Một điều nữa…

Một phần của tài liệu Bí quyết đổi mới và sáng tạo (Trang 147 - 149)

- NANCY DUARTE, Tác giả Slide: Ology

Một điều nữa…

Đừng để những kẻ ngốc làm bạn nản lòng

Tự tin là cách chắc chắn nhất để đạt được những gì bạn muốn. Nếu sâu thẳm trong tim bạn biết rằng mình sẽ trở thành một cái gì đó, thì bạn sẽ đạt được đúng như vậy. Đừng bao giờ suy nghĩ theo chiều hướng ngược lại. Đó là tai họa.

- Tướng George S.Patton

Cải cách là thứ gì đó xa vời bởi rất ít người có đủ can đảm để ứng dụng những ý tưởng mới hoàn toàn, và đủ can đảm để theo đuổi niềm tin của họ. Cải cách đòi hỏi sự tự tin, dũng cảm, và kỷ luật để dập tắt những ý kiến tiêu cực. Ít ai có được lịng can đảm ấy, và đó là lý do tại sao chẳng mấy người có tiềm năng cải cách trên quy mơ lớn, như cách mà Steve Jobs đã làm. Những ý tưởng, những công ty và các trào lưu vĩ đại tiếp theo sẽ đến từ những cá nhân hiếm hoi đó, những người dũng cảm tin tưởng vào những nguyên tắc của bản thân, và khởi nghiệp cho chính bản thân họ, bất chấp những rủi ro có thể xảy ra.

Năm 1977, khi Apple bắt đầu bán sản phẩm máy tính cá nhân mới mang tên Apple II thì Ken Olsen, người sáng lập Digital Equipment nói: “Chẳng có lý lo gì để mọi người cảm thấy cần một chiếc máy tính trong nhà.” Thật may là Steve Jobs rất tin tưởng vào lý tưởng của mình, tức là đem máy tính đến tay tất cả mọi người.

Hầu như tất cả các nhà khởi nghiệp thành đạt đều từng phải chiến đấu với thói đa nghi. Hãy tưởng tượng một chàng trai trẻ sẽ cảm thấy khó khăn thế nào nếu phải nghe những câu sau:

“Chúng tôi không cần anh. Anh vẫn chưa tốt nghiệp đại học.”

“Nhấc chân khỏi bàn của tôi và ra khỏi đây ngay! Người cậu bốc mùi và chúng tôi sẽ không mua sản phẩm của cậu đâu.”

“Chuỗi cửa hàng của cậu sẽ khơng hiệu quả sụp đổ thơi. Có lẽ đã đến lúc cậu nên thơi suy nghĩ theo kiểu khác người đi.”

“Rắc rối của anh là ở chỗ anh vẫn tin vào đường lối bán trứng cá muối trong một xã hội dường như chỉ phù hợp với pho mát và bánh quy giòn.”

Những nhận xét trên, dù ở thời điểm này hay thời điểm khác, đều hướng tới một người mà sau này được công nhận là chuyên gia cải cách: Steve Jobs. Jobs và Woz phải đối mặt với vô số “tên ngu ngốc”, những người khơng tán thành những gì hai nhà khởi nghiệp đang cố gắng xây dựng – chế tạo các công cụ dễ sử dụng cho những ai muốn thay đổi thế giới. Họ bỏ ngoài tai lời của các nhà phê phán. Năm 2005, Jobs khuyên các sinh viên tốt nghiệp đại học Stanford như sau: Đừng để ý kiến của người khác nhấn chìm những suy nghĩ bên trong bạn.”

Woz tổng kết một bí quyết để thành cơng trong cuốn sách của mình, iWoz. Khi được hỏi “Theo ông phải làm thế nào để thay đổi thế giới?”, Wozniak trả lời:

Đầu tiên, bạn cần phải tin tưởng vào bản thân. Đừng do dự. Sẽ có những người – thực chất tơi đang nói đến đại đa số mọi người, những người bạn gặp trong cuộc sống – họ chỉ biết tư duy theo kiểu trắng đen… Có thể họ khơng hiểu vì họ khơng tưởng tượng được ra nó, hoặc có thể họ khơng hiểu vì ai đó đã bảo họ rằng cái gì là tốt, cái gì là hữu dụng, và những thứ họ đã nghe không bao gồm ý tưởng của bạn. Đừng để những người này làm bạn nản lịng. Hãy nhớ rằng họ đang nhìn sự việc theo quan niệm phổ biến của xã hội vào thời điểm đó. Họ chỉ biết những thứ họ được nghe, được nhìn. Đó là một kiểu định kiến, thực chất là một kiểu định kiến chống lại tinh thần cải cách.

Đối với mọi người, thật khó để vui vẻ chấp nhận những điều chưa biết, tuy nhiên, chúng là một thế giới dễ chịu, thoải mái nhất đối với các nhà cải cách. Theo nhà phân tích Tim Bajarin, người hiểu Apple hơn hầu hết mọi người trên thế giới, thì đa số các nhà kinh doanh chun nghiệp khơng có chung phương thức kinh doanh với Steve Jobs. “Hầu như mọi doanh nghiệp đều cố gắng để dự đoán những điều khách hàng muốn trong 12 hoặc 18 tháng tiếp theo. Nhưng Steve lại hứng thú với việc cơng nghệ cho phép con người làm được những gì trong vịng 10 năm nữa,” Bajarin nói.

Những người biết suy nghĩ dài hạn rõ ràng phải chống lại những cơn gió ngược từ lối suy nghĩ ngắn hạn của hầu hết mọi người, một loại áp lực mà Bajarin tin rằng rất phổ biến trong xã hội công nghiệp của nước Mỹ ngày nay. Jobs cắm đầu lao thẳng vào những cơn gió ngược, đối mặt với những rào cản và ngờ vực với lòng đam mê và một niềm tin vững chắc vào tầm nhìn dài hạn của mình.

Một trong những lời khen ngợi lớn nhất dành cho Steve Jobs lại đến từ một người ít ngờ tới nhất: nhà đồng sáng lập Microsoft – Bill Gates. Vào tháng Năm năm 2007, Gates và Jobs cùng đứng trên sân khấu trong một cuộc gặp mặt hiếm hoi tại hội thảo D:All Things Digital. Gates được hỏi về đóng góp vĩ đại nhất của Apple vào nền cơng nghiệp máy tính. Ơng trả lời:

Những gì Steve Jobs đã làm quả thực rất phi thường, mà cột mốc đầu tiên là năm 1977 khi Apple II ra đời và trở thành máy tính sản xuất hàng loạt. Apple đánh cược rằng đó sẽ là một hiện tượng nổi bật đến kinh ngạc. Và Apple theo đuổi giấc mơ đó. Một trong những phát kiến quan trọng nhất là chiếc Macintosh. Đó là cả một sự mạo hiểm. Có thể mọi người không biết rằng Apple đã đánh cược cả cơng ty vào sản phẩm này. Steve từng có một bài phát biểu mà tơi rất thích. Anh ấy nói: Chúng ta xây dựng một sản phẩm mà tự chúng ta cũng muốn sử dụng. Anh ấy đã theo đuổi mục tiêu đó với khiếu thẩm mỹ tinh tế tuyệt vời, và nó có sức ảnh hưởng lớn lao đến nền cơng nghiệp máy tính, sự nghiệp cải cách và tinh thần chấp nhận mạo hiểm của con người.

“Tơi tin rằng chúng ta có thể mơ một giấc mơ với lý tưởng lớn lao,” Bajarin nói với tơi. “Các nhà khởi nghiệp vĩ đại đều tập trung vào hiện tại, nhưng những người tiên tiến nhất có một lộ trình rõ ràng về nơi họ sẽ tới trong tương lai. Steve Jobs đáp ứng những nhu cầu ngắn hạn của con người trong thời điểm hiện tại, nhưng ơng vẫn mơ và dự đốn những gì con người mong muốn trong tương lai.”

Năm 1997, khi Apple đang bên bờ vực phá sản, Jobs triệu tập một cuộc họp giữa các nhân viên. Và ơng đã có một bài nói chuyện thân mật, nhắc nhở mọi người tại sao Apple khơng được phép thất bại. Jobs nói: “Việc chúng ta làm khơng phải là tạo ra những cái hộp để giúp mọi người hồn thành cơng việc. Chúng ta tin rằng những người có niềm đam mê có thể làm cho thế giới tốt đẹp hơn.” Jobs đã rời

xa công ty mà ông sáng lập hơn 10 năm, nhưng những lý tưởng của ơng vẫn cịn ngun vẹn. Dường như khơng có gì là khơng thể.

Steve Jobs nói ơng thường soi gương mỗi sáng và tự hỏi: “Nếu hôm nay là ngày cuối cùng được sống, thì mình có muốn làm những việc trong kế hoạch của ngày hơm nay khơng?” Nếu có q nhiều câu trả lời “khơng” thì Jobs biết đã đến lúc cần thay đổi cái gì đó. Bạn từng trả lời “không” trong một thời gian dài? Nếu vậy, bạn nghĩ Steve sẽ làm gì nếu ở trong hồn cảnh của bạn? Tơi hy vọng rằng bảy nguyên tắc được giới thiệu trong cuốn sách này sẽ chỉ đường cho bạn.

Ở Mỹ, vào giữa những năm 1980 và 2005, hầu như mọi việc làm mới đều đến từ các công ty 5 năm tuổi hoặc ít hơn thế; đó là tổng kết của ký mục gia tờ New York Times, Thomas Friedman. Friedman cho rằng để trở nên thịnh vượng, một quốc gia cần nhiều hơn các nhà khởi nghiệp chứ không phải là những khoản cứu trợ tài chính. “Giảm tỷ lệ thất nghiệp một cách bền vững khơng có nghĩa là cứu giúp công ty General Motors hay trợ cấp xây dựng cầu đường. Chúng ta phải nhanh chóng tạo ra nhiều cơng ty mới… Nhưng bạn không mấy khi chú ý đến điều này: Những công việc lương cao không đến từ tiền cứu trợ. Chúng đến từ các nhà khởi nghiệp. Những nhà khởi nghiệp đến từ đâu? Họ là những con người thông minh, sáng tạo, dám mạo hiểm và đầy cảm hứng.

Có lẽ bài học quan trọng nhất mà Steve Jobs dạy chúng ta là mạo hiểm đòi hỏi lòng can đảm và một chút điên rồ. Hãy nhìn thấy thiên tài trong sự điên rồ của bạn. Hãy tin tưởng vào bản thân, tin vào lý tưởng của bạn, và chuẩn bị sẵn sàng để bảo vệ những niềm tin đó. Chỉ khi đó cải cách mới đơm hoa kết trái, và chỉ khi đó bạn mới có thể làm chủ một cuộc sống “trên cả tuyệt vời”.

Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/

Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach

Một phần của tài liệu Bí quyết đổi mới và sáng tạo (Trang 147 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)