CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
3.2. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
3.2.1. Giải pháp cho NH TMCP Á Châu
Giải pháp được đề xuất là những ứng dụng của cơ chế sàng lọc, phát tín hiệu và cơ chế giám sát để hạn chế ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng đến hoạt động tín dụng của ACB.
3.2.1.1. Cơ chế sàng lọc trong tín dụng
Tăng trưởng tín dụng tốt có thể đem lại nguồn thu khơng nhỏ cho ngân hàng. Nhưng bên cạnh đó ngân hàng cũng phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất là đối tượng được cấp tín dụng cố tình lừa đảo, trây ỳ, khơng trả nợ đúng hạn, hoặc sử dụng vốn sai mục đích, do yếu kém trong kinh doanh và quản lý. Mà sâu xa hơn là do ngân hàng không rơi vào trạng thái thông tin không đầy đủ hay thơng tin khơng hồn hảo. Rủi ro này hồn tồn có thể giảm thiểu, nếu các ngân hàng thực hiện tốt khâu “phòng bệnh”, tức là sàng lọc khách hàng, sàng lọc khoản vay ngăn ngừa gian lận từ trước khi cấp tín dụng và thậm chí là ngay cả trong và sau khi giải ngân cho khách hàng.
a. Nghiên cứu và dự báo tình hình kinh tế - xã hội
Dựa trên việc nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội trong và ngoài nước ngân hàng sẽ đánh giá dự đoán được những diễn biến sẽ xảy ra trong tương lai như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, các ngành có xu hướng phát triển tốt, đà suy thối kinh tế, tình hình lạm phát… Trên cơ sở đó ngân hàng xây dựng chính sách tín dụng thích hợp bao gồm qui mơ tín dụng và đầu tư, ngành khuyến khích hoặc hạn chế đầu tư, một số cảnh báo khi cấp tín dụng hay những chính sách ưu tiên và đa dạng hoá lĩnh vực kinh doanh. Việc dự báo nên được thực hiện định kỳ (6 tháng/ lần) và phải kết hợp với công tác tuyên truyền, thơng đạt đến tồn hệ thống để tất cả nhân viên nắm được thông tin thị trường và hiểu được chính sách của ACB.
b. Quản lý rủi ro gian lận
Đây là khía cạnh khó quản lý nhất trong cơng tác cho vay vì nó liên quan đến việc cố ý gian lận của khách hàng. Nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh gian lận trong tín dụng là do tính khơng minh bạch của thơng tin tài chính và xung đột động cơ giữa bên đi vay và bên cho vay, ngân hàng lựa chọn phương án cho vay bất lợi do thiếu thông tin và khách hàng do không phải chịu mọi rủi ro nên có động cơ tăng mức độ rủi ro sau khi vay để tăng lợi nhuận, ảnh hưởng đến ngân hàng.
Hai hình thức gian lận phổ biến là gian lận báo cáo tài chính và gian lận tài sản thế chấp. Gian lận báo cáo tài chính xảy ra khi khách hàng vay khai man các số liệu trên báo cáo tài chính và xảy ra thường xuyên hơn đối với trường hợp cho vay trên cơ sở quan hệ như việc ghi nhận doanh thu/chi phí khơng đúng, ghi nhận sai các khoản công nợ, định giá tài sản không đúng. Gian lận tài sản thế chấp xảy ra khi khoản vay được bảo đảm bằng tài sản và khách hàng khai man về tài sản thế chấp để đáp ứng theo yêu cầu của hợp đồng vay. Thường xảy ra đối với khoản mục công nợ và hàng tồn kho như tạo khống hoặc khai man công nợ và hàng tồn kho để tăng khả năng vay nợ.
Để giảm thiểu gian lận trong tín dụng phải có những hệ thống phịng ngừa và phát hiện sớm áp dụng tại ngân hàng.
* Phòng ngừa gian lận
Trong quá trình đánh giá khách hàng vay vốn, việc phân tích các chỉ tiêu tài chính như các tỷ số thanh khoản, hiệu quả hoạt động kinh doanh, các tỷ số địn bẩy tài chính các chỉ tiêu sinh lời… cần phải được đánh giá kết hợp với những chỉ tiêu phi tài chính để nâng cao hiệu quả và độ chính xác. Nhờ đó, ngân hàng có thể đánh giá cơ bản về mức độ rủi ro của khách hàng, sàng lọc được khách hàng tốt để phục vụ việc ra quyết định cấp tín dụng. Đây cũng là cơ sở để ngân hàng có thể tập trung vào các đặc điểm riêng của khách hàng, để có biện pháp quản lý tín dụng hiệu quả.
Trong quá trình tiếp xúc, thẩm định khách hàng, nhân viên phân tích cần nắm rõ các thơng tin về lĩnh vực hoạt động kinh doanh, uy tín trong quan hệ tín dụng với các TCTD, khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ, trình độ quản lý của nhà lãnh đạo, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng ứng phó của doanh nghiệp trên thương trường… Đây là các thông tin phi tài chính có thể thu thập từ các nguồn thơng tin trong và ngồi doanh nghiệp.
Thơng thường việc phân tích khách hàng và dự án đầu tư được thể hiện thơng qua mơ hình 6C gồm: phẩm chất, tư cách người vay (character), năng lực của người vay (capacity), thu nhập của người vay (cashflow), tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay (collateral), các điều kiện (conditions) và kiểm sốt (control). Trong đó, tính cách, phẩm chất được xếp đầu tiên vì thiếu yếu tố này thì xác suất xảy ra tổn thất tăng đáng kể và tài sản thế chấp xếp cuối cùng vì đây chính là cứu cánh cuối cùng của chủ nợ.
Phân tích các tiêu chí phi tài chính (6C) này có ý nghĩa đối với ngân hàng và là một bước quan trọng trong phân tích tín dụng. Kết quả của phân tích phi tài chính sẽ tăng thêm cơ sở chắc chắn cho các quyết định tài trợ của ngân hàng.
Xét trên phương diện quản lý rủi ro tín dụng thì phân tích phi tài chính mới là cái ngân hàng quan tâm hơn, bởi nó là cái khơng hiện hữu và khó phát hiện hơn so với các chỉ tiêu tài chính. Thơng qua việc tiếp xúc và thu thập thông tin sẽ giúp cho ngân hàng phát hiện ra các hành vi gian lận hoặc các thông tin mà các chỉ số tài chính khơng thể hiện được. Cho nên đây được xem là bước đệm cơ bản giúp phòng
ngừa gian lận trong việc thu thập thơng tin từ khách hàng. Việc này địi hỏi cán bộ tín dụng phải nhạy bén, sắc sảo và linh hoạt thì mới có được kết quả đáng tin cậy.
* Phát hiện sớm các hành vi gian lận
Bảng 3.1 – Các dấu hiệu cảnh báo trong hoạt động tín dụng
DẤU HIỆU PHI TÀI CHÍNH DẤU HIỆU TÀI CHÍNH
- Khách hàng cư xử kỳ lạ.
- Lối sống không tương xứng với khả năng sinh lời của doanh nghiệp theo báo cáo.
- Tránh gặp ngân hàng và thiếu hợp tác với ngân hàng.
- Trì hoãn hay bất ngờ trong việc gởi các thông tin, sổ sách, chứng từ cho ngân hàng, khó hay khơng thể cung cấp các báo cáo tài chính, lảng tránh trả lời những câu hỏi về tình hình hoạt động gần đây của DN.
- Khó trả lời những câu hỏi liên quan đến dự báo sản xuất kinh doanh như doanh số bán, biên lợi nhuận, khả năng sinh lời….
- Thể hiện sự khơng hài lịng với cách đối xử của các ngân hàng khác hoặc với những nhà kiểm toán hiện nay.
- Thay đổi nhà kiểm tốn, nhà điều hành cao cấp. - Khơng có sẵn những thơng tin nội bộ hoặc thông tin
nội bộ kém chất lượng.
- Có những thay đổi lớn trên số dư tài chính, trong lãi hoạt động hoặc hệ số tài chính khơng giải thích được. - Thay đổi đột ngột về phương
pháp kế toán.
- Tái cơ cấu nợ hoặc hủy bỏ việc chia cổ tức.
- Làm ăn thua lỗ.
- Các thay đổi bất lợi về cơ cấu vốn.
- Sai lệch giữa doanh số thực và dự đoán.
- Tài khoản tiền gửi có các hoạt động bất thường khơng giải thích được.
- Thấu chi được sử dụng như một phương tiện thường xuyên.
Ngày nay, bên cạnh việc nhận thức của người dân được nâng cao, thì thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng của các cá nhân và tổ chức cũng được cải thiện. Với chủ trương tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cá nhân được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng, các ngân hàng đều cơng khai thực hiện tư vấn quy trình, thủ tục cho khách
hàng khi họ có nhu cầu vay vốn. Nên đã có khơng ít trường hợp khách hàng lợi dụng sự am hiểu về thủ tục và quy trình vay vốn để qua mặt cán bộ tín dụng trong việc cung cấp các thông tin sai lệch trên hồ sơ vay vốn, làm giả các phương án, dự án đầu tư, kinh doanh, làm giả chứng từ, sổ sách kinh doanh hay có hành vi gian lận liên quan đến tài sản đảm bảo... Vì vậy, ngồi việc đối chiếu bản chính các chứng từ khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng cần đánh giá và phân tích kỹ lưỡng các thơng tin thu thập được khi thẩm định khách hàng xem có điều gì bất thường khơng nhằm phát hiện ngay từ đầu các hành vi cố ý gian lận, lừa đảo từ khách hàng (bảng 3.1) để có biện pháp xử lý kịp thời.
c. Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng
Rủi ro tín dụng bắt đầu từ những phân tích và thẩm định tín dụng khơng cẩn trọng và thiếu chính xác dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm. Đây là bước cực kỳ quan trọng và đảm bảo hạn chế rủi ro tín dụng với hiệu quả cao nhất, ít tổn thất nhất. Q trình thẩm định cần đáp ứng các yêu cầu về chất lượng phân tích và thời gian ra các quyết định, đảm bảo sự cẩn trọng hợp lý trên cơ sở phân tích lợi nhuận và rủi ro cũng như đáp ứng các yêu cầu về chất lượng phục vụ khách hàng.
Thực hiện phân tích và thẩm định chính xác rủi ro tổng thể thơng qua các dữ liệu về tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanh và triển vọng phát triển của doanh nghiệp… để nhận dạng được các rủi ro của doanh nghiệp, định ra một giới hạn tín dụng hợp lý đối với khách hàng.
Cần chú trọng đến phân tích định lượng nhằm lượng hóa rủi ro của khách hàng qua đánh giá các số liệu đồng thời kết hợp với phân tích định tính (phân tích vi mơ, vĩ mơ, mơi trường cạnh tranh và nội bộ của DN, lịch sử quan hệ với các ngân hàng…). Trong phân tích định lượng cần ứng dụng và hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng. Hệ thống này cần được thường xuyên điều chỉnh cho phù hợp với thực tế và điều kiện kinh tế Việt Nam, không nên cứng nhắc theo những tính tốn của các nước có điều kiện khơng tương đồng. Thơng qua việc sử dụng các mơ hình định lượng, mức độ rủi ro sẽ được lượng hóa hợp lý, phản ánh
một cách rõ ràng hơn mức độ rủi ro của các khoản vay dự kiến và xây dựng những biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trước khi cấp tín dụng cho khách hàng.
Bên cạnh đó, cần tập trung phân tích rủi ro của phương án vay. Trong đó, cần chú ý phân tích tính pháp lý của phương án/ dự án vay, nguồn cung cấp, thị trường và khả năng tiêu thụ… Đồng thời cần đưa ra những dự kiến, khả năng kiểm soát của ngân hàng và kịch bản xử lý khi những tình huống xấu xảy ra.
Ngoài ra, cần phối hợp chặt chẽ các điều kiện trong hợp đồng tín dụng như lãi suất, tỷ lệ vốn tự có tham gia vào phương án hoặc dự án đầu tư, các tài sản đảm bảo… để đảm bảo lợi ích thu được phải tương xứng với mức độ rủi ro.
d. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của 3 kênh phòng vệ trong hoạt động tín dụng tại ACB
Nhân viên quản lý khách hàng/ thẩm định, nhân viên phân tích tín dụng/ thẩm định tài sản và nhân viên pháp lý chứng từ được xem là 3 kênh phòng vệ của ACB trong hoạt động tín dụng. Bởi lẻ mỗi bộ phận là một mắc xích quan trọng trong quy trình cho vay tại ACB, cụ thể:
- Nhân viên quản lý khách hàng hoặc thẩm định tín dụng (nhân viên PFC*/R*): là bộ phận tiếp nhận nhu cầu, tư vấn và hướng dẫn khách hàng thực hiện các thủ tục vay vốn tại ACB. Ngoài ra, đây cũng là đầu mối chăm sóc, quản lý khách hàng trong suốt thời gian quan hệ tại ACB.
- Nhân viên phân tích tín dụng và thẩm định tài sản: bộ phận phân tích tín dụng có nhiệm vụ thu thập thông tin và chứng từ có liên quan đến hồ sơ tín dụng; thẩm định hoặc tái thẩm định và phân tích thơng tin đã thu thập; nhận xét và lập tờ trình đề xuất cấp tín dụng cho cấp có thẩm quyền phê duyệt; kiểm tra giám sát mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng. Thẩm định tài sản là bộ phận kiểm tra, đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ về chứng từ sở hữu tài sản, đo đạc, thẩm tra tình hình thực tế nơi tài sản tọa lạc, đảm bảo tính tốn giá trị tài sản đúng và chính xác theo quy định.
- Nhân viên pháp lý chứng từ chịu trách nhiệm soạn thảo hợp đồng và các chứng từ có liên quan (các văn bản/ cam kết của khách hàng), trực tiếp thực hiện thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo tài sản tại các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền; xác nhận, phong tỏa TSĐB; quản lý và thực hiện các thủ tục liên quan đến TSĐB trong thời gian thế chấp, cầm cố tại ACB.
Một trong những thế mạnh trong công tác quản lý rủi ro tín dụng ở ACB là có sự phân cơng, phân quyền, hạn mức kinh doanh cho từng bộ phận tham gia vào hoạt động cho vay. Thứ nhất, nó đảm bảo tính khách quan, thúc đẩy tính minh bạch và trách nhiệm của từng bộ phận trong công tác thẩm định và cho vay. Thứ hai, mỗi bộ phận tương ứng với mỗi bước trong quy trình tín dụng như một tấm lá chắn có nhiệm vụ sàng lọc khách hàng tại khâu của mình. Chẳng hạn như PFC*/ R* sẽ chọn lọc khách hàng ngay từ đầu trong giai đoạn tư vấn và nhận hồ sơ vay vốn. Nhân viên phân tích tín dụng sẽ thẩm định lại khách hàng một lần nữa khi phân tích tín dụng và song song đó nhân viên thẩm định tài sản cũng sẽ giúp ngân hàng xác định đúng giá trị tài sản mà khách hàng dự định đảm bảo cho khoản vay. Đây là khâu quan trọng nhất, trong giai đoạn này, những khách hàng không đủ điều kiện sẽ bị từ chối cấp tín dụng. Và cuối cùng là việc soạn thảo những hợp đồng, văn bản và hoàn thiện các thủ tục pháp lý đối với khách hàng được thực hiện bởi bộ phận pháp lý chứng từ. Các điều kiện pháp lý trong hợp đồng tín dụng càng chặt chẽ càng đảm bảo các quyền lợi của ACB khi rủi ro xảy ra đồng thời nâng cao trách nhiệm của khách hàng torng việc sử dụng vốn vay, hạn chế rủi ro xảy ra. Thứ ba, xác suất xảy ra rủi ro trong ba giai đoạn này là rất cao và có thể gây thiệt hại cho ngân hàng.
Chính vì vậy, cơng tác hồn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả làm việc của ba bộ phận này là rất quan trọng và cần thiết để giúp ngân hàng tối thiểu hóa rủi ro trong hoạt động của mình.
Để thực hiện được điều đó, ACB cần phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý và phát triển nguồn nhân lực để thu hút nhân tài, cán bộ nghiệp vụ và cán bộ quản lý có trình độ giỏi thơng qua việc xây dựng hệ thống khuyến khích và chế độ quản lý lao động phù hợp; xây dựng đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ ngân hàng; đồng thời nâng cao năng lực quản trị chiến lược, điều hành kinh doanh của cấp lãnh đạo ngân hàng.
e. Củng cố và hồn thiện hệ thống thơng tin tín dụng phục vụ mơ hình chấm điểm và xếp hạng tín dụng tại ACB
Thực tế cho thấy một trong những nguyên nhân gây nợ xấu cao ở các NHTM là do cơng tác xếp hạng tín dụng chưa được quan tâm và chưa thực hiện tốt vai trò