Bệnh đục cơ của tôm càng xanh

Một phần của tài liệu Giáo trình Chẩn đoán và chữa bệnh do vi khuẩn và virút (Nghề: Phòng và chữa bệnh thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 64 - 66)

3. Phương pháp chẩn đoán và phát hiện bệnh trên cá, tôm

1.10. Bệnh đục cơ của tôm càng xanh

a. Tác nhân gây bệnh

Tác nhân gây bệnh là cầu khuẩn Lactococcus garvieae (Enterococcus

seriolicida). Là các vi khuẩn gram (+), có dạng hình cầu hay hình trứng. Vi khuẩn

phát triển ở nhiệt độ 10-400C, độ muối thích hợp 0,5-6,0 ‰, pH 9,6 (theo Winton Cheng, Jiann-Chu Chen, 1998-2001).

72

Theo phân lập của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I ở một mẫu tôm càng xanh bị bệnh đục thân ở Hải Phòng, đã phân lập được cầu khuẩn gram dương và trực khuẩn dung huyết mạnh, gram âm.

b. Dầu hiệu bệnh lý

Tôm kém ăn, hoạt động chậm chạp, đầu tiên cơ phần đuôi chuyển màu trắng đục, có thể quan sát rõ các vết trắng đục dưới ánh sáng mặt trời, sau lan dần lên phía đầu ngực, tơm bệnh nặng mang chuyển màu trắng đục, vỏ tơm mềm, khi luộc chín mầu hồng nhợt nhạt, mất đi sắc tố đỏ của những con tôm khỏe mạnh. Tơm bị bệnh này có tỷ lệ chết cao.

c. Phân bố và lan truyền bệnh

Bệnh đục cơ ở tôm đã xảy ra ở các ao nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium

rosenbergii) ở Trung Quốc, Đài Loan, tỷ lệ nhiễm bệnh từ 30- 75%. Ở Việt Nam

bệnh đục cơ đã xuất hiện một vài năm nay, từ năm 2000 tôm càng xanh bột (nguồn gốc từ Trung Quốc) nhập về Thanh Trì, Hà Nội, đã có hiện tượng tơm đục cơ và chết hàng loạt. Đầu năm 2002 đàn tôm bố mẹ (5-6 tạ) của một trại sản xuất tơm giống ở Hải Phịng đã bị bệnh đục cơ. Sau khi cho nở ấu trùng và ương thành tôm bột, tỷ lệ sống rất thấp đạt khoảng 1%. Tháng 5 năm 2002, một số ao nuôi tơm càng xanh ở Thanh Trì, Hà Nội thả giống cỡ 0,2g/con, nuôi sau 15-20 ngày tôm đã xuất hiện bệnh đục cơ và chết rải rác. Tỷ lệ nhiễm bệnh trong đàn tơm ni ở Thanh Trì từ 6-90%.

d. Chẩn đoán bệnh

Dựa vào dấu hiệu bệnh lý như đã mô tả để nhận biết về bệnh đục cơ. Có thể phân lập vi khuẩn để xác định bệnh

e. Phòng và trị bệnh

Phòng bệnh: Để phòng bệnh cần duy trì ổn điịnh một số yếu tố mơi trường

tránh gây sốc cho tôm nuôi, đặc biệt cần quan tâm tới các yếu tố nhiệt độ, độ mặn, pH, DO và các yếu tố khác. Dùng vôi sống CaCO3 liều lượng 1-2 kg

/100m3 nước ao và dùng các chất vô cơ chứa ClO để diệt trùng đáy. Cho tôm ăn thêm vitamin C, liều lượng 2-3g/1kg thức ăn cơ bản, mỗi đợt ăn 1 tuần, mỗi tháng cho ăn 2 đợt.

Trị bệnh: Dùng kháng sinh trộn vào thức ăn tôm để trị bệnh, nếu nhiều tơm

trong ao, bể cịn bắt mồi: dùng Ciprofloxancin liều lượng 100mg/1kg tôm/ngày đầu và từ ngày thứ 2-7 cho ăn liều 50mg/ kg tôm/ ngày

Một phần của tài liệu Giáo trình Chẩn đoán và chữa bệnh do vi khuẩn và virút (Nghề: Phòng và chữa bệnh thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 64 - 66)