Tác giả Sharp, R.S đã công bố bài báo “Độ ổn định, phản ứng điều khiển và lái của xe máy” [31], tác giả đã thiết lập được phương trình ổn định của xe khi xe máy chuyển động thẳng với phản ứng của người điều khiển xe, nghiên cứu này áp dụng cho xe máy khơng có chở hàng hóa.
Tác giả Koenen, C đã cơng bố Luận án Tiến sĩ, Đại học Delft: “Động thái của xe máy khi chạy thẳng về phía trước và khi vào cua” [32], tác giả đã xây dựng mơ hình, thiết lập phương trình cho xe máy khi xe di chuyển thẳng và khi xe vào đường vòng với sự thay đổi về vận tốc của xe, cơng trình nghiên cứu cho xe khơng có chở hàng hóa.
Breuer, T. và Pruckner, A., đã cơng bố cơng trình [34], cơng trình đã phân tích động lực học nâng cao và mô phỏng người lái xe máy, đã khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học của xe máy và mô phỏng người lái xe máy trên phần mềm Matlab-Simulink, cơng trình chưa phân tích động lực học của xe máy chữa cháy.
Sharp, R.S, Limebeer, D.J.N., đã công bố cơng trình [35], cơng trình đã giới thiệu mơ hình mẫu xe máy để phân tích sự ổn định và kiểm sốt các thơng số điều khiển, mơ hình nghiên cứu ổn định của xe cho trường hợp xe di chuyển trên đường thẳng với tốc độ không đổi.
Tác giả Berritta, R., Biral, F. và Garbin, S., đã cơng bố cơng trình [36], tác giả đã phân tích đánh giá khả năng ổn định của xe máy bằng mơ hình mơ phỏng nhiều người lái, mơ hình nghiên cứu được xây dựng cho xe chuyển động trên đường thẳng có tính đến phản ứng của người điều khiển trên xe.
Bài báo của tác giả Sharp, R.S. và Limebeer, D.J.N [41], bài báo đã giới thiệu kết quả nghiên cứu dao động lắc lư trên tay lái của xe máy khi chuyển động trên đường thẳng và vào đường cong, cơng trình nghiên cứu cho xe máy khơng chở hàng hóa trên xe.
Bài báo của tác giả Sharp, R.S. và Alstead, C.J.,[43], bài báo đã giới thiệu kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của sự linh hoạt của cấu trúc đến sự ổn định
khi chạy thẳng của xe máy, kết quả nghiên cứu cho thấy kết cấu trúc xe máy có ảnh hưởng đến ổn định của xe khi di chuyển.
Tác giả Spierings, P.T.J., đã cơng bố cơng trình [44], kết quả nghiên cứu đã cho thấy tính linh hoạt của giảm xóc trước của xe máy ảnh hưởng lớn đến chế độ dao động của xe chạy đường, khi tinh linh hoạt của giảm sóc trước của xe nhỏ thì dao động của xe lớn, từ đó ảnh hưởng đến ổn định của xe khi di chuyển.
Tác giả Nishimi, T., Aoki, A. và Katayama, T., đã công bố công trình nghiên cứu [46], cơng trình đã giới thiệu kết quả nghiên cứu, phân tích tính ổn định chạy thẳng của xe máy, kết quả nghiên cứu cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tính ổn định của xe đó là tọa độ trọng tâm của xe máy, cấu trúc của xe, kết cấu của xe, kích thước của xe, trọng lượng của xe và các thông số về lốp xe.
Tác giả Cossalter, V., Doria, A. and Lot, R., đã công bố tài liệu [47], tác giả đã xây dựng được mơ hình nghiên cứu về ổn định của xe máy khi quay đầu, đã khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến ổn định của xe khi quay đầu, tác giả đã đưa ra một số giả thiết khi xây dựng mơ hình.
Tác giả Cossalter, V., Lot, R. và Fabiano, M., đã nghiên cứu ảnh hưởng các đặc tính của lốp đến sự ổn định của xe máy khi chạy thẳng và đường cong, kết quả nghiên cứu cho thấy các đặc tính của lốp ảnh hưởng lớn đến ổn định của xe máy khi chuyển động trên đường cong [48].
Các tác giả De Vries, E.J.H. và Pacejka, H.B., đã giới thiệu kết quả nghiên cứu các phép đo và mơ hình lốp xe máy ở Palkovics, tác giả đã đưa ra các phép đo về lốp xe máy, dụng cụ đo, phương pháp đo, đồng thời đã xây dựng được mơ hình nghiên cứu về lốp xe máy, kết quả nghiên cứu này có thể ứng dụng trong nghiên cứu về lốp xe máy chữa cháy [50].
Tác giả De Vries, E.J.H. và Pacejka, H.B., đã công bố kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của mơ hình lốp xe đối với việc phân tích độ ổn định của xe
máy, kết quả nghiên cứu cho thấy các thơng số mơ hình lốp xe máy có ảnh hưởng lớn đến độ ổn định của xe máy khi hoạt động [51].
Tóm lại: Trên thế giới đã có một số cơng trình nghiên cứu về động lực
học xe máy được cơng bố, song các cơng trình nghiên cứu đã trình bày ở trên chủ yếu tập trung nghiên cứu về xe máy khơng có chở hàng hóa, khơng có cơng trình nghiên cứu về xe máy chữa cháy.
1.3.2. Các cơng trình nghiên cứu về xe máy chữa cháy ở Việt Nam
Tiến sỹ Lê Quang Bốn Trường Đại học Phòng cháy chữa cháy đã thực hiện thành công đề tài cấp Bộ Công An: “ Nghiên cứu thiết kế chế tạo xe máy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đa năng” [3], kết quả của đề tài đã thiết kế chế tạo thành công xe máy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đa năng, xe máy chữa cháy này đã được đưa vào sử dụng tại phố cổ ở Hà Nội, Hội An và thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào thiết kế chế tạo, chưa có nghiên cứu về động lực học của xe máy chữa cháy.
Hình 1.8: Xe máy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đa năng
PGS.TS Dương Văn Tài đã nghiên cứu thành công xe máy chữa cháy rừng, kết quả nghiên cứu đã thiết kế chế tạo và thương mại hóa xe máy chữa
cháy cho một số địa phương như Kiểm lâm tỉnh Bình Phước, Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng Hà Nội [24].
Hình 1.9: Xe máy chữa cháy rừng
Tóm lại: Ở Việt Nam đã có một số cơng trình nghiên cứu về xe máy chữa cháy, tuy nhiên các cơng trình chỉ tập trung vào thiết kế chế tạo mà chưa có nghiên cứu về động lực học của xe máy chữa cháy.