Khả năng chống sâu bệnh của giống nếp tan tròn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa nếp tan tròn trồng tại xã thôm mòn, huyện thuận châu, sơn la (Trang 105 - 113)

3. Nội dung nghiên cứu

4.6.2. Khả năng chống sâu bệnh của giống nếp tan tròn

Yếu tố sâu bệnh là mối quan tâm rất lơn của các nhà khoa học cũng như người dân. Đây là một trong những yếu tố làm giảm năng suất và chất lượng của nông sản. Chọn lọc được các giống có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần làm môi trường sinh thái sạch hơn, vì thế đây là một đặc tính được các nhà chọn tạo giống rất quan tâm. Theo dõi giống lúa nghiên cứu trong vụ đông xuân và vụ hè thu tôi thấy: chủ yếu giống bị nhiễm sâu cuốn lá,còn các bệnh phổ biến khác ở lúa thường gặp như bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, bệnh bác lá, bệnh sâu đục thân... không gặp nhiều ở giống nghiên cứu. Đặc biệt vào vụ hè thu tỷ lệ nhiễm bệnh khoảng 35% (điểm 5), điều kiện khí hậu nóng ẩm nên tỷ lệ nhiễm bệnh sâu cuốn lá của giống cao hơn hẳn so với vụ thu đông có tỷ lệ nhiễm bệnh khoảng 10% (điểm 1). Mặt khác, qua điều tra ý kiến của người dân về khả năng nhiễm sâu bệnh của giống nếp tan tròn, kết quả thu được giống lúa nghiên cứu có khả năng nhiễm sâu bệnh thấp hơn nhiều so với các giống lúa lai cùng được trồng trên địa phương, lượng thuốc trừ sâu sử dụng cho giống ít hơn các giống lúa, khi quan sát trên ruộng vụ hè thu năm 2013 chúng tôi nhận thấy trên cùng khu vực canh tác 2 giông N87 và nếp tan tròn, giống N87 nhiễm bệnh đạo ôn, tuy nhien giống nếp tan tròn được canh tác gần ruộng gieo trồng giống N87 không có dấu hiệu nhiễm bệnh (hình 4.27)

106 (A) (B)

Hình 4.27. Giống nếp tan tròn không nhiễm đạo ôn(A) Giống N87 nhiễm bệnh đạo ôn (B

107

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

1. Hầu hết các tính trạng hình thái, nông học của giống đáp ứng được mục tiêu của các nhà chọn giống, ngoài một số hạn chế của giống như: chiều cao cây cao, màu sắc hệ lá, đường kính cũng như bề dày gốc, năng suất thấp, và khả năng chống đổ còn thấp thì giống nép tan tròn có một số đặc điểm ưu thế trội hơn các giống lúa lai như góc lá đứng, khả năng chịu hạn, chịu lạnh tốt. Giống lúa nghiên cứu có tính cảm quang yếu với quang chu kỳ.

2. Nghiên cứu giải phẫu chúng tôi rút ra kết luận sau: đều có cấu tạo các bộ phận thân lá, thân, rễ điển hình của họ lúa, tuy nhiên so với các giống lúa chưa qua đột biến, chọn lọc thì giống lúa nếp tan tròn có nhiều đặc điểm giải phẫu vượt trội về số lượng mô cứng trong gân chính trong lá và thân. Cách sắp xếp các bó dẫn trong thân không xắp xếp lộn xộn, đặc biệt giống lúa nghiên cứu có sự sắp xếp bó dẫn khá đặc biệt. Tuy nhiên, do các bó dẫn bé và dải mô cứng trong thân sắp xếp xa biểu bì

3. Giống lúa nếp tan tròn có chiều cao cây cao, chiều dài và chiều rộng lá đòng và lá công năng nhỏ, hệ lá có màu xanh vàng, số nhánh hữu hiệu thấp, mật độ cấy của giống thưa nên giống nếp tan tròn có năng suất thấp hơn. Tuy nhiên hệ lá của giống nghiên cứu tàn chậm, chiều cao cây cao nhưng tương đối đồng đều, chất lượng gạo đáp ứng tốt thị yếu của người tiêu dùng.

4. Giống nếp tan tròn được trồng, lưu giữ qua nhiều thế hệ trên vùng núi Tây Bắc, nên khả năng chống chịu của giống khá tốt, đặc biệt là khả năng chịu rét trong giai đoạn mạ, khả năng chịu hạn và chống chịu sâu bệnh cao.

5. Giống nếp tan tròn được người dân tộc Thái lưu trữ qua nhiều thế hệ, chất lượng giống không giảm, năng suất tuy thấp nhưng không giảm qua các vụ. Các đặc điểm năng suất ổn định nhưng phương pháp chọn lọc và lưu

108

giữ giống của người dân mang tính cổ truyền: hạt lúa thu hoạch, được lấy ngẫu nhiên để làm giống, hạt giống để làm giống cho vụ sau đượcc để trong túi vải, gác lên gác bếp tránh ẩm.

Kiến nghị

1. Cải tiến và chọn lọc thêm giống lúa nghiên cứu để hạ thấp chiều cao cây nhằm nâng cao khả năng chống đổ và tích lũy chất khô.

2. Cần chọn lọc, nghiên cứu giống lúa trong những điều kiện sinh thái khắc nhiệt hơn như: nhiệt độ thấp không chỉ trong giai đoạn mạ mà cả trong quá trình sinh trưởng, khảo sát khả năng chống sâu bênh của giống trong các điều kiện cụ thể... Đê đánh giá chính xác giá trị của giống nếp tan tròn, đẩy nhanh quá trình công nhận giống quốc gia.

3. Nghiên cữu kỹ hơn quy trình sản xuất dựa trên đặc điểm sinh học của giống với điều kiện thổ nhưỡng, phân bón nhằm cải tiến phương pháp canh tác truyền thống của người dân tộc Thái, tăng năng suất cho giống nghiên cứu.

109

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1.Báo Nhân dân (2/6/2004), Vấn đề xuất khẩu gạo hiện nay, Nông nghiệp,

Nông thôn Việt Nam.

2. Báo cáo công tác khuyến nông huyện Thuận Châu, 2011

3. Lê Văn Dũng, 1996. “ Nghiên cứu và khảo sát đặc điểm về hình thái, nong

học, chỉ tiêu chất lượng của một số giống lúa ở đất bạc màu Hà Bắc”, Luận văn học thạc sỹ nông nghiệp, viện khoa học nông nghiệp Việt Nam.

4. Bùi Huy Đáp (1978). Lúa Việt Nam trong vùng lúa Nam và Đông Nam Á, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr 102-104.

5. Bùi Huy Đáp (1980), Cây lúa Việt Nam. NXB khoa học kỹ thuật.

6. Bùi Huy Đáp (1999), Một số vấn đề cây lúa. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 7. Nguyễn Ngọc Đệ (2008), Cẩm nang cây lúa, NXB Hà Nội.

8. FAOSTAT (2011)

9. Nguyễn Văn Hoan (1994), Một số nghiên cứu chọn tạo giống lúa bằng phương pháp lai hữu tính, Luận án phó tiến sỹ KH Nông nghiệp, Đại học Nông

nghiệp Hà Nội

10. Nguyễn Văn Hoan (2006), Cẩm nang cây lúa, quyển 1, Thâm canh cây lúa

cao sản. NXB lao động Hà Nội.

11. Nguyễn Văn Hiển (2000) , Giáo trình chọn giống cây trồng, NXB GD Hà Nội.

12. IRRI (1996) 12, Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen cây lúa, xuất bản lần thứ tư, Manila, Philipines.

13. ICARD (14/7/2003), Ấn Độ quan tâm đến phát triển gạo thơm. Nông

nghiệp Việt Nam

14. ICARD (12/7/2003), Đài loan phát triển các giống lúa mới, chất lượng cao, Nông Nghiệp Việt Nam

110

15. Inger (1996), Hệ thống tiêu chuẩn dánh giá cây lúa, Viện nghiên cứu cây lúa quốc tế, IRRI, malina, Philippines.

16. Kartherine Esau (1970), Giải phẫu thực vật, tập 1, NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội, tr.175-345

17. Nguyễn Thị Lẫm, Dương Văn Sơn, Nguyễn Đức Thanh (2003), Giáo trình

cây lương thực, NXB Nông Nghiệp Hà Nội.

18. Trần Đình Long, Likhopking (1992), Nghiên cức sử dụng quỹ đen cây trồng từ nguồn gen nhập nội, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

19. Phạm Thị Oanh (2012), Nghiên cứu một số đặc điểm nông - sinh học của

hai giống lúa Tám Dự 1 và Tám Dự 2 trồng tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, luận văn thạc sỹ khoa học Sinh thái học.

20. Nguyễn Thanh Phương (2008), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của

hai giống lúa Tám Dự 1 và Tám Dự 2 trồng taih huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sỹ khoa học sinh học, Đại học Sư phạm Hà Nội.

22. Hoàng T. Sản, Trần Văn Ba (1998) Hình thái, giải phẫu thực vật, NXB

Giáo Dục, 216 trang.

23. Phan Hữu Tôn, hợp tác với ĐH Kyushu (2000 – 2003), Nghiên cứu chỉ thị

phân tử DNA và công nghệ tế bào phục vụ chọn tạo giống lúa kiểu cây mới, năng suất cao, chất lượng tốt, kháng bệnh bạc lá, đạo ôn cho vùng thâm canh đồng bào Bắc bộ.

23. Hoàng Minh Tấn, Vũ Quang Sáng, Nguyễn Kim Thanh ( 2004), Sinh lý thực vật, NXB Đại Học sư phạm, tr 101 – 104, 231-233.

25. Đặng Thị Thùy (2001), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học liên quan đến năng suất và khả năng kháng đổ của giống lúa XT28, luận văn thạc sỹ chuyên ngành Sinh thái học.

26. Nguyễn Nghĩa Thiên, Đa dạng sinh học và tài nguyên di truyền thực vật,

111

27. Lưu Ngọc Trình ( 1996), Những nguồn gen quý và hướng bảo tồn sử dụng

bền vững tài nguyên di truyền lúa Việt Nam, Di truyền học và ứng dụng tháng

4

28. Nguyễn Thị Trâm (1998), Chọn tạo giống lúa, Bài giảng cho chuyên ngành chọn giống và nhân giống, Hà Nội, tr 1-5.

29. Lưu Ngọc Trình, Đào Thế Tuần (1995), Phân loại quỹ gen và công tác chọn tạo giống lúa, kết quả nghiên cứu ở KHNN. NXB Nông Nghiệp Hà Nội.

30. Lưu Ngọc Trình ( 1997), Phân loại nhanh lúa Indica và Japonica qua quá

lúa trồng Châu Á, công nghê snh ứng dụng 182_ NN&PTNT việt di truyền

NN, Hà Nội.

31. Vũ Văn Viết (2009), Giáo trình quỹ gen và bảo tồn gen, NXB Hà Nội 32. Vũ Văn Vụ, Vũ Thanh Tâm, Hoang Minh Tấn (1998), Giáo trình sinh lý

thục vật, NXB Giáo Dục.

33. Phòng trồng trọt – Sở NNPTNT Tuyên Quang (2006), Báo cáo sản xuất năm 2006, phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược 2006.

34. Thương vụ VN tại Ấn Độ (7/5/2004), Báo cáo về sx và xuất khẩu gạo của

Ấn Độ. Nông Nghiệp_ Nông thôn VN.

35. Viện cây lương thực và thực phẩm (1997), Quy trình gieo trồng các giống

112

Tiếng anh

36. Beachell, H.M:G.S Khush, and RC, Aquino, 1972. IRRI‟S rice breeding program, Losbanos, Philipines.

37. Cambell, Neil A, 2009, Biology, Pearl press

38. Cada, E.C and P.B Escuro (1997). Rice varitetal improvement in the Philipin. IRRI, Rice breeding, Losbanos, Philippin.

39. Ito, H, and K. Hayasi (2000), The changes in paddy field rice varieties in Japan Trop, Agiri. Res. Ses.3

40. Hoang, C.H (1999), The present status and trend of rice varietal imporo vement in Taiwan, SG.Agei

41. Lin, S.C (2001), Rice breeding in China. IRRI, Rice breeding, Losbanos,

Philippin.

42. Shen, J.H (2000), Rice breeding program in China in International ricce research institute and chinese Academy, Of agricultural Scien.

43. IRRI, CIAT, WARDA. Rice Almanec (1997), second edition, Philipines. 44. Lin, S.c (2001), Rice breeding in China _IRRi, Rice breeding, Losbanos,

Ph, S.c (2001), Rice breeding in China _IRRi, Rice breeding, Losbanos,

Philippin.

45. Naruto Furuya, Satoru Taura, Bui Trong Thuy, Phan Huu Ton, Nguyen Van Hoan and Atsushi Yoshimura,(2003). Experimental Technique for Bacterial Blight Of Rice, Hanoi Agricultural Universcity In Cooperation with

HAU-JICA ERCB Project, July 2003.

46. Gomez, K.A, and S.K Dedatta (1995), Influence of ecvironment on Protein

113

Trang web tham khảo

47. Website: ww.agro.viet.gov.vb. 48.http://www.haiduongdost.gov.vn/index.php?option=com_content&view=a rticle&id=612:mt-s-kt-qu-nghien-cu-chn-to-ging-lua-vit-„ nam&catid=103:lvnn&Itemid=165 49. http:// www.fao.org.com 50. http://sinhhocvietnam.com/vn/modules.php?name=Pages1 51. http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/giong-lua-huong-thom-so-1.491210.html. 52.http://gaovnf1.vn/online/index.php/Lua-gao-Viet-Nam/giong-lua-xi- 23.html

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa nếp tan tròn trồng tại xã thôm mòn, huyện thuận châu, sơn la (Trang 105 - 113)