3. Phương pháp chẩn đoán và phát hiện bệnh trên cá, tôm
1.3. Bệnh do Vibriosi sở động vật thuỷ sản
a. Tác nhân gây bệnh
Bệnh Vibriosis là tên gọi chung cho các bệnh khác nhau ở ĐVTS do vi khuẩn
Vibrio spp gây ra. Giống Vibrio thuộc họ Vibrionaceae, có một số đặc điểm chung
như sau: có dạng hình que hay hình dấu phẩy, kích thước tế bào 0,3- 0,5 x 1,4-2,6
m. Vibrio khơng hình thành bào tử và có khả năng chuyển động nhờ một tiên
mao hoặc nhiều tiên mao mảnh. Là các vi khuẩn bắt màu gram (-), đa phần có phản ứng Oxydase (+), có khả năng oxy hố và lên men trong mơi trường O/F Glucose, khơng có khả năng sinh H2S và mẫn cảm với Vibriostat (0/129). Hầu hết các loài của giống Vibrio đều phân bố trong mơi trường nước mặn, thích hợp ở 20 – 40‰, có lồi cịn có thể phát triển ở độ mặn 70‰, nên Vibrio luôn là mối đe dọa cho nghề nuôi động vật thủy sản biển, đặc biệt giáp xác nuôi thâm canh ven biển và trên biển. Môi trường Thiosulphate citrate bile salt agar (TCBS) là môi trường chọn lọc của Vibrio spp. Dựa vào màu sắc khuẩn lạc trên môi trường chọn lọc này, Vibrio spp được chia thành 2 nhóm: Nhóm có khả năng lên men đường Sucrose và có khuẩn lạc màu vàng; Nhóm khơng có khả năng lên men đường sucrosse và có khuẩn lạc màu xanh lá cây trên môi trường TCBS.
Gây bệnh Vibriosis ở ĐVTS gặp một số loài như sau: Vibrio parahaemolyticus, V. harveyi, V. vulnificus, V. splendidus, V. alginolyticus, V. anguilarum, V. damsela, V. cholerae...
Trong bệnh Vibriosis, vi khuẩn Vibrio có thể là tác nhân sơ cấp hoặc tác nhân thứ cấp (tác nhân cơ hội), ký sinh trùng ký sinh hay các tác động môi trường như cơ học, hóa học có thể đóng các vai trò quan trọng trong các dịch bệnh Vibriosis ở ĐVTS
b. Dấu hiệu chính của bệnh
Vi khuẩn Vibrrio spp có thể cảm nhiễm và gây nhiều bệnh khác nhau ở động Vật thủy sản, đặc biệt là cá và giáp xác sống ở vùng nước có độ mặn cao. Ở ĐVTS, vi khuẩn Vibrio có thể gây một số bệnh khác nhau với những dấu hiệu bệnh lí khác nhau như sau:
Bệnh phát sáng ở ấu trùng tôm
Khi tôm bị bệnh thường yếu, lờ đờ, kém bắt mồi, nặng có thể bỏ ăn, trong bóng tối phát ra ánh sáng xanh liên tục. Khi bệnh xảy ra ở trong các trại giống tác hại thường lớn, đặc biệt ở các giai đoạn tiền ấu trùng như Zoea, Mysis. Khi bệnh xảy ra ở dạng cấp tính, có thể làm tơm ấu trùng chết hàng lọat, tỷ lệ chết có thể lên đến 100% trong bể ấp do sự nhiễm khuẩn toàn thân. Khi ta đặt ấu trùng
bị phát sáng lên kính hiển vi ở độ phóng đại > 400X có thể quan sát thấy từng đám vi khuẩn đang họat động chiếm chỗ ở một số nội quan: máu, gan tụy, mang...Bệnh phát sáng thường gây tác hại lớn ở giai đoạn ấu trùng và hậu ấu trùng, giai đoạn ấu niên trong ao nuôi thịt cũng có thể bị ảnh hưởng, nhưng tác hại thấp hơn. Từ mẫu tôm bị phát sáng người ta đã phân lập được Vibrio harveyi, V. vulnificus, và
V. parahaemolyticus
Hình 4.8: Một số hình ảnh về bệnh và tác nhân gây bệnh phát sáng ở ấu trùng tôm he: A- Các khuẩn lạc của vi khuẩn gây bệnh phát sáng; B. Ấu trùng
tôm bị bệnh phát sáng, đang phát ra ánh sáng xanh, liên tục trong bóng tối. Bệnh họai tử cục bộ ở giáp xác
Bệnh này cịn có thể có các tên gọi khác: Bệnh vỏ (shell disease), bệnh đốm nâu, đốm đen (Brown or black spot disease), bệnh hoại tử phụ bộ (Necrosis of Apendages disease), ở cua biển khi bị bệnh này có tên gọi là bệnh rỉ sắt, bệnh hoa mai.
Giáp xác khi bị bệnh này thường có một số dấu hiệu sau: xuất hiện các vùng mềm trên vỏ kitin, sau đó tạo nên các điểm nâu, đen hay trắng, tại đó vỏ kitin bị ăn mịn, các phần phụ (chân bị, chân bơi, râu...) và đi tơm có thể phồng lên lên rồi mòn cụt dần. Sắc tố Melanin bị khuyếch đại, sự mờ đục của đốt bụng thứ 6 và xuất hiện sắc tố đen nâu trên mơ gan tụy. Bệnh này có thể xảy ra ở các giai đọan phát triển khác nhau: tôm mẹ, tôm thịt, ấu trùng và hậu ấu trùng trong các trại giống.
Cũng có trường hợp bệnh xảy ra kèm theo một số dấu hiệu khác trong các ao nuôi tơm như: tơm bị bệnh thường bẩn mình, bẩn mang, có màu hồng đỏ trên cơ thể, yếu, bỏ ăn rồi chết.
Hiện tượng chết có thể xảy ra khi bệnh ở mức độ cấp tính. Nếu mãn tính có thể gây chậm lớn, phân đàn, mềm vỏ...
Có nhiều lồi vi khuẩn được phân lập từ bệnh này: Vibrio alginolyticus, V. parahaemolyticus, V. ordali, ..
Hình 4.9: A- Ấu trùng tôm bị bệnh đỏ dọc thân do Vibrrio; B- Tôm sú thịt
bị mịn đi, cụt râu, gẫy chùy do Vibrrio; C- Các vết nâu đen xuất hiện trên vỏ ở phần đầu ngực của tôm bệnh
Bệnh xuất huyết lở loét ở một số cá biển: Nhiều loài cá biển có giá trị kinh
tế cao đang được ni phổ biến ở nhiều quốc gia châu Á, như cá mú (Epinephelus
spp), cá chẽm (Lates calcarifer) thường bị bệnh này. Bệnh thường thể hiện các
dấu hiệu: trên thân xuất hiện các đốm đỏ nhỏ, tại đó vẩy cá bị tróc và rụng đi, sau một thời gian, tạo nên các vết loét nhỏ, sâu. Vây cá có thể bị mòn cụt và xơ xác. Giải phẫu bên trong cho thấy hiện tượng xuất huyết nội tạng, và xuất huyết trong cơ của cá. Cá bị bệnh có thể gây chết hàng loạt khi bị cấp tính, gây chết rải rác khi ở các thể thứ cấp tính. Từ cá bệnh ở Việt nam, người ta đã phân lập được một số loài vi khuẩn như Vibrio parahaemolyticus, V. alginolyticus, và V.
anguillarum. Ngồi ra, có những thơng báo khác về bệnh do Vibrio ở cá như vi
khuẩn V. anguillarum; V. vulnificus gây bệnh nhiễm khuẩn máu ở cá chình, V.
Một số bệnh khác. Vi khuẩn vibrio có thể tham gia vào một số bệnh khác
như: Gây chết ở ấu trùng động vật thân mềm, gây bệnh đường ruột, bệnh họai tử gan ở giáp xác. Trong nhiều trường hợp Vibrio chỉ là tác nhân thứ cấp.
Hình 4.10 : Vi khuẩn Vibrio gây bệnh trên cá biển: A- gây xuất huyết lở loét
trên cá mú; B- Gây lở loét trên cá bóp.
c. Đặc điểm phân bố và lây truyền
Bệnh Vibriosis có thể quan sát được ở khắp mọi nơi có nghề ni động vật thủy sản nước lợ và nước mặn, sự phân bố của bệnh này rộng khắp thế giới, tập trùng ở châu Á, Phi, và Mỹ. Ở Việt Nam, ngay từ những năm 1989–1990, các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng: bệnh Vibriosis, đặc biệt là bệnh phát sáng rất phổ biến trong các trại sản xuất tôm sú giống và trong ao nuôi thương phẩm ở Việt Nam, có thể gặp ở bất kì một cơ sở sản xuất nào. Những năm gần đây, nghề nuôi cá và động vật thân mềm nước mặn phát triển, bệnh Vibriosis đã trở thành các bệnh thường gặp và gây nhiều tác hại cho nghề nuôi thủy sản.
Hầu như tất cả các lồi ĐVTS ni nước lợ mặn đều có thể bị nhiễm và chịu tác hại của bệnh Vibriosis, như: các lồi tơm he (Penaeus spp) và tôm thẻ (Metapenaeus spp) (Lightner 1996; Gilda D. Liopo và ctv., 2001). Các lồi tơm hùm châu Mỹ: Homarus americarus, H. gammarus và tôm hùm châu Á: Panulirus
hormarus, P. ornatus... đều có thể nhiễm bệnh do Vibrio (Fisher, 1977; Roald,
1981; Bowser, 1981; Đỗ Thị Hịa, 2001). Các lồi cua biển cũng thường xun chịu ảnh hưởng của bệnh này: cua xanh (Callinectes sapidus) đã bị chết với tỷ lệ > 50% do Vibrio đã được Tukiash thông báo 1970; Loài cua đá (Callinectes
irroratus) đã bị chết do cảm nhiễm Vibrio ở t0 = 200C sau 24 h (Newman và Feng
1982). Các lồi cá biển ni có giá trị kinh tế ở khu vực châu Á như cá mú (Epinephelus spp), cá chẽm (Lates calcarifer), cá hồng (Lutjanus
spp).. đều chịu tác hại của bệnh này, đặc biệt là hình thức ni lồng bè trên biển
(Gilda D. Liopo và ctv., 2001)
Bệnh này có thể xảy ra ở các giai đọan ấu trùng, hậu ấu trùng, ấu niên, cơ thể trưởng thành, ở đàn bố mẹ của các lồi tơm, cua, cá biển. Tuy vậy, tùy theo từng bệnh, cũng có thể gây nặng hơn ở giai đoạn này, và nhẹ hơn ở giai đoạn kia. Ví dụ: Bệnh phát sáng do Vibrio harveyi có thể xảy ra ở nhiêu giai đoạn khác nhau, nhưng tác hại nặng nhất là giai đoạn tiền ấu trùng: Zoaea và Mysis.
Vi khuẩn Vibrio có thể gây ra các bệnh mãn tính, thứ cấp tính và cấp tính. Khi bệnh cấp tính xảy ra tỷ lệ chết có thể lên tới 100% nếu khơng có biện pháp trị bệnh thích hợp. Khi bệnh Vibriosis bùng nổ ở mức độ cấp tính, ln ln liên quan đến vấn đề stress và chất lượng môi trường nước xấu. Vibrio là vi khuẩn đặc trưng cho vùng nước biển ấm, phát triển mạnh ở nhiệt độ 25-300C.
Trong các bệnh Vibriosis, vi khuẩn Vibrio có thể là tác nhân sơ cấp cũng có thể là tác nhân thứ cấp và nguyên nhân đầu tiên của bệnh này chính là các yếu tố môi trường, yếu tố cơ học hay sinh vật kí sinh gây thương tổn, rách nát trên cơ thể ĐVTS, tạo điều kiện cho vi khuẩn Vibrio xâm nhập và gây bệnh. Do vậy, trong nghiên cứu bệnh ở ĐVTS, phân lập được Vibrio từ mẫu bệnh khơng khó, nhưng xác định được vai trị của chúng trong một bệnh khơng đơn giản và các thí nghiệm cảm nhiễm ngược khó thành cơng, do ta khơng tạo nên được các yếu tố điều kiện để bệnh bùng phát.
Trong các hệ thống nuôi thủy sản, vi khuẩn Vibrio xâm nhập vào ao, bể theo một số con đường: nguồn nước, dụng cụ dùng, tôm mẹ hoặc tôm giống, thức ăn, đặc biệt là thức ăn tươi sống như Artema và chúng có thể nằm sẵn trên thành bể, dưới đáy ao.
Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy, vi khuẩn Vibrio tồn tại rất phổ biến ở nước biển ven bờ, mật độ Vibrio trong nưóc biển ven bờ có thể tăng lên nhiều lần vào các ngày biến động do bão, gió mùa hay áp thấp nhiệt đới.
d. Biện pháp chẩn đốn bệnh
Có thể chẩn đoán bệnh Vibriosis dựa vào những dấu hiệu bệnh lí đã mơ tả ở phần trên. Cũng có thể áp dung phương pháp chẩn đoán nhanh để kiểm tra các mẫu ép tươi ấu trùng hay gan tụy, máu của tôm để phát hiện sự chiếm chỗ của vi khuẩn trong tổ chức mơ của các nội quan. Vi khuẩn Vibrio có thể phân lập bằng phương pháp vi sinh vật học trên môi trường nuôi cấy chọn lọc TCBS, trên môi trường này, vi khuẩn vibrio phát triển rất nhanh, sau 15-18h, ở nhiệt độ 30-350C, các khuẩn lạc của Vibrio đã lớn và phân biệt rõ ràng trên mơi trường ni cấy. Ngồi ra có thể áp dụng một số phương pháp hiện đại khác như kỹ thuật PCR, kính hiển vi điện tử (TEM)
e. Phương pháp phòng trị bệnh
Phương pháp phòng bệnh
+ Làm tốt công tác sát trùng bể, ao và dụng cụ trước một đợt sản xuất. + Nguồn nước phải được sát trùng bằng các phương pháp khác nhau như : phương pháp cơ học (lọc), phương pháp hóa học (xử lí bằng thuốc sát trùng), phương pháp lí học (sát trùng bằng đèn cực tím), phương pháp sinh học, phương pháp sinh thái để tiêu diệt và kìm hãm tác sự phát triển của Vibrio...
+ Rửa trứng hay rửa Nauplius của giáp xác bằng nước biển sạch hay bằng formol 100-200ppm trong 30 giây đến 1 phút.
+ Xifon đáy và lọc nước để loại bỏ các chất hữu cơ lắng đáy và lơ lửng trong bể ấp và thay nước đáy trong ao thâm canh, cần lựa chọn thức ăn có chất lượng tốt, xác định khẩu phần thức ăn chính xác, tránh dư thừa. Trong ni thâm canh, khơng dùng thức ăn sống
+ Có thể dùng chế phẩm vi sinh (Probiotic) để cân bằng sinh thái trong hệ thống nuôi và giảm lượng chất thải hữu cơ trong ao, bể, kìm hãm sự phát triển của
Vibrio gây bệnh.
+ Sát trùng thức ăn tươi sống bằng một số thuốc diệt khuẩn (Formalin, Iodine) rồi rửa lại bằng nưóc sạch trước khi cho ấu trùng ăn.
+ Đến giai đọan hậu ấu trùng, và trong ao ni tơm thịt có thể giảm độ mặn xuống 15 – 20 %o để kìm hãm sự phát triển của Vibrio.
+ Có thể làm tăng hệ miễn dịch tự nhiên của tôm bằng quản lý môi trường tốt và bổ sung một số sản phẩm như vitamin C, A, E, và Glucan và hạn chế dùng hóa dược trong NTTS.
+ Khơng dùng kháng sinh (antibiotic) để phịng bệnh, có thể dùng thuốc sát trùng (Formol, BKC...) để diệt khuẩn ngồi mơi trường, nhưng phải lựa chọn nồng độ thuốc không ảnh hưởng tới vật nuôi và chỉ dùng khi thật sự cần thiết, coi đó chỉ là giải pháp cuối cùng.
+ Khi bệnh đã xảy ra, trước khi xả bỏ, cần dùng thuốc diệt khuẩn (Chlorine, formol) để sát trùng nước diệt vi khuẩn.
+ Quản lý hệ phiêu sinh ổn định cũng là giải pháp kìm hãm sự phát triển của
Vibrio trong ao
+ Với hình thức ni cá lồng bè, cần lựa chọn nưới đặc lồng có lưu tốc dịng chảy thích hợp để tăng trao đổi nước và loại bỏ các chất thải. Thường xuyên làm vệ sinh thành lồng để giảm mật độ vi khuẩn trong lồng. Tránh các sây sát do tác động cơ học và ký sinh trùng. Có thể treo túi thuốc sát trùng ở góc
lồng để diệt khuẩn trong nước. Bổ sung vitamin C vào khẩu phần thức ăn cá trong các mùa bệnh.
Phương pháp trị bệnh
Khi bệnh Vibriosis đã xuất hiện, có thể dùng kháng sinh để trị bệnh. Tuy vậy cần dung thuốc theo 2 hướng:
- Diệt vi khuẩn cảm nhiễm bên trong cơ thể bằng cách trộn kháng sinh vào thức ăn như một số kháng sinh thuộc nhóm Sulpamid: sulfamethoxine, Bactrim, cotrim: 15 – 20g/ kg thức ăn, cho ăn liên tục trong 5 – 7 ngày; Oxonilic Acid 25%: 2 –5g / kg thức ăn, cho ăn trong 5 – 7ngày.
- Giảm mật độ vi khuẩn trong nước và cải thiện điều kiện môi trường bằng một số biện pháp kĩ thuật: xifon đáy, thay nước đáy, dùng một loại thuốc diệt khuẩn như: Benzalkonium chloride (BKC), Iodine... sau đó thay một phần nước trong ao, gây lại màu nước.
Tuy vậy, ở giai đọan tiền ấu trùng và hậu ấu trùng, do sức chịu đựng của vật nuôi với thuốc rất kém và khi bệnh đã xảy ra cấp tính, phần lớn tơm trong bể ấp đã bỏ ăn, do vậy dùng thuốc khó khăn và ít có hiệu qủa.