Bệnh vi khuẩn dạng sợi ở giáp xác

Một phần của tài liệu Giáo trình Chẩn đoán và chữa bệnh do vi khuẩn và virút (Nghề: Phòng và chữa bệnh thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 61 - 64)

3. Phương pháp chẩn đoán và phát hiện bệnh trên cá, tôm

1.9. Bệnh vi khuẩn dạng sợi ở giáp xác

a. Tác nhân gây bệnh

Tác nhân gây bệnh chủ yếu là một số giống vi khuẩn dạng sợi thuộc họ Cytophagcae: Leucothrix mucor, Cytophagr sp, Flexibacter sp, Thiothrix sp, Flavobacterium sp,... các vi khuẩn này có thể độc lập hoặc phối hợp với nhau gây

bệnh tập trung nhiều ở mang, thân và các phần phụ của tôm bệnh. Vi khuẩn chỉ tồn tại ở các thể dinh dưỡng, chúng khơng hình thành quả thể và khơng hình thành bào tử. Chúng là một thành viên của khu hệ vi sinh vật hoại sinh sống trong nước biển và cửa sơng. Chúng có thể bám trên bề mặt phía ngồi của nhiều lồi động vật thuỷ sinh. Chúng có khả năng phân giải xenlulose, kitin và nhiều hợp chất hữu cơ khác.

b. Dấu hiệu bệnh lý

Ấu trùng và hậu ấu trùng khi bị bệnh thường bẩn, bơi lội khó khăn, khó lột xác hoặc có thể bị chết hàng lọat, đặc biệt trong điều kiện DO thấp, hô hấp bị ảnh hưởng. Khi đặt ấu trùng bị bệnh lên kính hiển vi ở độ phóng đại  100X có thể nhìn thấy các vi khuẩn dạng sợi bám và phát triển ở đầu mút các phần phụ, trên bề mặt cơ thể và tơ mang.

Ở giai đọan tôm lớn hơn trong ao nuôi thương phẩm, khi bị nhiễm vi khuẩn dạng sợi ở cường độ thấp không thể hiện bệnh lý, nhưng khi nhiễm ở cường độ cao, bao phủ trên phần phụ, bề mặt cơ thể và mang thể hiện dấu hiệu sau : lờ đờ, kém ăn, bẩn mình, mang tơm chuyển từ màu trắng ngà sang màu vàng hay màu đen do xác tảo, mảnh vụn hữu cơ bị giữ lại ở các thể sợi của vi khuẩn, ảnh hưởng đến họat động hô hấp vận động, bắt mồi. Tôm bị nhiễm nặng thường dạt bờ, chết rải rác.

Ở giai đoạn tôm lớn hơn trong các ao nuôi thương phẩm, cũng có thể xuất hiện các dấu hiệu bệnh lý do nhiễm vi khuẩn dạng sợi. Khi tôm bị bệnh, trên thân và trên mang tôm thường rất bẩn, màu sắc cơ thể thay đổi tùy theo loại sinh vật hay vật chất vướng vào các thể sợi của vi khuẩn dạng sợi, làm mang và cơ thể tôm bẩn, đổi màu. Tôm bệnh nặng thường nổi đầu, vào bờ và chết rải rác.

A B

E F

Hình 4.19: A,B : Mang tơm nhiễm vi khuẩn dạng sợi Leucothrix mucor mức độ nặng - mẫu tươi khơng nhuộm (phóng đại 300 lần và 450 lần); C,D: Vi khuẩn dạng sợi Leucothrix mucor trên mang và phần phụ tơm giống, mẫu tươi khơng nhuộm (phóng đại 1500 lần và 2300 lần); E- Mang tôm bị nhiễm vi khuẩn dạng sợi (độ phóng đại nhỏ); F- Mang tơm bị nhiễm vi khuẩn dạng sợi (độ phóng đại

lớn).

c. Phân bố và lan truyền bệnh

Đây là bệnh có sự phân bố rất rộng, có thể gặp bệnh này trên giáp xác nuôi ở khắp mọi nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, bệnh vi khuẩn dạng sợi cũng đã gặp phổ biến ở giáp xác nuôi trong bể ấp, trong ao nuôi và trong lồng bè .Bệnh này có thể xảy ra ở giai đọan ấu trùng, hậu ấu trùng, ấu niên và tôm nuôi trưởng thành.

Cho đến nay, đã có khơng ít các thơng báo về bệnh vi khuẩn dạng sợi, quan sát ở nhiều lồi kí chủ khác nhau: Các lồi tơm he (Penaeus spp), tôm hùm (Panulirus spp, Homarus spp), các loài cua (Callinectes spp, scylla serrata...). Ở Việt Nam, bệnh vi khuẩn dạng sợi đã gặp gây bệnh trên tôm sú (P. monodon), trên tơm hùm ni lồng (Panulirus spp), một số lồi cua (Scylla spp).

Đặc điểm lan truyền của bệnh: Đây là những vi khuẩn chỉ kí sinh ở các cơ

quan bên ngồi khơng xâm nhập vào các tổ chức bên trong của cơ thể. Vi khuẩn dạng sợi là một bộ phận rất phổ biến trong khu hệ vi sinh vật biển và cửa sơng, chúng có thể sống tự do, sơng bám trên vật thể như thành bể, dụng cụ, sống ký sinh trên bề mặt của các sinh vật có xương sống hay khơng có xương sống ở nước.

Sự phát triển và lây lan của vi khuẩn dạng sợi và bệnh vi khuẩn dạng sợi trong hệ thống nuôi giáp xác chứng tỏ chất lượng môi trường xấu. Thường phát triển mạnh trong ao ni có tập trung dinh dưỡng cao, ni với mật độ cao, hàm lượng oxy thấp. Bệnh này thường phát triển mạnh trong các trại sản xuất giống tôm và các ao nuôi tơm thâm canh.

d. Phương pháp chẩn đốn

Kiểm tra trực tiếp ấu trùng, hậu ấu trùng hay các phần phụ, tơ mang của tơm thịt bằng kính hiển vi có độ phóng đại  100X, đã có thể phát hiện thấy vi khuẩn dạng sợi bám trên bề mặt cơ thể, mang, phần phụ của tơm.

Có thể ni phân lập vi khuẩn này trên môi trường Cytophaga aga, hoặc dùng phương pháp mô bệnh học với thuốc nhuộm H và E để phát hiện tác nhân vi khuẩn dạng sợi.

e. Phương pháp phòng trị

Để phòng bệnh cần đảm bảo chất lượng mơi trường tốt, quản lí chất thải hữu cơ. Khi phát hiện có nhiễm vi khuẩn dạng sợi nhưng chưa xuất hiện bệnh lí có thể dùng các hóa chất chứa đồng với nồng độ 0,1 – 0,2 ppm Cu, ngâm tôm cua trong 6 – 24 h.

Tuy nhiên, các hợp chất vô cơ chứa Cu (như CuSO4, CuCl2) thường khó tan và có thể bị kết tủa trong mơi trường nước mặn, nơi có độ cứng, độ kiềm cao. Các Ion Cu++ thường kết tủa ở dạng CaCO3 làm hạn chế tác dụng diệt vi khuẩn. Tuy vậy, theo DV. Lightner, 1996 cho biết: dùng CuCl2 với nồng độ 1ppm, có kết quả ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn dạng sợi trên mang và bề mặt cơ thể tơm. Ngồi ra, một số thuốc diệt khuẩn khác cũng có thể dùng để trị bệnh này:

Thuốc tím KMnO4: 2,5 – 5 ppm/ 4h

Dùng Formol : 20- 25 ppm - không giới hạn thời gian 50 – 100 ppm dùng trong 8 – 12 h Neomycine : 10ppm – không giới hạn thời gian.

Một phần của tài liệu Giáo trình Chẩn đoán và chữa bệnh do vi khuẩn và virút (Nghề: Phòng và chữa bệnh thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 61 - 64)