CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.2. ẢNH HƯỞNG CỦA THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN
2.2.3.4. Tâm lý ỷ lại từ phía khách hàng
Khi nắm bắt được lợi thế về thông tin bất cân xứng, khách hàng có thể lợi dụng sự ỷ lại từ ngân hàng trong việc kiểm tra, giám sát mục đích sử dụng vốn vay để phát những tín hiệu thơng tin sai lệch theo hướng có lợi cho mình. Sau khi nhận được tiền từ phía ngân hàng, khách hàng sẽ sử dụng tiền theo ý riêng của mình mà ngân hàng khơng kiểm sốt được và dẫn đến rủi ro, thiệt hại cho ngân hàng. Quy định của NHNN về việc sử dụng các phương tiện giải ngân phù hợp với mục đích vay vốn, ngân hàng giúp cho ACB kiểm sốt phần nào dịng tiền của khách hàng. Tuy nhiên, vẫn có tình trạng khách hàng hoặc nhân viên ngân hàng lợi dụng khe hở của chính sách chưa hồn thiện, hợp thức hóa phương án và mục đích sử dụng vốn.
Trong thời gian gần đây, do nắm được điểm yếu của các ngân hàng là không muốn làm xấu hệ thống sổ sách của mình, các doanh nghiệp đã tận dụng biện pháp
“lấy nợ nuôi nợ” để ép ngân hàng phải cho vay, đảo nợ liên tục. Một ví dụ điển hình là trường hợp của Cơng ty CP ĐT &XD T.Đ, chủ đầu tư của một dự án khu công nghiệp ở Long An. Năm 2011, công ty được ACB cấp mức tín dụng lên đến gần 550 tỷ đồng để đầu tư xây dựng dự án khu công nghiệp T.Đ. Do dự án đầu tư khơng hấp dẫn nên có rất ít doanh nghiệp tham gia, sau nhiều năm vẫn không phát triển được. Hoạt động công ty không hiệu quả nhưng định kỳ công ty phải trả nợ vay cho ngân hàng. Cơng ty, một mặt lấy uy tín của ơng X - thành viên hội đồng quản trị của công ty đồng thời cũng là một sếp lớn ở ACB, một mặt lấy tư cách là một khách hàng lớn gây sức ép cho ngân hàng tiếp tục cho vay nếu không muốn giảm số dư nợ lớn một cách đột ngột hay tệ hơn là phát sinh nợ xấu. Lãi mẹ đẻ lãi con, lấy nợ mới nuôi nợ cũ nên công ty T.Đ được nhiều người ví von như hình ảnh của “con cá voi bị sình bụng sẽ bị vỡ lúc nào khơng hay”. Dư nợ của cơng ty này có thời điểm lên đến hơn 700 tỷ đồng. Hiện tại, ACB đang cố gắng giảm dần số dư nợ của công ty về mức phù hợp với tình hình họat động kinh doanh của nó.
Như vậy, dù thấy được rủi ro trước mắt nhưng ACB vẫn tiếp tục cho vay. Một phần nguyên nhân là do khi tiến hành thẩm định, phía ngân hàng khơng có cơ sở để đánh giá chính xác tính khả thi của dự án đầu tư nên dự án được xếp vào nhóm có tính khả thi và một ngun nhân nữa là do “nễ nang mối quan hệ” và xa hơn là tham vọng tăng trưởng trong tín dụng của ngân hàng.
2.2.3.5. Tâm lý ỷ lại từ phía ngân hàng
Một số cán bộ tín dụng thường ỷ lại vào tài sản đảm bảo của khách hàng kho cho vay. Họ cho rằng khách hàng sẽ khơng dễ gì mạo hiểm hay bng xi để mất đi những tài sản đang cầm cố thế chấp tại ngân hàng. Việc quá chú trọng tài sản đảm bảo không những ảnh hưởng đến kết quả thẩm định, sự lơ là trong kiểm tra, giám sát sau cho vay mà nó cịn tạo động cơ cho các đối tượng giả mạo giấy tờ tài sản thế chấp, gây thất thoát cho ngân hàng. Trách nhiệm đó khơng chỉ đến từ sai phạm của nhân viên mà còn phải kể đến sự kiểm tra, giám sát của cấp quản lý trong quá trình vận hành.
Trong các sai phạm của ACB khi cho vay hỗ trợ lãi suất đã được trình bày ở trên, Thanh tra Chính phủ đã công bố và kết luận một trong những nguyên nhân chủ yếu là do ACB đã không thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra tình hình kinh doanh của khách hàng, dẫn đến việc khách hàng lợi dụng chính sách nhà nước.
Một vấn đề khác nhưng cũng thường gặp ở nhiều đơn vị của ACB là các kênh phân phối cho vay đối với khách hàng có nơi cư trú hoặc nơi sản xuất kinh doanh xa địa bàn hoạt động của ACB. Khách hàng tận dụng lịch sử uy tín thanh tốn nợ vay tốt khiến nhân viên quản lý khoản vay ỷ lại, không tuân thủ quy định kiểm tra giám sát khoản vay dẫn đến rủi ro cho ACB.
Chẳng hạn như trường hợp khoản vay của khách hàng Châu Thị L cư trú ở Tiền Giang được ACB Long An cho vay 500 triệu đồng, với mục đích kinh doanh lúa gạo. Do khách hàng cư trú xa địa bàn hoạt động của ACB, khách hàng đóng lãi rất đúng hạn nên nhân viên quản lý khoản vay đã ỷ lại, không tuân thủ quy định kiểm tra giám sát khoản vay, cuối cùng khi đến ngày đáo hạn mới phát hiện cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng đã ngừng hoạt động từ 6-7 tháng trước, vợ chồng khách hàng do thiếu nợ quá nhiều nên đã rời khỏi nơi cư trú từ lâu khiến việc xử lý khoản vay rất khó khăn và kéo dài vì phải thanh lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Trong trường hợp này, ngoài việc khách hàng cố tình che giấu thơng tin vay vốn, tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của mình, một nguyên nhân khác cũng không kém phần quan trọng dẫn đến rủi ro này là trong quy trình cho vay trước đây, nhân viên tín dụng đã thẩm định sơ sài, khơng khảo sát thực tế địa điểm sản xuất kinh doanh của khách hàng nên khơng có thơng tin về sự sa sút trong kinh doanh, tình hình nợ nần bên ngoài cũng như mục đích sử sụng vốn thực tế của khách hàng như thế nào.
Hay trường hợp rủi ro của một số chi nhánh của ACB khi nhận thế chấp sà lan để đảm bảo cho khoản vay. Một số rủi ro đã xảy ra sau khi cho vay như giá tài sản có biến động mạnh, sà lan bị bán trong tình trạng đang thế chấp, chủ sở hữu tận dụng tính lưu động của nó để trốn khỏi sự giám sát của ngân hàng và tệ hơn nữa là khách hàng rã sà lan thành từng bộ phận nhỏ để bán… Ngồi những ngun nhân
do cơng tác định giá, một nguyên nhân phổ biến khác nhưng không kém phần quan trọng là do nhân viên ngân hàng khơng tn thủ quy trình kiểm tra tài sản để có biện pháp xử lý, điều chỉnh món vay dẫn đến nợ quá hạn và gây thiệt hại cho ACB.
Tóm tắt chương 2
Chương này giới thiệu tổng quan về tình hình hoạt động và vị thế cạnh tranh tín dụng của ACB trong mơi trường thơng tin bất cân xứng, phân tích các cơ sở vật chất và điều kiện cần thiết hỗ trợ hoạt động tín dụng và thực tế tình hình quản trị rủi ro tín dụng ở ACB để thấy được những ảnh hưởng của thơng tin bất cân xứng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng, làm cơ sở đề xuất các giải pháp hạn chế tác động của thông tin bất cân xứng, nâng cao chất lượng và hiệu quả tín dụng của ACB.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG CỦA THƠNG TIN BẤT CÂN XỨNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG CỦA NH TMCP Á CHÂU
3.1. CƠ SỞ ĐÊ RA GIẢI PHÁP
3.1.1. Từ định hướng của nhà nước và cơ quan quản lý
3.1.1.1. Định hướng của nhà nước
Trước bối cảnh suy thối kinh tế tồn cầu, tình hình kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động của ngành ngân hàng nói riêng gặp nhiều khó khăn, Chính phủ đã đề ra nhiều giải pháp nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp.
Trên cơ sở mục tiêu tổng quát của Chính phủ, NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt và đạt được một số thành tựu nhất định như: lạm phát được kiềm chế về một con số, đồng thời vẫn đảm bảo được tăng trưởng kinh tế hợp lý, tính thanh khoản hệ thống ngân hàng được cải thiện và tăng cường, niềm tin vào đồng nội tệ được khơi phục, xuất khẩu được khuyến khích nhờ tỷ giá ổn định, lãi suất huy động và cho vay đã giảm góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng. Bên cạnh những thành quả đạt được, một số thách thức lớn được đặt ra đối với hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung như: vấn đề nợ xấu ngày càng gia tăng, tiến độ tái cấu trúc nền kinh tế nói chung, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nói riêng cịn chậm so với kế hoạch đề ra.
Tuy thị trường tiền tệ đang có diễn biến tích cực, nhưng nền kinh tế vẫn cịn đứng trước nguy cơ quay trở lại của lạm phát. Do vậy, điều hành chính sách tiền tệ của NHNN vẫn luôn theo hướng thận trọng, tiếp tục kiên định theo mục tiêu về kiểm sốt, ổn định kinh tế vĩ mơ và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý.
Khi điều hành, NHNN sẽ bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ để điều tiết lượng tiền cung ứng một cách hợp lý qua các kênh để đảm bảo thanh khoản cho các TCTD, đồng thời đảm bảo kiểm soát tiền tệ, lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Trong đó, một số cơng tác trọng tâm là: theo sát diễn biến thị trường tiền tệ, thanh khoản của hệ thống các TCTD để hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD một cách kịp thời; đẩy nhanh tiến độ tái cấu trúc hệ thống ngân hàng; tăng cường sự kết hợp đồng bộ và nhất quán giữa chính sách tài khố với chính sách tiền tệ, cùng thực hiện mục tiêu lạm phát thấp hơn, tăng trưởng kinh tế cao hơn của Quốc hội và Chính phủ; tăng cường giám sát, kiểm tra hoạt động của các tổ chức tín dụng; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật bảo đảm an tồn hệ thống; nhằm góp phần nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ.
Về điều hành lãi suất, nếu diễn biến của lạm phát khơng có biến động nhiều, công tác điều hành lãi suất sẽ tiếp tục được điều hành theo hướng định hướng điều hành lãi suất và triển khai đồng bộ các biện pháp để đạt mục tiêu là giảm mặt bằng lãi suất, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và hộ dân.
Trên cơ sở mục tiêu định hướng, NHNN điều chỉnh linh hoạt các mức lãi suất điều hành; kết hợp với áp dụng biện pháp hành chính phù hợp với điều kiện thị trường biến động, quy định trần lãi suất huy động bằng VND và trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với một số lĩnh vực ưu tiên nhưng đã điều chỉnh giảm dần, từng bước nới lỏng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mơ, tiền tệ...
Về tỷ giá, với mục tiêu kiểm sốt sự ổn định của tỷ giá và thị trường ngoại hối, giảm thiểu tình trạng đơ la hóa, ngăn chặn sự mất giá của đồng Việt Nam, các giải pháp điều hành tỷ giá của NHNN được thực hiện nhất quán, kết hợp đồng bộ với chính sách lãi suất để hài hịa giữa thị trường ngoại hối và thị trường nội tệ.
Đối với nhóm giải pháp tín dụng, các giải pháp được tập trung thực hiện theo hướng mở rộng, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, đi đơi với an toàn hoạt động của TCTD, tăng cường xử lý nợ xấu tín dụng
Theo đó NHNN sẽ giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các TCTD đồng thời có sự điều chỉnh linh hoạt, thực hiện các giải pháp hướng dịng vốn tín dụng vào các
lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên. Bên cạnh đó, NHNN cũng chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nền kinh tế.
Đồng thời, phải tập trung giải quyết được cơ bản vấn đề nợ xấu của các tổ chức tín dụng để khơi thơng được dịng tín dụng, ổn định tính thanh khoản tồn hệ thống, góp phần nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ. Vì nếu nợ xấu gia tăng và kéo dài sẽ ảnh hưởng và tác động đến nền kinh tế: làm giảm vai trò trung gian tài chính của các ngân hàng; các doanh nghiệp khó tiếp cận được vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh; nguy cơ làm mất ổn định hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính; làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế... Đặc biệt, nợ xấu gia tăng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả điều hành chính sách tiện tệ. Do đó, cần tập trung xử lý nhanh nợ xấu, xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách trong năm 2013 và những năm tiếp theo.
3.1.1.2. Định hướng phát triển của ACB
Tinh thần chủ đạo của định hướng chiến lược phát triển giai đoạn 2011-2015 nhằm đưa ACB phát triển là “Ngân hàng của mọi nhà,” chiếm vị trí hàng đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Định hướng chiến lược này bao gồm chiến lược hoạt động kinh doanh với tinh thần cốt lõi là tập trung phát triển hoạt động ngân hàng thương mại đa năng với các phân đoạn khách hàng mục tiêu, nâng cao năng lực cạnh tranh của ACB để tăng cường vị thế trên thị trường và chiến lược tái cấu trúc, nâng cao năng lực thể chế.
Đến nay, ACB đã đạt được một số thành tựu nhất định khi thực hiện chiến lược này. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng đã và đang đối mặt với nhiều khó khăn, sự cố xảy ra với ACB trong tháng 8/2012 đặt ra những thách thức càng lớn hơn đối với ACB trong việc thực hiện mục tiêu phát triển giai đoạn 2011-2015.
Ba vấn đề trọng tâm được xác lập trong những năm tiếp theo là kiên trì định hướng phát triển ACB là “ngân hàng của mọi nhà”, tiếp tục nghiên cứu xây dựng và thực hiện các chương trình nâng cao năng lực thể chế; tiếp tục định hướng tập trung
vào hoạt động kinh doanh lõi là hoạt động ngân hàng thương mại ở địa bàn đô thị; tuân thủ các định hướng chiến lược là yếu tố cần thiết để đảm bảo khả năng phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả của ngân hàng trong giai đoạn sắp tới.
3.1.2. Từ tình hình thực tế
Thơng qua việc phân tích điều kiện hoạt động, năng lực cạnh tranh và thực tế q trình cấp tín dụng, q trình giám sát sử dụng vốn vay của khách hàng tại ACB cho chúng ta một cái nhìn tổng quan hơn về các biện pháp ACB áp dụng để giảm thiểu ảnh hưởng của tình trạng bất cân xứng thông tin và ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng của ACB.
ACB với 20 năm vượt qua biết bao sóng gió trên thương trường đã tạo được cho mình một vị thế vững chắc trong lịng của khách hàng trong và ngoài nước. Các sản phẩm dịch vụ của ACB đa dạng, được cung cấp đồng nhất bởi các kênh phân phối trên toàn quốc. Nhờ việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong việc quản lý cũng như các hoạt động chính của ACB (trực tuyến hóa giao dịch), hoạt động bán hàng và marketing của ACB ngày càng phát triển và hồn thiện.
Sức mạnh tài chính cũng là một thế mạnh của ACB nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Đây là một lợi thế giúp ACB có thể tiếp cận và hợp tác với các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước, nhất là trong bối cảnh tín dụng bị hạn chế tăng trưởng trong khi trần lãi suất huy động tiếp tục được duy trì, ACB càng có nhiều cơ hội chọn lọc khách hàng và duy trì hiệu quả hoạt động tín dụng. Nó được thể hiện rõ nhất thông qua khả năng thanh khoản của ACB sau đợt khủng hoảng năm 2003 và gần đây nhất là sự cố tháng 8/2012 - một sự kiện đã tác động đáng kể đến nhiều mặt của ACB (ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động). Tuy nhiên, nếu xét về