Về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng để sửa dụng sản phẩm thẻ thanh toán của sinh viên các trường đại học tại TPHCM (Trang 61 - 64)

3.7 Mô tả thống kê mẫu

3.7.2 Về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng

Kết quả thống kê mơ tả trình bày tại B ả ng 3-9 cho thấy các nhân tố như Máy ATM, Dịch vụ ngân hàng điện tử và khoảng cách có giá trị trung bình cao nhất, trong khi đó các yếu tố như Sự lơi cuốn, Sự ảnh hưởng có giá trị trung bình thấp nhất.

Bảng 3-9: Thống kê mơ tả về các nhân tố

N Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Máy ATM 225 1,00 5,00 3,9585 ,73078 Dịch vụ Ngân hàng điện tử 225 1,00 5,00 3,9259 ,78242 Khoảng cách 225 1,00 5,00 3,8089 ,77437

Cảm giác yên tâm 225 1,00 5,00 3,7289 ,81056

Sự Lôi Cuốn 225 1,50 5,00 3,3833 1,02864

Sự ảnh hưởng 225 1,00 5,00 2,8756 ,88080

Mức độ 1: Hồn tồn khơng – 5: Hồn tồn có

3.8 Tóm tắt

Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để xây dựng thang đo các khái niệm nghiên cứu, đồng thời cũng trình bày về mẫu thu thập được và mơ tả về mẫu cũng như kết quả đánh giá chính thức thang đo.

Quy trình nghiên cứu được thực hiện thơng qua hai bước là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.

Kết quả nghiên cứu sơ bộ đã xác định được thang đo chính thức gồm 6 nhân tố với 17 biến quan sát: (1) Sự lôi cuốn, (2) Cảm giác yên tâm, (3) Dịch vụ ngân hàng

điện tử, (4) Máy ATM, (5) Sự Ảnh hưởng và (6) Khoảng cách.

Kết quả đánh giá thang đo chính thức cho thấy các thang đo này đủ điều kiện và sẽ được sử dụng trong nghiên cứu chính thức.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Giới thiệu

Chương 3 đã trình bày quy trình xây dựng thang đo, kỹ thuật chọn mẫu cũng như trình bày sơ bộ về mẫu sử dụng cho nghiên cứu chính thức. Chương này sẽ nhằm mục đích trình bày kết quả xác định mức độ quan trọng của các nhân tố và khám phá sự khác biệt giữa các nhóm sinh viên.

Nghiên cứu chính thức trong chương này sử dụng phương pháp định lượng, các nội dung chính của chương này gồm (1) đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng thông qua kiểm định Friedman và (2) khám phá sự khác biệt giữa các nhóm thơng qua các kiểm định T- test và ANOVA.

4.2. Đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố

Các nhân tố được tạo thành sau bước phân tích EFA sẽ tiếp tục được sử dụng trong kiểm định Friedman nhằm đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố này đến quyết định lựa chọn ngân hàng của sinh viên.

Do các nhân tố khám phá được có sự khác biệt so với các nhân tố xác định dựa trên lý thuyết nên giả thuyết nghiên cứu được điều chỉnh như sau:

Giả thuyết H1: có sự khác biệt có ý nghĩa về mức độ quan trọng giữa các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng của sinh viên (các nhân tố gồm (1) Sự lôi cuốn, (2) Cảm giác yên tâm, (3) Dịch vụ ngân hàng điện tử, (4) Máy

ATM, (5) Sự Ảnh hưởng và (6) Khoảng cách)

Kiểm định Friedman sẽ được sử dụng để kiểm định giả thuyết trên và kết quả kiểm định sẽ cho biết xếp hạng mức độ quan trọng của các nhân tố. Kết quả kiểm định Friedman được trình bày trong B ả ng 4-1.

Bảng 4-1: Kết quả kiểm định Friedman

Nhân tố Giá trị trung

bình (*) Thứ bậc trung bình Mức độ quan trọng (**) Máy ATM 3,9585 4,15 1 Dịch vụ Ngân hàng điện tử 3,9259 4,14 2 Khoảng cách 3,8089 3,89 3

Cảm giác yên tâm 3,7289 3,73 4

Sự Lôi Cuốn 3,3833 2,95 5 Sự ảnh hưởng 2,8756 2,14 6 Kiểm định Friedman Chi-Square 225,337 df 5 Asymp. Sig. ,000 *Mức độ 1: Hồn tồn khơng – 5: Hồn tồn có **Mức độ 1: Quan trọng nhất – 6: Ít quan trọng nhất

Kết quả kiểm định friedman với (χ2 = 225,337; p = 0,000) cho thấy có thể chấp nhận giả thuyết H1, tức là có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ quan trọng giữa các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng của nhóm đối tượng là sinh viên.

Như vậy, các nhân tố như Máy ATM, Dịch vụ ngân hàng điện tử Khoảng cách là ba nhân tố có mức độ ảnh hưởng cao nhất đến quyết định lựa chọn ngân hàng của sinh viên. Kết quả nghiên cứu này là khá phù hợp với kết quả của Moklis (2011) hay Gerrard & Cunningham (2001). Có thể thấy các yếu tố liên quan đến công nghệ như máy ATM hay các dịch vụ ngân hàng điện tử có ảnh hưởng cao nhất

đến sinh viên trong việc lựa chọn ngân hàng, điều này cũng khá dễ hiểu vì sinh viên là nhóm khách hàng trẻ và họ thường quan tâm nhiều đến yếu tố về công nghệ.

Tương tự như kết quả nghiên cứu của Almossawi (2001), Gerrard & Cunningham (2001) và Moklis và cộng sự (2011) các nhân tố như Sự ảnh hưởng, Sự lơi cuốn ít có ảnh hưởng nhất đến sinh viên trong việc ra quyết định lựa chọn ngân hàng. Như vậy, cũng giống như kết luận của Almossawi (2001) kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy trong q trình ra quyết định lựa chọn, nhóm khách hàng trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam thường thích hành động một cách độc lập hơn là dựa vào những lời khuyến cáo và kinh nghiệm của những người khác.

4.3. Khám phá sự khác biệt giữa các nhóm sinh viên

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng để sửa dụng sản phẩm thẻ thanh toán của sinh viên các trường đại học tại TPHCM (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(148 trang)
w