3.1. Thời điểm tưới nước cho hồ tiêu
Xác định thời điểm tưới nước cho hồ tiêu rất quan trọng vì nếu tưới muộn quá sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng, năng suất hồ tiêu. Nếu tưới sớm quá hoa sẽ nở không tập trung ảnh hưởng đến năng suất và công tác thu hoạch sau này. Ngồi ra cịn làm tăng chi phí cho tưới nước.
Cây hồ tiêu cần phải trải qua một thời kỳ khô hạn từ 30 – 45 ngày để cây ngừng sinh trưởng và các mầm ngủ phân hóa thành các mầm hoa. Sau khi thu hoạch, các vườn hồ tiêu kinh doanh cần phải xiết nước cho đến khi cây phân hóa mầm hoa đầy đủ sẽ tưới nước. Tuy nhiên, thời điểm tưới nước và số lần tưới nước tùy thuộc vào tình trạng sinh trưởng của cây và thời gian khơ hạn trong năm. Nếu những vườn tiêu có biểu hiện suy yếu (lá vàng, héo,…), sai quả cần phải tưới nước trước khi thu hoạch hoặc những năm mùa khô kéo dài cần phải tưới nhiều đợt để đảm bảo duy trì sinh trưởng cho cây
Để xác định thời điểm tưới nước cho cây hồ tiêu chính xác nhất, nên sử dụng máy đo độ ẩm đất của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên. Đối với lần tưới đầu tiên, khi độ ẩm đất đạt 28 – 29%. Các lần tưới sau khi độ ẩm đất cao hơn hơn lần đầu 1 – 2%.
Hình 22: Phun phân bón lá
Sử dụng phân bón lá bổ sung phân trung lượng (Ca, Mg...) và vi lượng (Zn, B...) cho hồ tiêu nhằm tăng tỷ lệ ra hoa, đậu quả, giảm tỷ lệ rụng. Phun phân bón lá 2-3 lần trong mùa mưa, phun đúng nồng độ khuyến cáo. Phun kỹ mặt dưới lá và phun vào lúc trời mát khơng nắng gắt, mưa lớn.
KỸ THUẬT CHĂM SĨC HỒ TIÊU BÀI
2
3.2. Lượng nước tưới và chu kỳ tưới
Bảng 3. Lượng nước tưới và chu kỳ tưới cho cây hồ tiêu
Hồ tiêu trồng mới và kiến thiết cơ bản phải tưới nước đều trong mùa khơ cho đến khi có mưa. Đối với cây tiêu trồng mới, nếu trong mùa mưa gặp hạn kéo dài phải tưới bổ sung.
Hồ tiêu kinh doanh tưới vào mùa khô khi cây đang nuôi quả và đầu mùa mưa khi nhiệt độ cao, ẩm độ thấp. Tuy nhiên, sau khi thu hoạch hạn chế tưới nước liên tục, cần có thời gian xiết nước để cây phân hóa mầm hoa.
3.3. Kỹ thuật tưới nước
Có ba phương pháp tưới nước cho vườn tiêu đó là: - Tưới gốc
- Tưới nhỏ giọt
- Tưới phun mưa dưới tán
Loại vườn Tiêu trồng mới Tiêu KTCB Tiêu KD Lượng nước (lít/trụ) Chu kỳ (ngày) Lượng nước (lít/trụ) Chu kỳ (ngày) 30 - 40 60 - 80 100 - 120 10 - 15 10 - 15 20 - 25 20 - 30 40 - 50 80 - 100 7 - 10 7 - 10 10 - 15 Đất bazan Đất cát pha
Tưới gốc Tưới phun mưa dưới tán
Hình 23: Kỹ thuật tưới nước cho tiêu - Nguồn. PRDC Tưới nhỏ giọt
KỸ THUẬT CHĂM SÓC HỒ TIÊUBÀI BÀI
2
44
Hình 24: Tưới nước tiết kiệm cho
hồ tiêu kinh doanh - Nguồn. PRDC Hình 25: Tưới nước tiết kiệm cho hồ tiêu KTCB - Nguồn. PRDC
Hình 26: Bón phân qua hệ thống tưới - Nguồn. PRDC
3.4. Kỹ thuật thoát nước cho vườn tiêu
- Cần thiết kế hệ thống thoát nước cho vườn tiêu
- Rãnh thốt nước (mương phụ): kích thước rãnh: rộng 30 – 40 cm, sâu 25 – 30cm. Cách 2 – 3 hàng tiêu đào một rãnh, vị trí đào rãnh phải ở giữa 2 hàng tiêu, tránh làm tổn thương rễ tiêu.
- Mương chính: vng góc với các rãnh thốt nước và thường được đào cuối vườn hoặc xung quanh vườn. Kích thước mương rộng 50 – 60 cm; sâu 50 – 60 cm. Đối với các vườn tiêu có chiều dài lớn và độ dốc thấp, để tăng khả năng thoát nước của vườn, cách 10 hàng tiêu thì đào 1 mương ở giữa vng góc với các mương phụ.
KỸ THUẬT CHĂM SĨC HỒ TIÊU BÀI
2
Hình 27: Mương thốt nước cho
vườn tiêu Hình 28: Vun gớc cho cây tiêu đầu mùa mưa
- Đào hố rút nước tại chỗ với kích thước hố 50 x 50 x 50 cm ở vị trí ngã tư của các bồn. Cho cỏ rác, xác bã thực vật xuống hố. Nước ở các bồn tiêu sẽ tự rút xuống những hố này.
- Vào mùa mưa, cần phải vun đất cao ở phần gốc, không để đọng nước trong gốc tiêu.
Hình 29: Cỏ dại ảnh hưởng đến vườn
tiêu - Nguồn. PRDC Hình 30: Trồng cây che phủ đất hạn chế cỏ dại - Nguồn. PRDC