Thực trạng giáo viên và CBQL sử dụng các biện pháp GDGT cho

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ BIỆN PHÁP GIÁO dục GIỚI TÍNHCHOHỌCSINHKHUYẾT tật TRÍ TUỆ vị THÀNHNIÊN (Trang 73 - 78)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.2. Kết quả nghiên cứu

2.2.3. Thực trạng giáo viên và CBQL sử dụng các biện pháp GDGT cho

học sinh KTTT tại trường chuyên biệt

Bảng 2.12. Những biện pháp giáo viên đã sử dụng để GDGT cho học sinh KTTT VTN

ST T

ảnh,cli[p, phim,…

2 Xây dựng tình huống và đưa ra cách xử lí

3 GDGT thơng qua trị chơi Nhắc nhở hàng ngày khi các

4 em có hành vi giới tính khơng phù hợp

5 Hướng dẫn phụ huynh dạy các em ở nhà

6 Sử dụng câu chuyện xã hội

Nhìn vào bảng trên ta thấy, các biện pháp GDGT được giáo viên sử dụng khá phong phú. Dựa vào điều kiện cụ thể từng trường, giáo viên và CBQL chọn và sử dụng biện pháp GDGT nào cho phù hợp và hiệu quả nhất. Cụ thể:

Biện pháp nhắc nhở hàng ngày được giáo viên và CBQL lựa chọn cao nhất với 98,1%. Khi chúng tôi phỏng vấn cô Tố Thị K, giáo viên trường Chuyên biệt Niềm Tin “Nhắc nhở nhưng các em có hiểu và rút kinh nghiệm lần sau khơng?” thì cơ trả lời: “Vì đặc điểm trí tuệ các em thấp nên phải thường xuyên nhắc nhở mỗi khi thấy các em có hành vi, thậm chí các cơ cịn phải răn đe, dọa nạt hay phạt để các em nhớ”. Nhiều giáo viên khác cũng nói rằng phải nhắc và làm dữ với các em ngay lúc đó để các em dừng lại, rồi tìm cách dạy sau

Biện pháp được giáo viên và CBQL lựa chọn cao thứ hai là Biện pháp xây dựng tình huống và đưa ra cách xử lí với 94,3% giáo viên và CBQL trả lời thường xuyên và rất thường xuyên. Các tình huống được giáo viên xây dựng thường là mơ phỏng lại những tình huống có liên quan đến hành vi giới tính hiện tại của các em. Tuy nhiên, khi được phỏng vấn cô Ng.Th.L.A ở trường chuyên biệt Thảo Điền việc các em xem tình huống và cách xử lí xong có hiểu và áp dụng được khơng? Thì cơ A cho biết “Hầu hết các tình huống đều phải đơn giản và dễ hiểu để các em nhớ, hơn nữa các tình huống xảy ra trong lớp học hay trường học với các đối tượng thầy, cô và bạn bè mà các em biết nên dễ liên tưởng và hiểu, nhất là đối với các em chậm,

tuy nhiên cũng nhiều em khơng liên hệ được tình huống và cách xử lí đó với vấn đề của chính bản thân mình để nhớ và rút kinh nghiệm nên các em không cải thiện được nhiều, vì vậy các cơ vẫn phải nhắc nhở thường xuyên”. Như vậy, việc xây dựng tình huống và cách xử lí phù hợp để GDGT cho các em học sinh KTTT VTN phải khéo và thông minh để giúp các em hiểu và áp dụng được.

Biện pháp được lựa chọn nhiều thứ ba là sử dụng phương tiện trực quan như tranh ảnh, búp bê, clip, phim,…với 89,6% giáo viên và CBQL trả lời rất thường xuyên và thường xuyên. Thực tế khơng thể phủ nhận lợi ích của việc sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học nói chung và GDGT cho các em học sinh KTTT VTNnói riêng. Với việc cụ thể hóa, rõ ràng sẽ giúp các em dễ hiểu, ghi nhớ và vận dụng tốt hơn. Tuy nhiên vì những giáo cụ này khơng có sẵn, nên giáo viên phải tự sưu tầm, thiết kế và tự làm nên mất nhiều thời gian, điều này gây khó khăn cho một số giáo viên khơng có nhiều thời gian. Do vậy, phương tiện trực quan của họ cũng đơn giản, ít phong phú, nên hiệu quả cũng không cao.

Biện pháp được giáo viên và CBQL sử dụng nhiều xếp thứ tư là Hướng dẫn phụ huynh dạy các em ở nhà với 86 phiếu trả lời rất thường xuyên và thường xuyên sử dụng, chiếm 81,1%. Không thể phủ nhận việc giáo dục hiệu quả phải có sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường, tuy nhiên biện pháp này lại không được 20 giáo viên và CBQL chọn sử dụng nhiều. Rất nhiều phụ huynh than thở việc đi làm cả ngày, về nhà tranh thủ dạy nhưng các em khơng nghe, thậm chí chống đối, ăn vạ, giận dỗi khiến phụ huynh rất mệt mỏi. Ngay cả những kĩ năng sinh hoạt thường ngày ở trên lớp thì làm răm rắp, nhưng về nhà thì khơng thèm động chân tay vào làm bất cứ việc gì. Giáo viên trên lớp cứ nhờ phụ huynh về nhà chỉ này chỉ kia cho con mà nghe phụ huynh nói con khơng nghe lời, không chịu làm là lại nản. Lâu dần giáo viên không nhờ phù huynh nữa vì cho rằng có nhờ cũng chẳng được gì. Tình trạng này xảy ra ở hầu hết các trường, tuy nhiên cũng có rất nhiều phụ huynh kiên nhẫn để dạy con ở nhà theo sự hướng dẫn của giáo viên. Việc phối hợp tốt với giáo viên và nhà trường sẽ giúp các em tiến bộ nhiều hơn và kiến thức được ôn tập, thực hành nhiều sẽ nhớ hơn.

Biện pháp đứng thứ năm với 60 phiếu chọn rất thường xuyên và thường xuyên sử dụng đó là tổ chức các trò chơi để GDGT chiếm 56,6%. Đối với các em học sinh KTTT, học qua chơi sẽ giúp các em vui vẻ thoải mái hơn. Tuy nhiên việc tổ chức trị chơi địi hỏi giáo viên phải linh hoạt và có sự chuẩn bị kĩ lưỡng, mà nội dung GDGT không nhiều, lại lồng ghép vào các mơn khác nên nhiều giáo viên ít sử dụng trị chơi để dạy các em.

Biện pháp được ít giáo viên và CBQL sử dụng để GDGT cho các em học sinh KTTT nhất đó là sử dụng câu chuyện xã hội với 31 phiếu chọn rất thường xuyên và thường xuyên sử dụng chiếm 29,2%. Khi được hỏi nhiều giáo viên và CBQL cho rằng sử dụng câu chuyện xã hội các em sẽ khó hiểu và áp dụng được vì vấn đề hiểu ngơn ngữ của học sinh hạn chế. Ngồi ra, cũng có một số giáo viên và CBQL chưa thực sự hiểu cấu trúc, cách viết CCXH nên biện pháp này ít được sử dụng.

Tóm lại, qua việc khảo sát bằng bảng hỏi kết hợp với việc trao đổi với giáo viên và CBQL cho thấy, tuy rằng sử dụng nhiều biện pháp để GDGT nhưng hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp này chưa cao, thậm chí có biện pháp khó thực hiện hoặc biện pháp hiệu quả nhưng lại chưa được sử dụng.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ BIỆN PHÁP GIÁO dục GIỚI TÍNHCHOHỌCSINHKHUYẾT tật TRÍ TUỆ vị THÀNHNIÊN (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(185 trang)
w