Phân tích độ nhạy và rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích lợi ích chi phí của dự án hồ chứa nước tàu dầu tại xã cư an, huyện đắk pơ, tỉnh gia lai (Trang 27)

CHƯƠNG 2 : KHUNG PHÂN TÍCH LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ

3.3. Các thông số khác

3.4.2. Phân tích độ nhạy và rủi ro

3.4.2.1. Phân tích độ nhạy

Các thơng số của mơ hình được xác định ở trên có thể biến động làm thay đổi kết quả của dự án, trong đó các biến chi phí đầu tư, giá gạo thế giới, năng suất gạo, hệ số tỷ giá hối đoái kinh tế được xem là quan trọng và có tác động lớn đến kết quả của dự án. Để lượng hóa ảnh hưởng của những biến này đến kết quả dự án, tác giả tiến hành phân tích độ nhạy. Kết quả phân tích cho thấy khi các biến này biến động theo chiều hướng có ảnh hưởng xấu đến kết quả dự án và với mức độ biến động lớn, NPV kinh tế vẫn dương (Bảng 3-4). Như vậy, có thể kết luận dự án có tính khả thi kinh tế bền vững.

Bảng 3-4: Phân tích độ nhạy trong thẩm định tính khả thi về mặt kinh tế của dự án

PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY

Chi phí đầu tư

Mức tăng 0% 10% 20% 30% 40% 50%

NPV kinh tế 31.193 25.738 20.283 14.828 9.372 3.917

Giá gạo xuất khẩu

Mức giảm 0% -5% -10% -15% -20% -25%

NPV kinh tế 31.193 27.275 23.357 19.439 15.521 11.603

Năng suất lúa

Mức giảm 0% -5% -10% -15% -20% -25% NPV kinh tế 31.193 27.499 23.805 20.111 16.417 12.722 SERF Mức tăng/giảm 0,0 -0,2 -0,1 0,0 0,1 0,2 NPV kinh tế 31.193 10.616 20.905 31.193 41.482 51.771

Khả năng NPV kinh tế âm hay dự án khơng cịn khả thi về mặt kinh tế chỉ xảy ra khi một trong các biến sau lần lượt thay đổi (không thay đổi đồng thời) vượt quá giá trị hốn chuyển27

và các thơng số khác của dự án khơng đổi: Chi phí đầu tư tăng hơn 57% hoặc giá gạo thế giới giảm nhiều hơn 40% hoặc năng suất lúa giảm nhiều hơn 42%.

Bảng 3-5: Giá trị hốn chuyển

Chi phí đầu tư Giá gạo thế giới Năng suất lúa

Giá trị hoán chuyển 57% -40% -42%

Tuy nhiên trong bối cảnh hoạt động đầu tư bất động sản bị ngưng trệ do thiếu vốn, đầu tư

27 Giá trị hốn chuyển là giá trị mà tại đó khi các biến bất định tăng/giảm bằng mức giá trị hốn chuyển thì NPV kinh tế bằng 0. Nếu các biến bất định biến động theo chiều hướng ảnh hưởng xấu đến dự án (tăng/giảm) vượt qua ngưỡng của giá trị hốn chuyển thì NPV dự án sẽ nhỏ hơn 0, dự án sẽ khơng cịn khả thi.

công giảm, hàng tồn kho nguyên vật liệu xây dựng lớn thì khả năng giá vật liệu xây dựng tăng cao do tác động của cung cầu vượt 50% giá kỳ vọng dẫn đến chi phí đầu tư tăng cao như vậy trong tương lai gần là rất khó xảy ra.

Đối với yếu tố giá gạo thế giới, khả năng giá giảm sâu vượt quá giới hạn 40% giá trị kỳ vọng không cao do nhu cầu lương thực thế giới ngày càng tăng trong khi diện tích đất nơng nghiệp ngày càng giảm. Thêm vào đó, Chính phủ các nước cũng quan tâm đến vấn đề bảo vệ quyền lợi cho người nông dân, hạn chế những thiệt hại do giá giảm.

Năng suất lúa phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, kỹ thuật canh tác, do đó rủi ro xảy ra do tác động của yếu tố này chỉ có thể được hạn chế khi người tham gia sản xuất thực hiện các biện pháp kỹ thuật để đảm bảo sản xuất đạt hiệu quả.

3.4.2.2. Phân tích rủi ro

Khi thẩm định dự án, nếu chúng ta chỉ tiến hành phân tích dựa vào những giá trị kỳ vọng của các yếu tố hình thành nên dự án mà bỏ qua yếu tố rủi ro thì kết quả của quá trình phân tích chỉ là một trong vơ số kết cục có thể xảy ra của dự án.28Như vậy, việc đi đến kết luận từ kết quả này sẽ là phiến diện và khơng đáng tin cậy.

Việc phân tích độ nhạy cũng góp phần đánh giá rủi ro bằng cách xác định những biến số có ảnh hưởng nhiều nhất đến lợi ích rịng của dự án và lượng hóa mức độ ảnh hưởng của chúng. Tuy nhiên, phân tích độ nhạy lại bỏ qua yếu tố xác suất xảy ra của các sự kiện; bỏ qua mối quan hệ tương quan giữa các biến số; và việc thay đổi giá trị của các biến số nhạy cảm theo một tỷ lệ phần trăm nhất định khơng phải lúc nào cũng có mối liên hệ với sự biến thiên quan sát được của các biến số chính.29

Để khắc phục những nhược điểm của phân tích độ nhạy cũng như có những kết luận chính xác nhất khi đánh giá tính khả thi dự án, tác giả sử dụng phương pháp phân tích rủi ro bằng mơ phỏng Monte Carlo. Các bước thực hiện cụ thể như sau:

Bước thứ nhất, tác giả sử dụng lại kết quả phân tích độ nhạy ở trên.

Bước thứ hai,xác định phân phối xác suất cho các thơng số chi phí đầu tư, giá gạo xuất khẩu và năng suất lúa.

Tác giả chọn phân phối xác suất cho chi phí đầu tư là phân phối tam giác. Chi phí đầu tư theo giá thực năm 2012 bao gồm cả chi phí dự phịng là 57.150 triệu đồng (đã loại bỏ

28

Ngân hàng Thế giới (2002), “Chương 11: Phân tích rủi ro và độ nhạy”, Phân tích kinh tế của các hoạt động đầu tư: các cơng cụ phân tích và ứng dụng thực tiễn.

29 Ngân hàng Thế giới (2002), “Chương 11: Phân tích rủi ro và độ nhạy”, Phân tích kinh tế của các hoạt động đầu tư: các cơng cụ phân tích và ứng dụng thực tiễn, tr. 201.

chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí đền bù). Đối với lĩnh vực xây dựng, khả năng phát sinh chi phí ngồi dự tính cao, do đó trong q trình dự tốn chi phí ln có một khoản dự phịng phí nhất định. Khả năng phải sử dụng đến khoản chi phí dự phịng này tương đối cao do đó tác giả chọn giá trị 57.150 triệu đồng làm giá trị yếu vị. Giá trị nhỏ nhất được chọn là mức chi phí đầu tư khơng bao gồm dự phịng phí là 51.517 triệu đồng (dự phịng phí tính theo giá thực năm 2012 là 5.633 triệu đồng)30

.

Vì trong tương lai gần, giá nguyên vật liệu xây dựng (chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí đầu tư 34,73 tỷ đồng/42,88 tỷ đồng = 81% (giá 2009) và giá vật liệu xây dựng thường có mức độ biến động lớn)sẽ khơng biến động với biên độ quá lớn vượt hơn 50% giá trị được sử dụng để tính tốn trong bảng phân tích kinh tế dự án. Như vậy, chi phí đầu tư được ước tính cũng sẽ khơng tăng vượt q 150% chi phí đầu tư kỳ vọng. Do đó, tác giả xác định giá trị lớn nhất của chi phí đầu tư kinh tế bằng 150% chi phí đầu tư sử dụng trong bảng tính ngân lưu kinh tế bằng 150% x 57.150 triệu đồng = 85.725 triệu đồng.

Như vậy, chi phí đầu tư có phân phối tam giác, giá trị yếu vị 57.150 triệu đồng, giá trị nhỏ nhất 51.517 triệu đồng, giá trị lớn nhất 85.725 triệu đồng.

Phân phối xác suất của giá gạo xuất khẩu được tác giả chọn là phân phối chuẩn căn cứ

vào dạng biểu đồ biến động giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2004 – 2012 (Hình 3-1). Giá trị trung bình 453 USD/tấn, độ lệch chuẩn 95 USD.31

Giá giữa các năm có mối tương quan chặt chẽ, tác giả giả định hệ số tương quan khoảng 0,8.32

Năng suất tuân theo phân phối dạng tam giác, có giá trị tối thiểu là 4 tấn/ha, giá trị dễ xảy ra nhất là 5,5 tấn/ha, giá trị tối đa là 6,5 tấn/ha.33

Bước thứ ba, chạy mô phỏng.

30 Chi phí dự phòng theo giá năm 2009 là 4.227 triệu đồng, tác giả sử dụng lạm phát năm 2010 là 12% và lạm phát năm 2011 là 19% để quy đổi ra chi phí dự phịng theo giá thực năm 2012.

31

Tác giả tính tốn dựa vào số liệu trong Phụ lục 3-3: Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007 – 2012.

32 Ngân hàng Thế giới (2002), “Chương 11: Phân tích rủi ro và độ nhạy”, Phân tích kinh tế của các hoạt động đầu tư: các cơng cụ phân tích và ứng dụng thực tiễn, tr. 213.

33

Tác giả tham khảo các số liệu về năng suất lúa cả năm phân theo huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh Gia Lai trong giai đoạn quá khứ từ năm 2005 – 2010 (Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Gia Lai); Ngân hàng Thế giới (2002), “Chương 11: Phân tích rủi ro và độ nhạy”, Phân tích kinh tế của các hoạt động đầu tư: các cơng cụ phân tích và ứng dụng thực tiễn, tr. 213.

Hình 3-1: Biến động giá xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2004 - 201234

Nguồn: Ycharts, Vietnam 5% broken rice price chart, 27/06/2012,

http://ycharts.com/indicators/vietnam_5_broken_rice_price Hình 3-2: Kết quả chạy mơ phỏng Monte Carlo

Kết luận: Khi một nhóm các thơng số được thay đổi đồng thời bao gồm chi phí đầu tư, giá gạo xuất khẩu, năng suất lúa, dự án có xác suất NPV lớn hơn 0 là 52,81% cho thấy khả năng thành công của dự án không cao. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực có nhiều rủi ro, phụ thuộc nhiều vào thời tiết, mùa vụ như nơng nghiệp thì xác suất dự án mang lại hiệu quả cho nền kinh tế ở mức như vậy là có thể chấp nhận được. Bởi vì dự án có đạt được hiệu quả như kỳ vọng hay khơng cịn phụ thuộc rất nhiều vào sự chủ động của người dân thông qua các nỗ lực cải tạo giống cây trồng, nâng cao kỹ thuật canh tác, có kế hoạch quản lý và sử dụng nguồn nước hợp lí.

Phụ lục 3-4: Phân tích rủi ro

34 Ycharts, Vietnam 5% broken rice price chart, 27/06/2012,

3.4.3. Phân tích phân phối

Tính bền vững của dự án không chỉ phụ thuộc vào việc dự án khả thi về mặt tài chính và kinh tế mà cịn phụ thuộc vào các đối tượng chịu tác động từ dự án. Họ đóng vai trị vơ cùng quan trọng có ảnh hưởng quyết định đến khả năng triển khai dự án. Thông thường, những đối tượng ủng hộ dự án là những đối tượng được hưởng lợi từ dự án và ngược lại. Việc xác định đối tượng được, mất và lượng hóa chúng giúp cho chủ đầu tư có những chính sách ứng xử thích hợp để bù đắp thiệt hại cho những đối tượng bị thiệt có khả năng tác động làm trì hỗn việc thực hiện dự án.

Đối với dự án Hồ chứa nước Tầu Dầu, chủ đầu tư hay ngân sách nhà nước phải bỏ tiền ra đầu tư, quản lý, duy tu cho dự án, cịn hộ gia đình sở hữu đất trên vùng dự án là đối tượng được hưởng lợi (Bảng 3-6).

Bảng 3-6: Phân tích phân phối (Đơn vị tính: Triệu đồng)

NPV tài chính NPV tài chính NPV kinh tế @ WACC @ ECOC @ ECOC Chênh

lệch Chủ đầu tư Hộ gia đình

Nền kinh tế

Lợi ích

Doanh thu từ các loại cây

trồng - - 143.280 143.280 143.280 Chi phí Giống 10.251 10.251 10.251 Phân bón 20.528 20.528 20.528 Thuốc BVTV 3.426 3.426 3.426 Công lao động 7.075 7.075 7.075

Chi phí chế biến hàng xuất

khẩu 12.526 12.526 12.526

Chi phí vận chuyển 757 757 757

Chi phí quản lý, duy tu 2.971 2.971 2.971 -

Chi phí đầu tư 64.613 64.613 54.553

(10.061 )

NPV (67.584) (67.584) 31.193 98.777 (67.584) 88.717 -

Dự án Hồ chứa nước Tầu Dầu được xây dựng cịn góp phần tạo việc làm ổn định cho người dân trên địa bàn – một vấn đề đang rất được quan tâm nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo. Mục tiêu cuối cùng của dự án là nhắm tới những đối tượng nghèo, khơng có đất sản xuất. Tuy nhiên, với nguồn lực ngân sách cịn hạn hẹp như hiện nay thì khả năng tạo cơ sở vật chất riêng cho chính những đối tượng này cịn là vấn đề nan giải. Do đó, giải pháp trước mắt chỉ có thể là khai thác tiềm năng tạo việc làm từ những hộ gia đình có khả năng

mở rộng sản xuất, từ đó làm tiền đề phát triển kinh tế chung, tăng nguồn thu ngân sách để có thể thực hiện bước tiếp theo là xây dựng năng lực sản xuất cho những đối tượng mưu sinh bằng nghề làm thuê này.

Tóm lại, dự án Hồ chứa nước Tầu Dầu có tính khả thi về mặt kinh tế. Xác suất để dự án đạt được hiệu quả khi đưa vào sử dụng ở mức 52,81% là có thể chấp nhận được với điều kiện khi dự án đi vào hoạt động phải có sự chú trọng kết hợp những giải pháp kỹ thuật nông nghiệp để hạn chế rủi ro do năng suất thấp. Dự án mang lại lợi ích cho những hộ gia đình sở hữu đất trên vùng dự án, góp phần tạo việc làm cho người dân nhưng cũng đồng thời tạo ra gánh nặng cho ngân sách là vấn đề sẽ được nghiên cứu trong Chương 4.

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRÊN QUAN ĐIỂM CHỦ ĐẦU TƯ

4.1. Kết quả phân tích tài chính trên quan điểm chủ đầu tư

Vì nguồn vốn dự kiến của dự án là nguồn ngân sách, do đó, phân tích tài chính trên quan điểm chủ đầu tư cũng chính là phân tích tài chính trên quan điểm ngân sách. Tác giả lượng hóa gánh nặng ngân sách thơng qua việc xác định ngân lưu ròng thực trên quan điểm ngân sách. Do dự án được xây dựng trên địa bàn được hưởng chính sách ưu đãi miễn thuế thu nhập từ nơng nghiệp, miễn thủy lợi phí nên ngân sách khơng có nguồn thu, ngân lưu vào bằng 0. Ngân lưu ra bao gồm chi phí đầu tư (đã loại bỏ chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, quy về giá thực năm 2012 tương tự như cách tính chi phí đầu tư kinh tế) và chi phí quản lý, duy tu.

Sau khi tính tốn ngân lưu tài chính thực trên quan điểm ngân sách, sử dụng chi phí vốn ngân sách thực là 10%, kết quả NPV ngân sách bằng – 67.584 triệu đồng (Bảng 4-1). Bảng 4-1: Ngân lưu tài chính dự án trên quan điểm ngân sách (Đơn vị tính: Triệu VNĐ)

2012 2013 2014 - 2038

Ngân lưu tài chính trên quan điểm ngân sách

Ngân lưu ra 33.845 33.845 360

Chi phí đầu tư 33.845 33.845

Chi phí quản lý, duy tu 360

Ngân lưu ròng (33.845) (33.845) -360

NPV (67.584)

Nhận xét: Ngân sách chủ yếu tập trung tài trợ cho chi phí đầu tư ban đầu của dự án, chi ngân sách cho giai đoạn vận hành là khơng đáng kể. Do đó, Trung ương nên có kế hoạch hợp lý để bố trí nguồn vốn cấp cho dự án.

Tuy nhiên, đây chỉ là kết quả được tính tốn trên cơ sở các giá trị kỳ vọng, trong khi đó thơng số chi phí đầu tư là biến bất định, có biên độ giao động lớn. Điều này dẫn đến NPV ngân sách âm nhiều hơn hay gánh nặng ngân sách lớn hơn khi chi phí đầu tư tăng lên. Bảng 4-2: Phân tích độ nhạy tài chính

PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY

Chi phí đầu tư

Mức tăng 0% 10% 20% 30% 40% 50%

NPV tài chính ngân sách -67.584 -74.045 -80.507 -86.968 -93.429 -99.891

Mức tăng NPV 0% 10% 19% 29% 38% 48%

Bảng phân tích độ nhạy trên cho thấy mức độ tăng của gánh nặng ngân sách tương đương với mức tăng chi phí đầu tư. Tuy nhiên, trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn như hiện nay, nguồn vốn đầu tư cho các cơng trình đang bị thiếu hụt trầm trọng cùng với việc nhà nước chủ trương cắt giảm đầu tư cơng thì nhu cầu về nguồn nguyên vật liệu cũng giảm theo, nguồn cung tồn kho lớn, do đó khả năng tăng vốn đầu tư của dự án do tăng giá nguyên vật liệu dưới tác động của cung cầu được kỳ vọng sẽ khơng tăng q cao để có thể ảnh hưởng lớn đến khả năng cung ứng vốn của ngân sách.

4.2. Đánh giá khả năng tài trợ nguồn vốn cho dự án từ ngân sách

Giai đoạn 2006 - 2011, tổng vốn đầu tư công cho tam nông từ nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ là hơn 432 nghìn tỷ đồng, bằng gần 50% tổng vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ đầu tư cho phát triển; vốn ODA ưu đãi dành cho đầu tư nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích lợi ích chi phí của dự án hồ chứa nước tàu dầu tại xã cư an, huyện đắk pơ, tỉnh gia lai (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)