Lựa chọn các yếu tố thành công quan trọng cho các dự án PPP

Một phần của tài liệu Các yếu tố quyết định sự thành công hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế nghiên cứu vùng đông nam bộ (Trang 68)

8. Kết cấu của luận văn

3.3. chọn Lựa và phân tích các yếu tố thành công quan trọng cho các dự án PPP

3.3.1. Lựa chọn các yếu tố thành công quan trọng cho các dự án PPP

Trên cơ sở lý thuyết, các phân tích, và các nghiên cứu trước đây về các yếu tố quyết định sự thành công hợp tác công – tư, tác giả đã áp dụng nghiên cứu của Suhaiza Ismail and Shochrul Rohmatul Ajija (2011) về các yếu tố thành công quan trọng trong việc thực hiện PPP tại Malaysia cho trường hợp nghiên cứu các yếu tố quyết định sự thành công hợp tác công – tư trong lĩnh vực y tế: nghiên cứu vùng Đông Nam Bộ.

Tác giả thực hiện nghiên cứu định tính mục đích dùng để khám phá, điều chỉnh, bổ sung thang đo các biến quan sát đại diện cho các yếu tố quyết định sự thành công hợp tác công – tư. Nghiên cứu định tính được thực hiện thơng qua thảo luận với các chuyên gia. Thảo luận với chuyên gia để có thể hiểu rõ về hợp tác công – tư và các yếu tố quyết định sự thành công hợp tác công – tư trong lĩnh vực y tế. Các câu hỏi phỏng vấn được tác giả chuẩn bị trước (xem phụ lục 6: Dàn bài thảo luận với chuyên gia) và lần lượt hỏi về các khía cạnh của vấn đề nhằm hiểu rõ và sâu hơn về các biến, và những phát hiện mới từ phỏng vấn sâu sẽ là cơ sở bổ sung các yếu tố quyết định PPP.

Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy tất cả các ý kiến đều thống nhất rằng các yếu tố quyết định sự thành công hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế bao gồm 18 yếu tố tập hợp trong 5 nhóm sau: (1) Mua sắm và đấu thầu hiệu quả, (2) Khả năng thực hiện dự án, (3) Bảo lãnh chính phủ, (4) Điều kiện kinh tế thuận lợi, (5) Thị trường tài chính ln sẵn có nguồn lực.

Bảng 3.2: Tóm tắt các yếu tố thành cơng quan trọng cho các dự án PPP

Yếu tố thành cơng quan trọng Nguồn

Tập đồn các doanh nghiệp tư nhân mạnh Jefferies et al. (2002) Tiong (1996)

Birnie (1999); Phân bổ và chia sẻ rủi ro thích hợp Qiao et al. (2001)

Grant (1996) Arthur Andersen và Enterprise LSE (2000)

Quá trình đấu thầu cạnh tranh Jefferies et al. (2002)

Kopp (1997)

Gentry và Fernandez (1997) Arthur Andersen và

Enterprise LSE (2000) Cam kết / trách nhiệm của khu vực nhà

nước / tư nhân

Stonehouse et al. (1996) Kanter (1999)

NAO (2001b) Chi phí / lợi ích đánh giá tồn diện và thực

tế

Qiao et al. (2001) Brodie (1995) Hambros (1999)

Tính khả thi kỹ thuật của dự án Qiao et al. (2001)

Tiong (1996)

Zantke và Mangels (1999) Minh bạch trong quá trình mua sắm Jefferies et al. (2002)

Kopp (1997)

Gentry và Fernandez (1997) Arthur Andersen và

Enterprise LSE (2000)

Frilet (1997) Badshah (1998

Khuôn khổ pháp lý thuận lợi Bennett (1998)

Boyfield (1992) Stein (1995) Jones et al. (1996) Thị trường tài chính ln sẵn có nguồn lực Qiao et al. (2001)

Jefferies et al. (2002) McCarthy và Tiong (1991) Akintoye et al. (2001b)

Sự hỗ trợ chính trị Qiao et al. (2001)

Zhang et al. (1998)

Tính đa mục tiêu của dự án Grant (1996)

Sự tham gia của chính phủ bằng cách cung cấp bảo lãnh Stonehouse et al. (1996) Kanter (1999) Qiao et al. (2001) Zhang et al. (1998) Chính sách kinh tế hợp lý EIB (2000)

Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định Qiao et al. (2001)

Dailami và Klein (1997) Cơ quan công cộng được tổ chức tốt và

cam kết

Boyfield (1992) Stein (1995) Jones et al. (1996) Finnerty (1996) Chia sẻ quyền lực giữa khu vực công và

tư nhân

Stonehouse et al. (1996) Kanter (1999)

Sự hỗ trợ xã hội Frilet (1997)

3.3.2. Phân tích các yếu tố thành cơng quan trọng cho các dự án PPP

3.3.2.1. Nhóm yếu tố 1 – Mua sắm và đấu thầu hiệu quả (Effective Procurement)

Nhóm yếu tố này là một trong 5 nhóm yếu tố thành cơng quan trọng của PPP trong lĩnh vực y tế. Cụ thể bao gồm các yếu tố (Hardcastle et al, 2005):

• Minh bạch trong q trình mua sắm và đấu thầu;

• Q trình đấu thầu cạnh tranh;

• Quản trị tốt;

• Cơ quan cơng cộng được tổ chức tốt và cam kết;

• Sự hỗ trợ xã hội;

• Quyền được chia sẻ giữa khu vực cơng và tư nhân;

• Đánh giá tồn diện và thực tế của các chi phí và lợi ích.

Một q trình mua sắm và đấu thầu hiệu quả phải thể hiện tính minh bạch và có tính cạnh tranh trong suốt tồn bộ q trình thực hiện (Jefferies et al, 2002). Tính minh bạch và một quá trình đấu thầu cạnh tranh nâng cao giá trị dự án với tiền bỏ ra.

Hai thành phần quan trọng khác là quản trị tốt và cơ quan công cộng được tổ chức tốt và cam kết. Badshah (1998) kết luận rằng quản trị tốt là cần thiết để thu hút khu vực tư nhân. Badshah (1998) có xác định đặc điểm của quản trị tốt cho PPP bao gồm: Mở rộng sự tham gia của công dân vào hoạt động quản lý nhà nước, Hoạch định chính sách trên nguyên tắc đồng thuận xã hội, xây dựng một nền hành chính có trách nhiệm và minh bạch, Trách nhiệm giải trình, hiệu quả và hiệu lực, cơng bằng, toàn diện và tuân thủ luật pháp.

Đầu tư hiệu quả không thể tách rời khỏi các các bên tham gia. Điều này hỗ trợ cơ cấu tổ chức cho một dự án PPP (Mustafa, 1999) trong các nhà hoạch định chính sách, các

phịng ban chính phủ và cơ quan của họ là nền tảng cho thành công PPP. Finnerty (1996) lưu ý rằng khơng có một chia sẻ thích hợp rủi ro và cơ hội cho các đối tác tư nhân để kiếm được một tỷ lệ lợi nhuận hợp lý trên các khoản đầu tư thì hợp tác theo mơ hình PPP sẽ thất bại.

Finnerty (1996) cho rằng cơ quan cơng cộng được tổ chức tốt và cam kết phải đảm bảo một số điều sau: cho phép một tổ chức tư nhân đề xuất những nội dung liên quan đến một dự án khả thi về tài chính; Hỗ trợ chính phủ trong việc lập kế hoạch, xin giấy phép, thu hồi đất, và giải quyết tranh chấp liên chính phủ và liên ngành; Sau khi chính phủ tài trợ một phần hoặc hồn toàn cho các nghiên cứu sử dụng mơi trường và đất đai thì cịn hỗ trợ cho vay để trang trải một phần chi phí đầu tư của dự án, cung cấp dịch vụ thực thi pháp luật cho một dự án tư nhân. Cung cấp sử dụng miễn phí hoặc được trợ cấp thơng qua thuê hoặc bán nhà đất của chính phủ sở hữu…

Theo Frilet (1997), thực hiện đấu thầu PPP, hỗ trợ xã hội là một thành phần quan trọng. Cơng luận chống lại PPP có thể làm chậm hoặc thậm chí ngăn ngừa, phát triển dự án. Do đó hỗ trợ xã hội giúp q trình phát triển PPP và đấu thầu diễn ra suôn sẻ, đặc biệt là ở giai đoạn đầu, chẳng hạn như trong thu hồi đất.

Vấn đề chia sẻ quyền lực giữa khu vực công và tư nhân Kanter (1999) nhận định đây là một thành phần quan trọng liên quan đến hiệu quả đấu thầu. Điều này cho thấy khu vực công và tư nhân nên tôn trọng lẫn nhau khi thực hiện đàm phán trong quá trình đấu thầu. Một đề cập nữa có liên quan đến việc đánh giá tồn diện và thực tế của các chi phí và lợi ích, đây là cơng cụ so sánh hữu ích hỗ trợ cho q trình mua sắm và đấu thầu hiệu quả (Hambros, 1999).

3.3.2.2. Nhóm yếu tố 2 – Khả năng thực hiện dự án (Project Implementability)

 Khuôn khổ pháp lý thuận lợi;

 Tính khả thi kỹ thuật của dự án;

 Phân phối nguy cơ và chia sẻ rủi ro thích hợp;

 Cam kết và trách nhiệm của khu vực nhà nước và tư nhân;

 Tập đoàn các doanh nghiệp tư nhân mạnh.

Một khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho phép một dự án PPP được phát triển, không nên tồn tại hạn chế pháp lý khơng đáng có về sự tham gia khu vực tư nhân (Jones et al, 1996). Theo truyền thống, các vấn đề kỹ thuật là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong nghiên cứu tính khả thi của dự án. Khi xem xét PPP lựa chọn đầu tư, điều quan trọng là xem xét các vấn đề kỹ thuật liên quan. Một kỹ thuật mới được áp dụng đồng thời cần phải có những người có chun mơn nghiệp vụ để chuyển đổi cơng nghệ vào công việc thực tế. Nếu ứng dụng không đúng các cơng nghệ có thể dẫn đến suy giảm chất lượng hoặc thiệt hại về tài chính.

Biến thứ ba trong nhóm này là phân phối nguy cơ và chia sẻ rủi ro thích hợp. Các học giả tin chắc rằng quan hệ đối tác hiệu quả có thể phân phối các nguy cơ đặc biệt cho đối tác phù hợp nhất để quản lý rủi ro, và do đó chi phí rủi ro tổng thể có thể được giảm thiểu (Grant 1996). Sự cam kết và trách nhiệm của khu vực nhà nước và tư nhân là thành phần quan trọng trong các dự án PPP (Stonehouse et al, 1996). Thái độ của các bên tham gia trong một dự án PPP có ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra.

Một tập đoàn các doanh nghiệp tư nhân mạnh theo Jefferies et al (2002) xác định đó là tập đồn các doanh nghiệp có nguồn nhân lực có chun mơn, kinh nghiệm đáng kể, một tập đoàn các doanh nghiệp có thương hiệu, một q trình hoạt động hiệu quả có sự hỗ trợ rất chặt chẽ của các bên liên quan trong một khoảng thời gian, và sự đổi mới trong phương pháp tài chính của tập đồn.

3.3.2.3. Nhóm yếu tố 3 – Bảo lãnh Chính Phủ (Government Guarantee)

Bảo lãnh chính phủ là rất quan trọng trong giai đoạn đầu của PPP. Có hai thành phần chính sau: sự tham gia của chính phủ bằng cách cung cấp bảo lãnh; và tính đa mục tiêu của dự án.

Phần lớn các nghiên cứu thiên về kết hợp với một bảo lãnh Chính phủ. Zhang et al (1998) cho rằng khu vực tư nhân chưa có đầy đủ tự tin trong việc đầu thầu các dự án PPP và sau đó được yêu cầu bảo lãnh doanh thu tối thiểu để giảm rủi ro nhu cầu thị trường cho tư nhân trong trường hợp doanh thu từ thu phí khơng đủ bù đắp chi phí đầu tư hoặc chính sách cam kết vững chắc từ chính phủ để đảm bảo rằng các khoản đầu tư được bảo vệ.

Nghiên cứu của Grant (1996) về tính đa mục tiêu của dự án đã nhấn mạnh ngoài các mục tiêu trực tiếp trong việc đạt được dịch vụ công, một dự án PPP cần phải xem xét các mục tiêu kinh doanh nhà thầu tư nhân, cụ thể chính phủ phải đảm bảo các dự án phải mang lại nguồn doanh thu.

3.3.2.4. Nhóm yếu tố 4 – Điều kiện kinh tế thuận lợi (Favourable Economic Conditions) Conditions)

Hardcastle et al (2005) cho rằng điều kiện kinh tế thuận lợi là rất quan trọng cho phát triển dự án PPP cả các nước phát triển và các nước đang phát triển. Có hai thành phần: ổn định kinh tế vĩ mơ và chính sách kinh tế hợp lý.

Để việc thực hiện dự án PPP thành cơng, các chính phủ phải đảm bảo rằng các điều kiện kinh tế thuận lợi. Ví dụ, một thị trường có rủi ro thấp có thể làm tăng cơ hội thành cơng cho PPP. Bên cạnh đó Chính phủ nên áp dụng các chính sách kinh tế hợp lý để duy trì một mơi trường kinh tế ổn định và phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án PPP.

Rủi ro như tiền tệ và rủi ro lãi suất phản ánh biến động kinh tế vĩ mô và nguy cơ rằng chính phủ sẽ khơng đảm bảo việc thực hiện các cam kết của mình. Cách tốt nhất để thu hút đầu tư tư nhân là thiết lập các chính sách kinh tế vĩ mơ ổn định như chế độ thuế đầy đủ, một hồ sơ theo dõi các dự án đảm bảo thực hiện đầy đủ các cam kết và hoạch định chính sách kinh tế hợp lý (Dailami and Klein, 1997).

3.3.2.5. Nhóm yếu tố 5 - Thị trường tài chính ln sẵn có nguồn lực (Available Financial Market)

Theo Akintoye et al (2001b) một thị trường tài chính ln sẵn sàng cung cấp vốn nhằm đảm bảo rằng tất cả các cơng ty có đủ nguồn kinh phí để hoạt động, khả năng quản lý hiệu quả, chia sẽ thông tin và rủi ro thị trường; bên cạnh đó các cơng cụ tài chính phải đa dạng thuận tiện cho các nhà đầu tư lựa chọn các phương án tài chính phù hợp như: nợ ngân hàng, thị trường trái phiếu, cho thuê tài chính, thế chấp tài chính…

3.4. Thu thập dữ liệu

3.4.1. Mẫu và cách thức chọn mẫu

Qua quá trình khảo sát các đối tượng thuộc mẫu nghiên cứu với số lượng phiếu điều tra phát ra là 200 phiếu khảo sát được phân phối cho các đơn vị tham gia hợp tác cơng tư trên địa bàn các Tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh cụ thể: Ủy ban Nhân dân, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Y Tế, Bệnh viện Nhân dân 115 và Bệnh Viện Đại học Y Dược TP.HCM, Bệnh viện Tỉnh Bình Dường, Bệnh viện phụ sản bán công. Mỗi người trả lời nhận được một Phiếu khảo sát (phát tay/email). Tổng cộng có 139 người trả lời hoàn thành phiếu khảo sát, tuy nhiên, 2 phiếu khảo sát do người trả lời phỏng vấn cung cấp thiếu thông tin và không hợp lệ nên không được sử dụng; do đó, 137 phiếu khảo sát có thể sử dụng làm dữ liệu nghiên cứu. Ngoài ra, khoảng 56% số người được hỏi là các nhà quản lý có nghiên cứu mơ hình dự án

Tỷ lệ (%)

PPP, khoảng 13% trong tổng số người được hỏi đang tham gia các dự án PPP và 31% số người được hỏi là giảng viên, bác sĩ, cán bộ hiện đang công tác tại các sở ban ngành và bệnh viện.

3.4.2. Đặc điểm mẫu

Về độ

tuổi Bảng 3.3: Mẫu điều tra theo độ tuổi

(Nguồn: Số liệu điều tra, Phụ lục “độ tuổi”)

7.3 17.5 31.4 43.8 100.0

Hình 1: Mẫu điều tra theo độ tuổi

Trong tổng số 137 đối tượng được phỏng vấn, có 10 đối tượng thuộc nhóm tuổi từ

Tuổi Tần số Từ 20 đến 30 tuổi 10 Từ 31 đến 40 tuổi 24 Từ 41 đến 50 tuổi 43 Trên 50 tuổi 60 Tổng số 137

Tỷ lệ (%)

20-30 tuổi tương ứng với 7,3%, đây là nhóm đối tượng chiếm tỷ lệ thấp nhất; có 24 đối tượng được phỏng vấn có độ tuổi từ 31-40 tuổi, tương ứng với 17,5%; có 43 đối tượng có độ tuổi từ 41-50 tuổi chiếm 31,4%; và có 60 đối tượng có độ tuổi trên 50 tuổi chiếm 43,8%.

Về địa phương

Để đảm bảo tính tổng hợp và đa dạng của bộ dữ liệu, nghiên cứu đã tiến hành điều tra bảng hỏi tại nhiều địa phương khác nhau dưới đây:

Bảng 3.4: Mẫu điều tra theo địa phương

(Nguồn: Số liệu điều tra, Phụ lục “địa phương”)

37.2 20.4 23.4 8.8 10.2 100.0

Theo kết quả thống kê ở trên, thì thành phố Hồ Chí Minh là nơi có số doanh nghiệp được điều tra nhiều nhất với 51 mẫu, tương ứng chiếm 37,2%. Điều này xuất phát

từ thực tế rằng, với quy mô dân số dẫn đầu cả nước, thì Hồ Chí Minh ln là thành phố có số lượng đơn vị tham gia hợp tác công tư lớn nhất. Tỷ lệ này tương ứng với các địa phương khác: Đồng Nai 23,4%; Bình Dương 20,4%; Bình Phước 10,2% và Tây Ninh 8,8%. Địa Phương Tần số Hồ Chí Minh 51 Bình Dương 28 Đồng Nai 32 Tây Ninh 12 Bình Phước 14 Tổng số 137

Hình 2: Mẫu điều tra theo địa phương

Về Đơn vị công tác

Bảng 3.5: Mẫu điều tra theo đơn vị công tác

Đơn vị công tác Tần số Tỷ lệ (%)

Đơn vị Công lập 58 42.3

Đơn vị Tư nhân 79 57.7

Tổng số 137 100.0

Tỷ lệ (%)

Hình 3: Mẫu điều tra theo đơn vị công tác

Theo điều tra, 137 đối tượng được phỏng vấn có 58 (42,3%) là các đơn vị công lập, 79 đối tượng tương đương với 57,7% là các đơn vị tư nhân chiếm tỉ lệ cao nhất. Điều này là khá phù hợp bởi sự thành công của các dự án PPP phụ thuộc vào mức độ đầu tư chủ yếu của các đơn vị tư nhân.

Về Thâm niên công tác

Bảng 3.6: Mẫu điều tra theo thâm niên côngtác tác

(Nguồn: Số liệu điều tra, Phụ lục “thâm niên công tác”)

5.1 26.3 44.5 24.1 100.0 Tuổi Tần số Dưới 5 năm 7 Từ 5 đến 10 năm 36 Từ 11 đến 15 năm 61 Trên 15 năm 33 Total 137

Hình 4: Mẫu điều tra theo thâm niên công tác

Người được phỏng vấn bao gồm những đối tượng quản lý có thâm niên trong lĩnh vực y tế, tài chính, đầu tư... Chủ yếu là những đối tượng có trên 5 năm kinh nghiệm, cụ thể: có 36 đối tượng (26,3%) từ 5 đến 10 năm, 61 đối tượng (44,5%) từ 11 đến 15 năm, 33 đối tượng (24,1%) trên 15 năm; họ hiểu rõ về những thuận lợi khó khăn khi thực hiện các

Một phần của tài liệu Các yếu tố quyết định sự thành công hợp tác công tư trong lĩnh vực y tế nghiên cứu vùng đông nam bộ (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(144 trang)
w