thu nhập tính thuế đối với các khoản thu nhập khác ( áp dụng kì tính thuế theo lần hoặc theo năm; trường

hợp áp dụng kì tính thuế theo năm phải đăng kí từ đầu năm với cơ quan thuế) :

Thu nhập từ đầu tư vốn ( bao gồmtiền lãi cho vay, lợi tức cổ phần, thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình

thức khác, trừ thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ) ; Thu nhập từ chuyển nhượng vốn ( bao gồm : thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế ; thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác ) ; Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản ( bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất ; thu nhập từ chuyển nhượng sở hữu hoặc sử dụng nhà ở; thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất , quyền thuê mặt nước; các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức) ; Thu nhập từ trúng thưởng (bao gồm : trúng thưởng xổ số; trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại; trúng thưởng trong các hình thức cá cược, casino; trúng thưởng trong các trị chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác); Thu

nhập từ bản quyền ( bao gồm : thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở

hữu trí tuệ; thu nhập từ chuyển giao cơng nghệ) ; Thu nhập từ nhượng quyền thương mại ; Thu nhập từ

nhận thừa kế, quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng kí sở hữu hoặc đăng kí sử dụng .

- Thu nhập từ kinh doanh ( đối với cá nhân cư trú), từ tiền công, tiền lương áp dụng biểu suất lũy tiến từng phần; còn các khoản thu nhập khác chịu thuế áp dụng biểu thuế toàn phần. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo biểu thuế lũy tiến từng phần. Thuế suất thuế TNCN đối với các khoản thu nhập khác áp dụng biểu thuế lũy tiến toàn phần.

- Đối với cá nhân vừa có thu nhập từ kinh doanh vừa có thu nhập từ tiền cơng, tiền lương thì thu nhập tính thuế được xác định bằng tổng các thu nhập trên trừ đi các khoản được miễn giảm theo qui định của pháp luật. Cách tính thuế: thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền công, tiền lương là tổng số

thuế được tính theo từng bậc thu nhập và thuế suất tương ứng theo biểu thuế lũy tiến từng phần, trong đó số thuế tính theo từng bậc thu nhập nhân với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.

- Thu nhập từ kinh doanh( đối với cá nhân cư trú), từ tiền cơng, tiền lương được trừ các khoản đóng góp bắt buộc theo qui định như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và được giảm trừ gia cảnh trước khi tính thuế. Trong khi đó, thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, , nhượng quyền thương mại,… không được giảm trừ gia cảnh, giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, các khoản đóng góp bắt buộc như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.

• Cách xác định thu nhập tính thuế TNCN đối với cá nhân khơng cư trú.

Thu nhập tính thuế đối với cá nhân khơng cư trú cũng bao gồm thu nhập chịu thuế từ tiền công, tiền lương, thu nhập từ các khoản khác như ( thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, đầu tư vốn,…) nhưng khơng tính theo năm mà tính theo từng lần phát sinh. Bên cạnh đó, thu nhập tính thuế TNCN đối với cá nhân khơng cư trú thì áp dụng biểu thuế tồn phần, cụ thể :

- Thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân với thuế suất 20%.

Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là tổng số tiền lương, tiền công mà cá nhân không cư trú nhận được do thực hiện công việc tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập.

-Thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn. Thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn của cá nhân không cư trú

được xác định bằng tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc đầu tư vốn vào tổ chức, cá nhân tại Việt Nam nhân với thuế suất 5%.

-Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn

Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú được xác định bằng tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc chuyển nhượng phần vốn tại tổ chức, cá nhân Việt Nam nhân với thuế suất 0,1%, không phân biệt việc chuyển nhượng được thực hiện tại Việt Nam hay tại nước ngoài.

-Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản

Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản tại Việt Nam của cá nhân không cư trú được xác định bằng giá chuyển nhượng bất động sản nhân với thuế suất 2%.

- Thuế đối với thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại

Thuế đối với thu nhập từ bản quyền của cá nhân không cư trú được xác định bằng phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo từng hợp đồng chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao cơng nghệ tại Việt Nam nhân với thuế suất 5%.

Câu 56 : Trình bày nội dung hồn thuế và khấu trừ thuế trong thuế TNCN?

• Hoàn thuế : Cá nhân được hoàn thuế trong các trường hợp sau đây: - Số tiền thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp;

- Cá nhân đã nộp thuế nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế; - Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

• Khấu trừ thuế :

- Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập.

-Các loại thu nhập phải khấu trừ thuế:

+Thu nhập của cá nhân không cư trú, bao gồm cả trường hợp không hiện diện tại Việt Nam; +Thu nhập từ tiền lương, tiền công, tiền thù lao, kể cả tiền thù lao từ hoạt động môi giới; + Thu nhập của cá nhân từ hoạt động đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, bán hàng đa cấp; + Thu nhập từ đầu tư vốn;

+ Thu nhập từ chuyển nhượng vốn của cá nhân khơng cư trú, chuyển nhượng chứng khốn; + Thu nhập từ trúng thưởng;

+ Thu nhập từ bản quyền;

+ Thu nhập từ nhượng quyền thương mại. - Không thực hiện khấu trừ thuế đối với:

+ Thu nhập từ kinh doanh của cá nhân cư trú; + Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản;

+ Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp của cá nhân cư trú; + Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng của cá nhân.

Câu 57 : Trình bày trình tự, thủ tục thu, nộp thuế TNCN theo pháp luật?

Cá nhân nộp thuế theo kỳ tính thuế có thể theo năm và theo từng lần phát sinh thu nhập khác. Đối với cá nhân cư trú:

-Kỳ tính thuế theo năm áp dụng đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh

-Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với các khoản thu nhập chịu thuế còn lại Đối với cá nhân khơng cứ trú thì kỳ tính thuế tính theo từng lần phát sinh thu nhập đối với tất cả thu nhập chịu thuế

Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.

Trường hợp cơ quan thuế tính thuế hoặc ấn định thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế.

Câu 58 : Xác định các loại thuế liên quan đến đất đai và phạm vi áp dụng các loại thuê này tại

Việt Nam hiện nay?

Trả lời: Các loại thuế liên quan đến đất đai hiện nay là

1, Thuế Thu nhập cá nhân: Quy định tại Khoản 5 Điều 3 về thu nhập chịu thuế Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm:

a) Thu nhập từ chuyển nhượng QSDĐ và tài sản gắn liền với đất;

b) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở

c) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước;

d) Các khoản thu nhập khác được nhận từ chuyển nhượng BĐS dưới mọi hình thức Thuế suất đối với cá nhân cứ trú là: 2% * giá chuyển nhượng

Thuế suất đối với cá nhân không cứ trú là: 2%

Phạm vi áp dụng: của thuế TNCN đối với đất đai là các hoạt động liên quan đến chuyển nhượng đất đai mà tạo ra thu nhập cho chủ thể chuyển nhượng thuộc các trường hợp trên.

2, Thuế Thu nhập doanh nghiệp: quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật Thuế TNDN thu nhập chịu thuế khác bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng BĐS…

Phạm vi áp dụng: đối với các tổ chức kinh doanh có thu nhập chịu thuế từ hoạt động chuyển nhượng BĐS

3, Thuế giá trị gia tăng: Đối với hoạt động kinh doanh BĐS > giá tính thuế là giá bán BĐS chưa có thuế GTGT, trừ giá chuyển quyền SDĐ hoặc tiền thuê đất phải nộp vào NSNN

Phạm vi áp dụng: Đối với phần giá trị tăng thêm tỏng hoạt động kinh doanh BĐS của cá nhân, tổ chức 4, Thuế Sử dụng đất nông nghiệp; Phạm vi áp dụng thu đối với hoạt động sử dụng hoặc có quyền SDĐ nơng nghiệp của HGĐ, cá nhân, tổ chức

5, Thuế nhà, đất; phạm vi áp dụng đối với hoạt động trực tiếp sử dụng hoặc có quyền sử dụng đất ở, đất xây dựng cơng trình, khơng thu vào đất NN cuả tổ chức, cá nhân

6, Thuế chuyển quyền SDĐ; Phạm vi áp dụng đối với khoản thu nhập có được từ việc chuyển nhượng tài sản là quyền sử dụng đất của HGĐ và cá nhân

Câu 59 : Trình bày căn cứ tính thuế sử dụng đất phi nơng nghiệp?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5, 6, 7 Luật Thuế SDĐ phi nơng nghiệp sửa đổi, bổ sung 2012, ta có căn cứ tính thuế sau

Điều 5. Căn cứ tính thuế

Căn cứ tính thuế là giá tính thuế và thuế suất.

Điều 6. Giá tính thuế

1. Giá tính thuế đối với đất được xác định bằng diện tích đất tính thuế nhân với giá của 1m2 đất. 2. Diện tích đất tính thuế được quy định như sau:

a) Diện tích đất tính thuế là diện tích đất thực tế sử dụng.

Trường hợp có quyền sử dụng nhiều thửa đất ở thì diện tích đất tính thuế là tổng diện tích các thửa đất tính thuế.

Trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để xây dựng khu cơng nghiệp thì diện tích đất tính thuế khơng bao gồm diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung;

b) Đối với đất ở nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư bao gồm cả trường hợp vừa để ở, vừa để kinh doanh thì diện tích đất tính thuế được xác định bằng hệ số phân bổ nhân với diện tích nhà của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.

Hệ số phân bổ được xác định bằng diện tích đất xây dựng nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư chia cho tổng diện tích nhà của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.

Trường hợp nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư có tầng hầm thì 50% diện tích tầng hầm của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng trong tầng hầm được cộng vào tổng diện tích nhà của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng để tính hệ số phân bổ;

c) Đối với cơng trình xây dựng dưới mặt đất thì áp dụng hệ số phân bổ bằng 0,5 diện tích đất xây dựng chia cho tổng diện tích cơng trình của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.

3. Giá của 1m2 đất là giá đất theo mục đích sử dụng do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định và được ổn định theo chu kỳ 5 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Điều 7. Thuế suất

1. Thuế suất đối với đất ở bao gồm cả trường hợp sử dụng để kinh doanh áp dụng theo biểu thuế luỹ tiến từng phần được quy định như sau:

Bậc thuế Diện tích đất tính thuế (m2) Thuế suất (%)

1 Diện tích trong hạn mức 0,03

3 Phần diện tích vượt trên 3 lần hạn mức 0,15

2. Hạn mức đất ở làm căn cứ tính thuế là hạn mức giao đất ở mới theo quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Trường hợp đất ở đã có hạn mức theo quy định trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì áp dụng như sau:

a) Trường hợp hạn mức đất ở theo quy định trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thấp hơn hạn mức giao đất ở mới thì áp dụng hạn mức giao đất ở mới để làm căn cứ tính thuế;

b) Trường hợp hạn mức đất ở theo quy định trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành cao hơn hạn mức giao đất ở mới thì áp dụng hạn mức đất ở cũ để làm căn cứ tính thuế.

3. Đất ở nhà nhiều tầng nhiều hộ ở, nhà chung cư, cơng trình xây dựng dưới mặt đất áp dụng mức thuế suất 0,03%.

4. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp áp dụng mức thuế suất 0,03%.

5. Đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 3 của Luật này sử dụng vào mục đích kinh doanh áp dụng mức thuế suất 0,03%.

6. Đất sử dụng khơng đúng mục đích, đất chưa sử dụng theo đúng quy định áp dụng mức thuế suất 0,15%. Trường hợp đất của dự án đầu tư phân kỳ theo đăng ký của nhà đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm

Một phần của tài liệu TÀI CHÍNH đại học Luật (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w