CHƯƠNG 2 : KHUNG PHÂN TÍCH LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ
3.3. Các thông số khác
3.4.3. Phân tích phân phối
Tính bền vững của dự án khơng chỉ phụ thuộc vào việc dự án khả thi về mặt tài chính và kinh tế mà còn phụ thuộc vào các đối tượng chịu tác động từ dự án. Họ đóng vai trị vơ cùng quan trọng có ảnh hưởng quyết định đến khả năng triển khai dự án. Thông thường, những đối tượng ủng hộ dự án là những đối tượng được hưởng lợi từ dự án và ngược lại. Việc xác định đối tượng được, mất và lượng hóa chúng giúp cho chủ đầu tư có những chính sách ứng xử thích hợp để bù đắp thiệt hại cho những đối tượng bị thiệt có khả năng tác động làm trì hỗn việc thực hiện dự án.
Đối với dự án Hồ chứa nước Tầu Dầu, chủ đầu tư hay ngân sách nhà nước phải bỏ tiền ra đầu tư, quản lý, duy tu cho dự án, cịn hộ gia đình sở hữu đất trên vùng dự án là đối tượng được hưởng lợi (Bảng 3-6).
Bảng 3-6: Phân tích phân phối (Đơn vị tính: Triệu đồng)
NPV tài chính NPV tài chính NPV kinh tế @ WACC @ ECOC @ ECOC Chênh
lệch Chủ đầu tư Hộ gia đình
Nền kinh tế
Lợi ích
Doanh thu từ các loại cây
trồng - - 143.280 143.280 143.280 Chi phí Giống 10.251 10.251 10.251 Phân bón 20.528 20.528 20.528 Thuốc BVTV 3.426 3.426 3.426 Công lao động 7.075 7.075 7.075
Chi phí chế biến hàng xuất
khẩu 12.526 12.526 12.526
Chi phí vận chuyển 757 757 757
Chi phí quản lý, duy tu 2.971 2.971 2.971 -
Chi phí đầu tư 64.613 64.613 54.553
(10.061 )
NPV (67.584) (67.584) 31.193 98.777 (67.584) 88.717 -
Dự án Hồ chứa nước Tầu Dầu được xây dựng cịn góp phần tạo việc làm ổn định cho người dân trên địa bàn – một vấn đề đang rất được quan tâm nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo. Mục tiêu cuối cùng của dự án là nhắm tới những đối tượng nghèo, khơng có đất sản xuất. Tuy nhiên, với nguồn lực ngân sách cịn hạn hẹp như hiện nay thì khả năng tạo cơ sở vật chất riêng cho chính những đối tượng này cịn là vấn đề nan giải. Do đó, giải pháp trước mắt chỉ có thể là khai thác tiềm năng tạo việc làm từ những hộ gia đình có khả năng
mở rộng sản xuất, từ đó làm tiền đề phát triển kinh tế chung, tăng nguồn thu ngân sách để có thể thực hiện bước tiếp theo là xây dựng năng lực sản xuất cho những đối tượng mưu sinh bằng nghề làm thuê này.
Tóm lại, dự án Hồ chứa nước Tầu Dầu có tính khả thi về mặt kinh tế. Xác suất để dự án đạt được hiệu quả khi đưa vào sử dụng ở mức 52,81% là có thể chấp nhận được với điều kiện khi dự án đi vào hoạt động phải có sự chú trọng kết hợp những giải pháp kỹ thuật nông nghiệp để hạn chế rủi ro do năng suất thấp. Dự án mang lại lợi ích cho những hộ gia đình sở hữu đất trên vùng dự án, góp phần tạo việc làm cho người dân nhưng cũng đồng thời tạo ra gánh nặng cho ngân sách là vấn đề sẽ được nghiên cứu trong Chương 4.