2 .Trình bày ĐVNL
2.8 .Từ ngữ và câu trong ĐVNL
Từ ngữ và câu phải phù hợp với phong cách của văn NL.
a. Từ ngữ trong văn NL, ĐVNL
Trong văn NL thường có một hệ thống từ ngữ lập luận như: tại sao, thật vậy,
tuy thế, cho nên, vì vậy, vậy nên, khơng chỉ…mà cịn, có nghĩa là, tức là, giả sử, nếu như, trước hết, sau cùng, một mặt, vậy là, nói chung, tóm lại, tuy nhiên, điều hiển nhiên, điều đáng tiếc, lẽ ra, giá như, hình như, ai, chỉ, một trong những, những điếu vừa nêu ra, trở lên, trên đây, rõ ràng, một điều nữa, và, vì thế, nhưng, thực ra, sự thật là, trở lại, ngược lên, có thể nói, như thế, bao trùm, trên đây, khác với, huống chi, cịn một lẽ nữa, lẽ đương nhiên, tất nhiên, ối oăm thay, bất luận, vơ hình trung,…
b. Kiểu câu trong văn NL, ĐVNL - Kiểu câu thường là :
+ Câu phán đốn Ví dụ:
. “Truyện Kiều” là tác phẩm cổ điển vĩ đại của văn học Việt Nam.
. Trải qua nhiều đời, nhân dân ta vẫn quen gọi tác phẩm đó của Nguyễn Du là
“Truyện Kiều”.
Câu phán đoán đưa ra một nhận xét, một ý kiến; hình thức của câu phán đốn thường là một câu đơn ( câu đơn hai thành phần hoặc câu đơn mở rộng cụm chủ- vị ).
+ Câu suy luận Ví dụ:
Do giá trị cao về nội dung và nghệ thuật, nhất là về trình độ sử dụng tiếng Việt một cách tuyệt diệu, cho nên “Truyện Kiều” được xem là tác phẩm vĩ đại của văn học cổ điển Việt Nam.
Câu suy luận thường liên kết hai, ba ý phán đoán lại với nhau để thành một sự lập luận về mối quan hệ giữa sự vật này với sự vật khác. Câu suy luận thường có hình thức là một câu phức ( câu ghép ), nối với nhau bằng các từ nối: vì, vì vậy, sở
dĩ, cho nên, tuy, tuy vậy, nhưng, mặc dù,…
- Ngoài ra, để tạo sự cảm xúc, tránh NL khô khan, nặng nề, trong văn NL cịn có dùng loại câu kể, tả, biểu cảm…