Mức thuế thu nhập doanh nghiệp (%) giai đoạn 200 4– 2020

Một phần của tài liệu MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP VÙNG ĐÔNG NAM BỘ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 96 - 100)

Nguồn: Bộ Tài chính, 2020 30% 25% 20% 15% 10% 5% 0%

88

Bên cạnh đó, trong giai đoạn kinh tế thế giới cũng như trong nước suy giảm (2008-2013) hay ảnh hưởng do đại dịch Covid-19 (2020), một số giải pháp về thuế cũng đã được ban hành, như: giảm và giãn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng; miễn, giảm và giãn thời hạn nộp thuế TNDN, thuế thu nhập cá nhân, cụ thể: Nghị quyết 116/2020/QH14 của Quốc hội về việc giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối với trường hợp doanh nghiệp có tổng doanh thu năm 2020 không quá 200 tỷ đồng, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác. Việc ban hành những giải pháp thuế trong thời gian này đã kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vùng Đơng Nam bộ, góp phần quan trọng đưa doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn, ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; góp phần cơ cấu lại nền kinh tế, nuôi dưỡng và cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước; cải cách hành chính, hiện đại hóa cơng tác quản lý thuế, nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý.

Lãi suất vay vốn:

So với các vùng khác trong cả nước, nhu cầu về vốn vay phát triển của các doanh nghiệp thuộc KTTN vùng Đơng Nam bộ có xu hướng cao hơn bởi đây là vùng chứa đựng số lượng doanh nghiệp tư nhân đáng kể. Do đó, tính cạnh tranh về khả năng tiếp cận vốn cao hơn so với các vùng khác. Nhìn chung, lãi suất vay có xu hướng giảm dần và ổn định. Tuy nhiên mức lãi suất này vẫn còn cao khi so với tỷ suất về khả năng sinh lời của các doanh nghiệp tư nhân và so với mức lãi suất mà các doanh nghiệp ở các nước khác đang phải gánh chịu. Các doanh nghiệp FDI hoạt động ở ĐNB ít gặp vấn đề hơn về lãi suất ngân hàng so với các doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp FDI thường có thể vay vốn được từ các nguồn nước ngoài hoặc từ các ngân hàng ở chính quốc với mức lãi suất thấp hơn nhiều. Ví dụ, các doanh nghiệp FDI Nhật Bản có thể vay vốn với mức lãi suất 3,3%/ năm, các doanh nghiệp FDI Đài Loan và Hàn Quốc vay vốn ở mức lãi suất 2,9% và 4,7%/ năm. Tại các nước khác, lãi suất cho vay doanh nghiệp chỉ là 6,6% như ở Trung Quốc,

89

6,9% ở Thái Lan và 4,9% ở Malaysia. Trong khi đó, mức lãi suất mà các doanh nghiệp tư nhân ĐNB phải trả khi vay vốn ngân hàng là từ 8-10%/ năm (Ngân hàng Nhà nước, 2019). Mức lãi suất mà các doanh nghiệp tư nhân phải trả thường cao hơn nhiều so với mức tỷ lệ lợi nhuận trên vốn tự có (ROE) của các doanh nghiệp trong nước. Với mức ROE thấp hơn lãi suất ngân hàng, các nhà đầu tư không được khuyến khích bỏ vốn đầu tư vào các doanh nghiệp tư nhân. Thay vào đó, các nhà đầu tư sẽ bị thu hút bởi các cơ hội đầu tư khác như gửi tiền tiết kiệm, trái phiếu, bất động sản… Do đó, Chính phủ cần có cơ chế hỗ trợ thị trường vốn hiệu quả hơn cho các doanh nghiệp khu vực KTTN vùng ĐNB.

Hình 3.12. Lãi suất cho vay bình quân và lãi suất huy động bình quân đối với các doanh nghiệp KTTN vùng Đông Nam bộ giai đoạn 2008 – 2019

Nguồn : Hà Anh (2019), Lãi suất cho vay khó giảm trên diện rộng, Diễn đàn Doanh nghiệp ngày 11/8/2019 Vốn đầu tư xã hội:

Khu vực kinh tế tư nhân Đơng Nam bộ hiện đóng góp khoảng 45% GDP, khoảng 50% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu, và ngân sách vùng (năm 2018). Như vậy, rõ ràng đây là một khu vực đang thực sự vượt trội về năng suất và tăng trưởng so với các vùng còn lại trong cả nước. Thế nhưng, đầu tư dành cho khu vực Đông Nam bộ chỉ chiếm khoảng 18,5% tổng vốn đầu tư của cả nước, hồn tồn khơng tương xứng với những đóng góp to lớn của vùng. Riêng TP Hồ Chí Minh, từ ngày 1/1/2017, tỷ lệ thu ngân sách được giữ lại đã giảm mạnh từ 23% xuống chỉ còn 18%. Hệ quả trong việc bất cân đối giữa đóng góp và nguồn thu được giữ lại là tất cả

90

mọi mặt kinh tế - xã hội đều trong trạng thái quá tải nguồn tái đầu tư, thiếu động lực để phát triển và thiếu động lực để lan tỏa, thúc đẩy vùng Đông Nam bộ phát triển. Trong khi địa phương thiếu động lực thì doanh nghiệp thuộc KTTN lại đang bị tận thu, cả hai cùng nhau phản ảnh một thực tế rất khơng lành mạnh, đó là đang tồn tại nhiều nút thắt khắc nghiệt về mặt chính sách phát triển đơ thị và phát triển doanh nghiệp – hai động lực tăng trưởng hàng đầu của Đơng Nam bộ.

Tiếp cận tài chính

Sau 30 năm nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhất là từ khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 đến nay, thị trường tài chính Việt Nam nói chung, vùng Đơng Nam bộ nói riêng cơ bản được hình thành và phát triển nhanh. Theo đó, hệ thống tài chính đã có những thay đổi cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, ở các khu vực: (i) ngân hàng và (ii) các định chế tài chính phi ngân hàng; (iii) Thị trường chứng khốn (cổ phiếu và trái phiếu); và (iv) Thị trường bảo hiểm.

Theo kết quả khảo sát doanh nghiệp với mẫu gồm 120 doanh nghiệp vùng Đông Nam bộ, “Tiếp cận tài chính” là nhân tố cản trở kinh doanh lớn nhất, với 22% số doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn yếu tố này. Tuy nhiên, chỉ có 10,9% số doanh nghiệp được khảo sát cho rằng tiếp cận tài chính là “điểm nghẽn quan trọng” đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả này cho thấy ở vùng Đông Nam bộ, khi doanh nghiệp đang hoạt động thì tiếp cận tài chính vẫn cịn là một vấn đề, nhưng mức độ nghiêm trọng được doanh nghiệp đánh giá nhẹ đi, có vẻ phù hợp với nhận định về tính lạc quan của người Việt Nam.

Mặc dù Đông Nam bộ với trung tâm tài chính là TP.HCM lớn nhất cả nước nhưng xét theo khả năng tiếp cận, quy mơ thị trường tài chính vẫn còn nhỏ so với các quốc gia khác, hiệu quả chưa cao, chưa bền vững và phát triển chưa đồng đều. Thị trường tài chính vùng Đơng Nam bộ hiện nay do hệ thống ngân hàng chi phối. Khu vực ngân hàng được xem là chủ đạo trong hệ thống tài chính, là kênh huy động vốn chủ yếu góp phần vào mức tăng trưởng đầu tư

91

xã hội của doanh nghiệp và tăng trưởng kinh tế của cả vùng22. Thị trường trái phiếu vùng Đông Nam bộ mặc dù đã phát triển khá nhanh, nhưng thiếu bền vững do trái phiếu Chính phủ chi phối thị trường. Tính đến cuối năm 2018, thị trường trái phiếu cả nước có giá trị vốn hóa tương đương 22,24% GDP trong đó riêng vùng Đơng Nam bộ chiếm 17,23% GDP. Thành viên tham gia thị trường trái phiếu chủ yếu gồm các NHTM với vai trò là nhà đầu tư chính (Bộ Tài chính,2019). Nhìn vào cơ cấu đó có thể thấy, hiện nay chưa có nhà tạo lập thị trường và cơ cấu nhà đầu tư chưa đa dạng, các doanh nghiệp chưa thực sự tham gia tích cực vào thị trường trái phiếu.

Theo kết quả điều tra, có 89% số doanh nghiệp đồng ý rằng họ không thể vay vốn ngân hàng nếu khơng có tài sản thế chấp; 59% doanh nghiệp cho rằng thủ tục vay vốn là phiền hà và 39% số doanh nghiệp cho rằng việc “bồi dưỡng” cán bộ ngân hàng là phổ biến. Thủ tục vay vốn phiền hà chủ yếu làm tăng chi phí giao dịch vì thời gian, chi phí giấy tờ, đi lại… cịn chi phí “bồi dưỡng” cán bộ ngân hàng thực chất là chi phí cho tham nhũng. Tất cả những khoản chi phí này đều ảnh hưởng đến chi phí thực của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CHO DOANH NGHIỆP VÙNG ĐÔNG NAM BỘ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(172 trang)
w