1. Nhận định chung
Trong nhà trường, việc thường xuyên rèn luyện một cách thành thục kĩ năng xây dựng ĐVNL sẽ giúp ích cho HS rất nhiều. Khơng chỉ làm tốt các bài văn cụ thể, mà cịn có được một bản lĩnh, một tinh thần tự chủ, một năng lực phán đốn trước những tình huống khi các em thực sự tham gia vào đời sống xã hội sau này.
Có thể nói việc rèn luyện kĩ năng trên đã góp phần đổi mới dạy học tích cực. HS là bó đuốc sẵn sàng bốc cháy, thầy châm vào đó một đốm lửa nhỏ song bó đuốc có thể từ đó mà bùng lên thành ngọn lửa và ánh sáng toả chiếu rạng ngời. Nếu người thầy biết khơi gợi, giải thích, tìm ra cách học cho HS, đồng thời biết yêu cầu vừa phải đối với HS, thì từ những nhận thức và năng lực đầu tiên cịn nhỏ bé, HS có thể nhanh chóng và phấn khởi vươn lên trình độ cao. Tri thức văn hố và khoa học bao giờ cũng là tiếng gọi từ trên cao, những tiếng gọi đầy sức quyến rũ và hấp dẫn để HS nơ nức tiến lên, thậm chí bay lên. Sứ mệnh của các thầy cô giáo sở dĩ cao quý là vì họ là những người khơi gợi nguồn say mê tìm tịi, sáng tạo nơi HS. Khơng cần các thầy cô giáo phải là những bậc tài năng lỗi lạc để làm cơng việc đó. Chỉ cần họ cũng là những người ln ln cố gắng và say mê tìm tịi, sáng tạo trong những nhiệm vụ giảng dạy bình thường của mình thì cũng sẽ có tác động mạnh mẽ và tốt đẹp đối với HS.
Hi vọng HS sẽ không cảm thấy ngại mà ngược lại thấy học và làm văn NL là cần thiết, hơn nữa, còn hứng thú, hấp dẫn. Sự ham thích, say mê đó sẽ thu hái được nhiều hoa thơm, trái ngọt.
2. Một số đề xuất, kiến nghị
-Hiệu quả một bài học làm văn NL là kết quả của sự kết hợp các yếu tố chung ( có thể quy trình hóa) và các yếu tố riêng (địi hỏi sự sáng tạo) của mỗi GV. Do đó, khơng thể quan niệm về một phương pháp dạy học bằng những khuôn mẫu đúc sẵn hay giáo án rập khuôn mà phải không ngừng biến đổi (trên cơ sở giữ lại những cái hay, cái tốt). Nghĩa là việc cải tiến phương pháp dạy học là việc làm thường xuyên, liên tục của tất cả thầy, cô giáo chúng ta.
-Việc dạy học làm văn NL, GV cần tự giác, chủ động, linh hoạt và sáng tạo ; dành nhiều thời gian (trăn trở chun mơn), có sự hiểu biết tốt nhất về phương pháp kết hợp cùng với tay nghề, nghệ thuật, kĩ thuật sư phạm ; tâm huyết với nghề.
-Sở, Phòng và Nhà trường cần tạo ra diễn đàn về dạy học làm văn NL. Cụ thể : + Báo cáo chuyên đề, thao giảng, hội giảng, tổ chức hội thi GV giỏi, viết sáng kiến kinh nghiệm...
+ Đưa văn NL vào các kì thi của HS (thực ra điều này đã làm, song cần được duy trì và đổi mới hơn nữa).
+ Khơng chỉ tổ chức dạy học chính khố mà kể cả ngoại khố. Các hoạt động ngoại khố có thể là : bình giá thơ văn trong các giờ chào cờ đầu tuần, phát thanh măng non, thi thuyết trình văn học, đêm thơ văn; dạy học bồi dưỡng, phụ đạo, tự chọn, chương trình Ngữ văn địa phương,...
+ Tổ chuyên môn thường xuyên trao đổi thảo luận, thực hành và rút kinh nghiệm.
1. Bảo Quyến. Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận. NXB Giáo dục, H. 2000. 2. Nguyễn Quốc Siêu. Kĩ năng làm văn nghị luận phổ thông. NXB Giáo dục, H. 2004.
3. Bùi Minh Toán - Nguyễn Quang Ninh. Tiếng Việt thực hành. NXB Đại học sư phạm, H. 2006.
4. Nguyễn Khánh Nồng. Để viết Tiếng Việt thật hay. NXB Trẻ, H.2007.
5. Nguyễn Đăng Mạnh - Đỗ Ngọc Thống – Lưu Đức Hạnh. Muốn viết được bài
văn hay. NXB Giáo dục, H.2008.
6. Vũ Ngọc Khánh. Bí quyết giỏi Văn. NXB Giáo dục, H.2006.
7. Bộ Giáo dục – Đào tạo. Sách giáo khoa, Sách giáo viên Ngữ văn 6, 7, 8, 9, 10,
11, 12. NXB Giáo dục, H. 2002 – 2006.
8. Sở GD – ĐT Quảng Nam. Tài liệu dạy học tự chọn môn Ngữ văn lớp 9. Năm học 2009-2010.
9. Tạp chí Thế giới trong ta, Tạp chí Giáo dục, Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, Chuyên san Sách Giáo dục và Thư viện trường học, Báo Giáo dục và Thời đại,...
Lời nói đầu.............................................................................................................1
I.ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................2
1.Tầm quan trọng của việc học và làm văn NL của HS ở trường THCS..............2
2.Thực trạng dạy và học làm văn NL ở trường THCS..........................................3
3.Ý nghĩa của vấn đề rèn luyện kĩ năng xây dựng ĐVNL cho HS THCS............4
II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ..................................................................................7
A.ĐVNL................................................................................................................7
1.Khái niệm ĐV và ĐVNL....................................................................................7
2.Trình bày ĐVNL.................................................................................................8
2.1.Văn NL.............................................................................................................8
2.2.Cái khó của văn NL..........................................................................................8
2.3.Cách sử dụng luận điểm, luận cứ...................................................................10
2.4.Cách xây dựng lập luận..................................................................................15
2.5.Quan hệ giữa ĐVNL với ĐVNL....................................................................22
2.6.Liên kết ĐVNL...............................................................................................26
2.7.Tách ĐVNL....................................................................................................30
2.8.Từ ngữ và câu trong ĐVNL...........................................................................31
2.9.Một số lỗi thường gặp trong việc xây dựng ĐVNL.......................................32
3.Một số lưu ý thêm khi xây dựng ĐVNL...........................................................33
B.MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG XÂY DỰNG ĐVNL CHO HS THCS..................................................................................36
C.TINH THẦN CỦA VẤN ĐỀ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG XÂY DỰNG ĐVNL CHO HS THCS..................................................................................53
D.KẾT QUẢ CỦA VẤN ĐỀ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG XÂY DỰNG ĐVNL CHO HS THCS..................................................................................57
III.KẾT THÚC VẤN ĐỀ...................................................................................59
Tài liệu tham khảo................................................................................................61 Mục lục