Tổng hợp các mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lực chọn nhà cung cấp nguyên phụ liệu của các doanh nghiệp may xuất khẩu trên địa bàn thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ (Trang 44 - 61)

STT Yếu Tố

Tác giả MƠ HÌNH HÀNH VI MUA

1 4 yếu tố chính tác động đến hành vi mua của doanh nghiệp : Môi trƣờng, Tổ chức, Trung tâm mua, Cá nhân

Webster và Wind (1972)[35] 2 Sự khác biệt về quyết định mua giữa cá nhân và nhóm

trong doanh nghiệp sẽ có nhân tố ảnh hƣởng khác nhau. Sheth (1973)[30] MƠ HÌNH CÁC YẾU TỔ ẢNH HƢỞNG QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NCC

3 23 yếu tố, trong đó có 3 yếu tố quan trọng nhất: Chất lƣợng, Chi phí, Phân phối

Dickson (1966)[22] 4 Phát triển mơ hình của Dickson (1966), so sánh sự xuất

hiện của các yếu tố ảnh hƣởng giữa nghiên cứu của Weber và các cộng sự (1966-1990) và của nhóm tác giả (1990- 2001), ngồi yếu tố: Chi phí, Phân phối, Chất lƣợng còn thêm vào 4 số yếu tố mới quan trọng nhƣ: Độ tin cậy, Độ linh hoạt, Sự nhất quán, Mối quan hệ lâu dài. Đặc biệt nhấn

Hossein Cheraghi S. và

các cộng sự, 2001 [25]

mạnh sự xuất hiện và ảnh hƣởng của Internet thông qua yếu tố Thƣơng mại điện tử.

5 5 yếu tố đƣợc đề xuất ảnh hƣởng đến việc đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp của các công ty may mặc Hoa Kì là : Phân phối, Độ linh hoạt, Chi phí, Chất lƣợng, Độ tin cậy.

Teng S. G. và Jaramillo H., (2005) [33] 6 6 yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn NCC trong

ngành công nghịêp thời trang gồm: Chi phí, Chất lƣợng,Phân phối,Độ linh họat, Sự đổi mới,Độ tin cậy

Murat

Albayrakoglu M. và Asli Koprulu ( 2007)[28]

7 6 yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn NCC trong ngành cơng nghiệp sản xuất ở Malaysia gồm: Chi phí, Chất lƣợng, Phân phối, Dịch vụ, Mối quan hệ với nhà cung cấp.

Sim H. K. và các cộng sự (2010) [31]

Dựa vào các cơ sở lí thuyết của các mơ hình nghiên cứu ở phía trên, tác giả mạnh dạn đề xuất mơ hình nghiên cứu của Murat Albayrakoglu M. và Asli Koprulu (2007) sẽ đƣợc áp dụng đối với nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn NCC nguyên phụ liệu của các doanh nghịêp may xuất khẩu TP.HCM. Vì đều nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn NCC trong ngành công nghiệp may mặc thời trang. Chỉ khác nhau ở vấn đề nghiên cứu của Murat Albayrakoglu M. và Asli Koprulu là lựa chọn NCC là doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc cho một cơng ty thời trang cịn nghiên cứu của tác giả là lựa chọn NCC nguyên phụ liệu cho doanh nghiệp may xuất khẩu.

Mặc khác dựa vào đặc điểm của thị trƣờng nguyên phụ liệu may mặc và dệt may của Việt Nam, 6 biến độc lập: Chi phí, Chất lƣợng, Phân phối, Độ linh họat, Sự đổi mới, Độ tin cậy trong mô hình Murat Albayrakoglu M. và Asli Koprulu cũng là những yếu tố cần đƣợc quan tâm khi lựa chọn NCC nguyên phụ liệu của doanh nghịêp may xuất khẩu TP.Hồ Chí Minh. Yếu tố Chi phí, Chất lƣợng, Giao hàng là ba yếu tố xuất hiện nhiều nhất trong các nghiên cứu có liên quan đƣợc xuất bản trong giai đoạn 1966-2001; Độ linh hoạt và Độ tin cậy là 2 yếu tố quan trọng cũng đƣợc thêm vào giai đoạn 1990-2001(Hossein Cheraghi S. và các cộng sự, 2001).

Căn cứ vào thực trạng phát triển nguyên phụ liệu may mặc Việt Nam, tác giả đã dịch lại và giữ nguyên các biến quan sát phù hợp với tình hình của các doanh nghiệp may xuất khẩu Tp.Hồ Chí Minh và loại một số biến quan sát khơng thích hợp trong mơ hình của Murat Albayrakoglu M. và Asli Koprulu(2007), đồng thời kết hợp với một số biến quan sát trong nghiên cứu của Teng S.G. và Jaramillo H. (2005) vì cùng lĩnh vực cơng nghiệp may mặc thời trang; và kết hợp với các biến quan sát trong mơ hình nghiên cứu của Sim H.K và các cộng sự (2010) vì đều là nghiên cứu quyết định lựa chọn nhà cung cấp đối với ngành công nghiệp sản xuất, hơn nữa Malaysia và Việt Nam đều nằm trong khu vực Đông Nam Á nên có những điều kiện tƣơng đồng về kinh tế, xã hội, để từ đó đề xuất mơ hình phù hợp.

2.3.2 Các yếu tố trong mơ hình nghiên cứu đề xuất

(1) Chi phí nguyên phụ liệu: là chi phí mà bên mua phải bỏ ra để có đƣợc sản phẩm là nguyên phụ liệu. Tác giả vẫn giữ nguyên 3 biến của mơ hình Murat Albayrakoglu M. và Asli Koprulu (2007) và thêm vào biến “Thời hạn và hình thức thanh tốn linh hoạt” của mơ hình Teng S.G. và Jaramillo H., 2005 vì nhận thấy đây là điều cần thiết của các hình thức giao dịch thƣơng mại bất kì và ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn NCC, ta có 4 biến quan sát sau:

- Giá nguyên phụ liệu cạnh tranh - Chi phí vận chuyển thấp

- Chi phí phát triển mẫu thấp

- Thời hạn và hình thức thanh tốn linh hoạt

(2) Chất lƣợng nguyên phụ liệu: đây là yếu tố đƣợc các doanh nghiệp may xuất khẩu quan tâm hàng đầu. Tác giả giữ lại 3 biến quan sát của mơ hình Murat Albayrakoglu M. và Asli Koprulu (2007), không sử dụng biến “Chất lƣợng của sản phẩm mẫu” vì trùng với biến “Thời gian phát triển và chất lƣợng mẫu mới đạt yêu cầu” của yếu tố “Sự đổi mới”. Ngoài ra, tác giả thêm vào biến “Chất lƣợng đáp ứng quy cách kĩ thuật và yêu cầu của khách hàng ” của mơ hình Sim H.K. và các cộng sự (2010) vì thực tế, vải và các phụ liệu khác

đều có những quy cách kĩ thuật và yêu cầu riêng đối với mỗi khách hàng nên chất lƣợng NPL cần phải đáp ứng điều kiện này, ta có 4 biến quan sát sau:

- Tỷ lệ sản phẩm đạt yêu cầu - Tỷ lệ sản phẩm trả lại

- Nhà cung cấp đánh giá kiểm tra chất lƣợng NPL đáng tin cậy - Chất lƣợng NPL đáp ứng quy cách kĩ thuật và yêu cầu của khách

hàng

(3) Phân phối: liên quan đến quy trình giao hàng đúng và đủ số lƣợng nguyên phụ liệu yêu cầu. Tác giả giữ lại 2 biến quan sát của mơ hình Murat Albayrakoglu M. và Asli Koprulu (2007), loại bỏ biến “Thời gian giao mẫu đúng yêu cầu” vì trùng lắp với biến “Thời gian phát triển và chất lƣợng mẫu đạt yêu cầu” của yếu tố “Sự đổi mới”, đồng thời bổ sung 2 biến “Đóng gói cẩn thận trƣớc khi giao hàng” và “Hàng nhận đúng và đủ số lƣợng” của mơ hình Sim H.K. và các cộng sự (2010) vì đó là những bƣớc rất quan trọng trong quá trình phân phối đến khách hàng, ta có 4 biến quan sát sau:

- Thời gian sản xuất NPL đạt yêu cầu. - Giao hàng đúng thời gian thỏa thuận

- NPL đƣợc đóng gói cẩn thận khi giao hàng - NPL đƣợc giao đúng và đủ số lƣợng

(4) Độ linh hoạt: thể hiện sự linh hoạt xử lí các vấn đề phát sinh và đáp ứng yêu cầu khách hàng đối với nhà cung cấp nguyên phụ liệu. Tác giả giữ lại 3 biến quan sát của mơ hình Murat Albayrakoglu M. và Asli Koprulu (2007), loại bỏ biến “Sẵn sàng liên minh với các cơng ty ở nƣớc khác” vì khơng phù hợp với thị trƣờng nguyên phụ liệu của Việt Nam. Tác giả thêm vào 1 biến “Ln có sẵn hàng tồn kho” từ mơ hình Teng S. G. và Jaramillo H. (2005) vì là hàng thời trang nên đòi hỏi thời gian sản xuất rất ngắn, các nhà cung cấp ngun phụ liệu ln phải có sẵn hàng tồn kho để cung cấp cho các đơn hàng gấp.

- Thay đổi chi tiết đơn hàng (kích thƣớc,màu sắc, hình dáng) - Phản hồi nhanh các yêu cầu của khách hàng

- Ln có sẵn hàng tồn kho

(5) Sự đổi mới: đây là yếu tố mới của mơ hình Murat Albayrakoglu M. và Asli Koprulu (2007) so với mơ hình Teng S. G. và Jaramillo H. (2005). Ngành công nghiệp thời trang, cụ thể là ngun phụ liệu ln địi hỏi tính mới và cập nhật liên tục. Tác giả giữ nguyên 3 biến của mơ hình M.Murat Albayrakoglu và Asli Koprulu (2007) nhƣ sau:

- Có phịng mẫu tại xƣởng

- Thời gian phát triển và chất lƣợng mẫu mới đạt yêu cầu - NCC luôn thay đổi theo xu hƣớng thị trƣờng

(6) Độ tin cậy: nhằm tạo lòng tin giữa khách hàng và nhà cung cấp nguyên phụ liệu, tác giả giữ nguyên 5 biến quan sát của mơ hình Murat Albayrakoglu M. và Asli Koprulu (2007) và thêm vào biến “NCC có uy tín và thƣơng hiệu” trong mơ hình của Sim H.K. và các cộng sự (2010) vì thơng thƣờng những NCC có uy tín và thƣơng hiệu lâu năm trên thị trƣờng nguyên phụ liệu sẽ có ƣu thế nhiều hơn so với những NCC mới, dễ tạo lòng tin đối với doanh nghiệp may xuất khẩu ở TP. Hồ Chí Minh.

- Dịch vụ khách hàng hỗ trợ nhiệt tình, chuyên nghiệp - Tình hình tài chính ổn định.

- Năng lực sản xuất đáp ứng yêu cầu của khách hàng. - Thông tin khách hàng đƣợc bảo mật

- NCC có các chứng chỉ tiêu chuẩn chất lƣợng, trách nhiệm xã hội. - NCC uy tín và có thƣơng hiệu.

Chi phí ngun phụ liệu Chất lƣợng nguyên phụ liệu Phân phối Quyết định lựa chọn nhà cung cấp Độ linh hoạt Sự đổi mới Độ tin cậy

Hình 2.5. Mơ hình nghiên cứu đề xuất

2.3.3 Các giả thuyết của mơ hình:

H1: Chi phí NPL có mối quan hệ dƣơng với Quyết định lựa chọn NCC của doanh nghiệp may xuất khẩu ở Tp.Hồ Chí Minh.

H2: Chất lƣợng NPL có mối quan hệ dƣơng với Quyết định lựa chọn NCC của doanh nghiệp may xuất khẩu ở Tp. Hồ Chí Minh.

H3: Phân phối có mối quan hệ dƣơng với Quyết định lựa chọn NCC của doanh nghiệp may xuất khẩu ở Tp. Hồ Chí Minh.

H4: Độ linh hoạt có mối quan hệ dƣơng với Quyết định lựa chọn NCC của doanh nghiệp may xuất khẩu ở Tp.Hồ Chí Minh.

H5: Sự đổi mới có mối quan hệ dƣơng với quyết định lựa chọn NCC của doanh nghiệp may xuất khẩu ở Tp.Hồ Chí Minh.

H6: Độ tin cậy có mối quan hệ dƣơng với quyết định lựa chọn NCC của doanh nghiệp may xuất khẩu ở Tp.Hồ Chí Minh.

TĨM TẮT CHƢƠNG 2

Chƣơng 2 tập trung nghiên cứu tổng quan lí thuyết về hành vi của khách hàng doanh nghiệp, quy trình mua hàng của tổ chức, mơ hình hành vi mua của khách hàng doanh nghiệp nhƣ Webster và Yoram Wind (1972), Sheth (1973), mơ hình các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp của khách hàng doanh nghiệp nhƣ: Dickson (1966), Hossein Cheraghi S., và các cộng sự (2001), Murat Albayrakoglu M. và Asli Koprulu ( 2007), Sim H.K. và các cộng sự (2010).

Chƣơng 2 cũng tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển của thị trƣờng nguyên phụ liệu ngành may mặc tại Việt Nam hiện nay, trong đó đề cập đến những yêu cầu cơ bản về phát triển nguyên phụ liệu cho ngành may mặc Việt Nam, tình hình phát triển sản xuất nguyên phụ liệu may mặc Việt Nam và thị trƣờng nguyên phụ liệu may mặc Việt Nam hiện nay. Thực tế cho thấy ngành may mặc Việt Nam chỉ mới tham gia chủ yếu vào khâu sản xuất cuối cùng, đem lại giá trị gia tăng thấp nhất trong toàn chuỗi giá trị dệt may toàn cầu, thị trƣờng nội địa mới chỉ đáp ứng đƣợc 30-40% nguyên phụ liệu, cịn lại đều phụ thuộc vào thị trƣờng nƣớc ngồi, chủ yếu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và Hồng Công.

Từ những cơ sở lý thuyết có liên quan và đặc điểm của thị trƣờng nguyên phụ liệu may mặc Việt Nam, tác giả đã kết hợp các mơ hình nghiên cứu phù hợp để đề xuất mơ hình nghiên cứu gồm 6 yếu tố: Chi phí nguyên phụ liệu, Chất lƣợng nguyên phụ liệu, Phân phối, Độ linh hoạt, Sự đổi mới, Độ tin cậy. Mơ hình này sẽ là cơ sở tiếp theo cho nghiên cứu định tính và định lƣợng ở chƣơng 3.

Đặt vấn đề nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lý thuyết và kết quả các nghiên cứu liên quan

Thiết kế nghiên cứu

Thảo luận tay đôi Nghiên cứu định tính

Xây dựng bảng câu hỏi Cronbach’s Alpha

Phân tích nhân tố Nghiên cứu định lƣợng

Hồi quy đa biến Kiểm định sự

khác biệt Thảo luận về kết quả nghiên

cứu và đề xuất giải pháp

CHƢƠNG 3 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.1 Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu bao gồm những bƣớc sau:

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu3.2 Thiết kế nghiên cứu 3.2 Thiết kế nghiên cứu

Bƣớc 1: Nghiên cứu định tính bằng cách thảo luận tay đôi nhằm phát hiện, điều chỉnh, bổ sung các nhân tố và các phát biểu trong bảng câu hỏi phỏng vấn cho nghiên cứu định lƣợng.

Bƣớc 2: Nghiên cứu định lƣợng thông qua kĩ thuật phỏng vấn bằng bảng câu hỏi chi tiết nhằm đánh giá các thang đo và kiểm định mơ hình lí thuyết đề xuất.

3.3 Nghiên cứu định tính 3.3.1 Thảo luận tay đơi

Nhằm tìm hiểu rõ hơn các yếu tố mà tác giả đề xuất trong chƣơng hai có thực sự là các yếu tố tác động đến việc lƣạ chọn nhà cung cấp của doanh nghiệp may xuất khẩu ở TP.Hồ Chí Minh khơng, tác giả đã thực hiện thảo luận tay đôi trực tiếp với đại diện 6 nhà cung cấp nguyên phụ liệu và 3 đại diện doanh nghiệp may xuất khẩu ở địa bàn TP.Hồ Chí Minh, tổng cộng có 9 thành viên. [Phụ lục 2]

Việc thảo luận đƣợc tiến hành dựa trên bảng câu hỏi đƣợc thiết kế sẵn để thu thập ý kiến đóng góp nhằm mục đích hồn chỉnh bảng câu hỏi khảo sát, phát hiện thêm những thành phần của nghiên cứu mà mơ hình đề xuất ban đầu chƣa có. [Phụ lục 1]

3.3.2 Điều chỉnh mơ hình nghiên cứu.

Theo kết quả thảo luận [Phụ lục 3], tất cả các đối tƣợng thảo luận đều đồng ý yếu tố Chi phí nguyên phụ liệu là quan trọng (9/9 đối tƣợng đồng ý), nhƣng có một biến của yếu tố này vẫn chƣa phù hợp. Chị Vũ Huyền Chi (Công ty Thời Trang Đông Dƣơng - phụ liệu ) cho rằng : “Chi phí phát triển mẫu thấp” là chƣa phù hợp vì thơng thƣờng chi phí phát triển mẫu đã bao gồm trong chi phí nguyên phụ liệu do thỏa thuận của hai bên, cho nên biến này không đƣợc giữ lại.

Về Chất lƣợng nguyên phụ liệu, tất cả các đối tƣợng thảo luận cũng đồng ý đây là yếu tố quan trọng. Ngồi ra, anh Nguyễn Lƣơng Biên (cơng ty TNHH Paiho Việt Nam – phụ liệu) cho rằng vì là hàng may xuất khẩu, nhập vào các thị trƣờng trên thế giới nhƣ Mỹ và EU, các thị trƣờng này kiểm tra rất gắt gao về mức độ ảnh hƣởng của các chất độc hại trong sản phẩm, nên bổ sung thêm biến “Chất lƣợng

NPL đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn hóa tính và lí tính”. Anh Nguyễn Văn Sáng (Công ty TNHH Daluen Việt Nam – dệt vải) cho rằng 2 biến quan sát: “Tỷ lệ sản phẩm đạt yêu cầu” và “Tỷ lệ sản phẩm trả lại” nên đƣợc thay thế bằng biến “Mức độ hao hụt do lỗi và hƣ hao nằm trong dung sai cho phép”.

Bốn yếu tố “ Phân phối”, “Độ linh hoạt” và “ Sự đổi mới”, “Độ tin cậy” gồm các biến đi kèm đều đƣợc hầu hết các đối tƣợng thảo luận đồng ý (8/9 đối tƣợng đồng ý).

Đối với “Độ linh hoạt”, chị Châu Thị Hồng Hạnh (Công ty TNHH Tháng Tám – may xuất khẩu ) cho rằng biến quan sát “Thay đổi khối lƣợng đơn hàng” nên đƣợc viết lại thành “Đáp ứng đơn hàng lớn và nhỏ theo yêu cầu”, ngoài ra biến “Thay đổi chi tiết đơn hàng (kích thƣớc, màu sắc, hình dáng)” là yêu cầu tất yếu mà nhà cung cấp phải thực hiện, nên loại biến này và thay bằng biến “NCC ƣu tiên sản xuất trong trƣờng hợp đơn hàng gấp”.

Đối với yếu tố “Sự đổi mới”, chị Huỳnh Kim Ánh (Công ty dệt vải Đông Phƣơng) cho rằng biến quan sát “Có phịng mẫu tại xƣởng” khơng phù hợp vì doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu chắc chắn phải có bộ phận nghiên cứu phát triển sản phẩm, nên đƣợc thay bằng biến “NCC sẵn sàng phát triển mẫu NPL mới”.

Ngoài ra, đối với yếu tố “Độ tin cậy” đƣợc tất cả các đối tƣợng thảo luận đồng ý, chị cho biết biến quan sát “Tình hình tài chính ổn định” khơng cần thiết vì bản thân các doanh nghiệp may xuất khẩu cũng ít quan tâm đến tình hình tài chính của phía nhà cung cấp.

Nhƣ vậy mơ hình nghiên cứu vẫn giữ lại 6 yếu tố đƣa ra ban đầu, nhƣng đối

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lực chọn nhà cung cấp nguyên phụ liệu của các doanh nghiệp may xuất khẩu trên địa bàn thành phố hồ chí minh luận văn thạc sĩ (Trang 44 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w