Hệ số tương quan cặp giữa các biến

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa sở hữu nội bộ và giá trị công ty ở việt nam (Trang 38 - 40)

Ghi chú: * tương ứng với mức có ý nghĩa 1%

Nguồn số liệu: số liệu thu thập từ các báo cáo thường niên, báo cáo tài chính năm và tính tốn của tác giả từ phần mềm STATA.

Số liệu từ bảng 4.2 cho thấy Tobin’s q có tương quan dương với hệ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (ME/BE) và ROE. Cả ba biến Tobin’s q, ME/BE và ROE đều có tương quan âm với tỷ lệ địn bẩy tài chính. Điều này phù hợp với Gurmeet Singh Bhabra (2007). Tỷ lệ sở hữu

cổ phần của ban giám đốc tỷ lệ nghịch với tỷ lệ cổ phần của cổ đơng lớn bên ngồi với hệ số tương quan khá cao (-0.607). Các cơng ty lớn hơn cũng có vẻ có lợi nhuận nhiều hơn, vì mối tương quan giữa quy mô công ty với Tobin’s, ME/BE và ROE là dương đáng kể. Phù hợp với Scott (1976), quy mô công ty tương quan thuận với địn bẩy tài chính.

Nhìn chung, hệ số tương quan giữa các biến độc lập và biến kiểm soát là tương đối phù hợp, khơng có biến nào tương quan ở mức lớn hơn 0.7. Do đó có thể loại bỏ hiện tượng đa cộng tuyến ở mơ hình.

4.3 Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp ước lượng OLS:

Phương trình ước lượng:

Firm value = β0 + β1 (mo) + β2 (mo)2 + β3(mo)3 + γ * control variables (1)

Ước lượng bình phương bé nhất (OLS) đã khơng giải thích được cho khả năng rằng sở hữu nội bộ và giá trị cơng ty có thể được xác định lẫn nhau. Để hạn chế mối quan hệ nhân quả ngược tiềm tàng này tác giả ước lượng phương trình (1) bằng cách cố định tỷ lệ sở hữu ban giám đốc tại năm 2008 trong khi tất cả các biến khác được tính trung bình cho kỳ 2008- 2012.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa sở hữu nội bộ và giá trị công ty ở việt nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w