PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRÊN QUAN ĐIỂM CHỦ ĐẦU TƯ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích lợi ích chi phí của dự án hồ chứa nước tàu dầu tại xã cư an, huyện đắk pơ, tỉnh gia lai (Trang 33 - 37)

4.1. Kết quả phân tích tài chính trên quan điểm chủ đầu tư

Vì nguồn vốn dự kiến của dự án là nguồn ngân sách, do đó, phân tích tài chính trên quan điểm chủ đầu tư cũng chính là phân tích tài chính trên quan điểm ngân sách. Tác giả lượng hóa gánh nặng ngân sách thơng qua việc xác định ngân lưu ròng thực trên quan điểm ngân sách. Do dự án được xây dựng trên địa bàn được hưởng chính sách ưu đãi miễn thuế thu nhập từ nơng nghiệp, miễn thủy lợi phí nên ngân sách khơng có nguồn thu, ngân lưu vào bằng 0. Ngân lưu ra bao gồm chi phí đầu tư (đã loại bỏ chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, quy về giá thực năm 2012 tương tự như cách tính chi phí đầu tư kinh tế) và chi phí quản lý, duy tu.

Sau khi tính tốn ngân lưu tài chính thực trên quan điểm ngân sách, sử dụng chi phí vốn ngân sách thực là 10%, kết quả NPV ngân sách bằng – 67.584 triệu đồng (Bảng 4-1). Bảng 4-1: Ngân lưu tài chính dự án trên quan điểm ngân sách (Đơn vị tính: Triệu VNĐ)

2012 2013 2014 - 2038

Ngân lưu tài chính trên quan điểm ngân sách

Ngân lưu ra 33.845 33.845 360

Chi phí đầu tư 33.845 33.845

Chi phí quản lý, duy tu 360

Ngân lưu ròng (33.845) (33.845) -360

NPV (67.584)

Nhận xét: Ngân sách chủ yếu tập trung tài trợ cho chi phí đầu tư ban đầu của dự án, chi ngân sách cho giai đoạn vận hành là khơng đáng kể. Do đó, Trung ương nên có kế hoạch hợp lý để bố trí nguồn vốn cấp cho dự án.

Tuy nhiên, đây chỉ là kết quả được tính tốn trên cơ sở các giá trị kỳ vọng, trong khi đó thơng số chi phí đầu tư là biến bất định, có biên độ giao động lớn. Điều này dẫn đến NPV ngân sách âm nhiều hơn hay gánh nặng ngân sách lớn hơn khi chi phí đầu tư tăng lên. Bảng 4-2: Phân tích độ nhạy tài chính

PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY

Chi phí đầu tư

Mức tăng 0% 10% 20% 30% 40% 50%

NPV tài chính ngân sách -67.584 -74.045 -80.507 -86.968 -93.429 -99.891

Mức tăng NPV 0% 10% 19% 29% 38% 48%

Bảng phân tích độ nhạy trên cho thấy mức độ tăng của gánh nặng ngân sách tương đương với mức tăng chi phí đầu tư. Tuy nhiên, trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn như hiện nay, nguồn vốn đầu tư cho các cơng trình đang bị thiếu hụt trầm trọng cùng với việc nhà nước chủ trương cắt giảm đầu tư cơng thì nhu cầu về nguồn nguyên vật liệu cũng giảm theo, nguồn cung tồn kho lớn, do đó khả năng tăng vốn đầu tư của dự án do tăng giá nguyên vật liệu dưới tác động của cung cầu được kỳ vọng sẽ khơng tăng q cao để có thể ảnh hưởng lớn đến khả năng cung ứng vốn của ngân sách.

4.2. Đánh giá khả năng tài trợ nguồn vốn cho dự án từ ngân sách

Giai đoạn 2006 - 2011, tổng vốn đầu tư công cho tam nông từ nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ là hơn 432 nghìn tỷ đồng, bằng gần 50% tổng vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ đầu tư cho phát triển; vốn ODA ưu đãi dành cho đầu tư nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, giảm nghèo là 3,833 tỷ USD.35 Như vậy, có thể thấy rằng nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn tương đối lớn.

Tuy nhiên, theo Báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thơn, việc đầu tư nguồn vốn vẫn cịn rời rạc, nơi thừa, nơi

35 Giao thông Vận tải, Đầu tư công cho tam nông: Dàn trải, thiếu hiệu quả, 26/06/2012,

http://giaothongvantai.com.vn/kinh-te/co-so-ha-tang/201206/dau-tu-cong-cho-tam-nong-dan-trai-thieu-hieu- qua-45943/

thiếu.36

Hiệu quả đồng vốn chỉ có thể được phát huy khi các mục tiêu đầu tư phải gắn kết chặt chẽ với nhau, chẳng hạn như đầu tư cơ sở hạ tầng, cung ứng vốn sản xuất kinh doanh cho các hộ gia đình phải gắn liền với tạo việc làm. Một bằng chứng về việc đồng vốn ngân sách chưa được sử dụng thực sự hiệu quả: Năm 2011 chỉ riêng trên địa bàn tỉnh Gia Lai, vốn tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội đã cấp cho 21.043 hộ nghèo để đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhưng chỉ mới cho vay tạo việc làm cho 3.500 lao động.37 Như vậy, số người dân tiếp cận được cơ hội việc làm không đủ nhiều để nguồn vốn tín dụng cho hộ nghèo phát huy được hiệu quả.

Việc tái cơ cấu lại nguồn vốn, phân bổ vốn có trọng tâm trọng điểm, gắn kết các mục tiêu đầu tư là những việc cần làm để đạt được hiệu quả tối ưu. Đối với địa bàn xã Cư An, khi dự án được xây dựng, nguồn vốn cho vay tạo việc làm được phân bổ cho các gia đình có đất trên vùng dự án để tiến hành canh tác mới sẽ góp phần tạo việc làm, gia tăng nguồn thu từ đó gia tăng hiệu quả sử dụng vốn. Việc làm này cũng sẽ giúp tránh được tình trạng cơng trình xây dựng xong không được đưa vào khai thác hoặc vốn vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh đến tay người dân nhưng sản xuất không hiệu quả do thiếu sự hỗ trợ về mặt cơ sở hạ tầng.

Thêm vào đó, Nghị quyết phân bổ ngân sách năm 2012 đã được Quốc hội thông qua, thống nhất về hỗ trợ vốn đầu tư cho các dự án, cơng trình cấp bách của địa phương, ngân sách trung ương tập trung hỗ trợ một phần vốn đầu tư cho lĩnh vực nơng nghiệp, nơng thơn đối với các tỉnh có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn chỉ cần đối được ngân sách địa phương từ 50% trở xuống, ưu tiên các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ; hỗ trợ đầu tư các dự án, cơng trình theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.38Đây chính là tiền đề thuận lợi để địa phương đề nghị tái cơ cấu nguồn chi ngân sách, cấp vốn đầu tư dự án Hồ chứa nước Tầu Dầu.

Việc tái cơ cấu lại nguồn vốn như vậy vừa nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vừa không làm tăng gánh nặng cho ngân sách do không phải tăng thêm mức cung vốn, tăng thêm gánh

36

Sài Gịn Giải phóng Online, Đầu tư cơng cho nơng nghiệp, nông dân, nông thôn: Cần cơ chế huy động

nhiều nguồn lực khác nhau, 27/06/2012, http://www.sggp.org.vn/kinhte/2012/4/286558/

37 Gia Lai Online, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Gia Lai: Cho trên 21 ngàn hộ nghèo vay vốn đầu tư

sản xuất, 27/06/2012, http://www.baogialai.com.vn/channel/721/201201/Ngan-hang-Chinh-sach-Xa-hoi-

tinh-Gia-Lai-Cho-tren-21-ngan-ho-ngheo-vay-dau-tu-san-xuat-2122451/

38 Cổng Thông tin Điện tử Bộ Tài chính, Quốc hội thông qua Nghị quyết phân bổ ngân sách năm 2012, 27/06/2012,

nặng nợ nần cho nền kinh tế, đáp ứng được nguyên tắc phát triển bền vững: “Phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ ngày nay mà không làm hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”39

.

Dự án đem đến gánh nặng cho ngân sách, tuy nhiên, ngân sách hồn tồn có khả năng tài trợ cho dự án bằng biện pháp tái cơ cấu lại nguồn vốn cung ứng cho các chương trình phát triển nơng nghiệp nông thôn. Giải pháp này vừa nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vừa không làm tăng gánh nặng cho ngân sách.

39Dower, Michael, Đặng Hữu Vĩnh dịch (2010), “Bộ cẩm nang đào tạo và thông tin về Phát triển Nơng thơn tồn diện - Cẩm nang 2: Khái niệm và nguyên tắc của phát triển nông thôn”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 26/12/2011, http://www.cpo.vn/upload/Doc/bo20cam20nang20ptnt1-1213323096095007-9.pdf

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích lợi ích chi phí của dự án hồ chứa nước tàu dầu tại xã cư an, huyện đắk pơ, tỉnh gia lai (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)