Theo điều tra, 137 đối tượng được phỏng vấn có 58 (42,3%) là các đơn vị công lập, 79 đối tượng tương đương với 57,7% là các đơn vị tư nhân chiếm tỉ lệ cao nhất. Điều này là khá phù hợp bởi sự thành công của các dự án PPP phụ thuộc vào mức độ đầu tư chủ yếu của các đơn vị tư nhân.
Về Thâm niên công tác
Bảng 3.6: Mẫu điều tra theo thâm niên côngtác tác
(Nguồn: Số liệu điều tra, Phụ lục “thâm niên công tác”)
5.1 26.3 44.5 24.1 100.0 Tuổi Tần số Dưới 5 năm 7 Từ 5 đến 10 năm 36 Từ 11 đến 15 năm 61 Trên 15 năm 33 Total 137
Hình 4: Mẫu điều tra theo thâm niên công tác
Người được phỏng vấn bao gồm những đối tượng quản lý có thâm niên trong lĩnh vực y tế, tài chính, đầu tư... Chủ yếu là những đối tượng có trên 5 năm kinh nghiệm, cụ thể: có 36 đối tượng (26,3%) từ 5 đến 10 năm, 61 đối tượng (44,5%) từ 11 đến 15 năm, 33 đối tượng (24,1%) trên 15 năm; họ hiểu rõ về những thuận lợi khó khăn khi thực hiện các dự án PPP; vì vậy việc nhóm này chiếm tỷ lệ lớn là khá phù hợp.
3.5. Phương pháp nghiên cứu
Các dữ liệu được phân tích bằng cách sử dụng phần mềm (SPSS) 20. Nghiên cứu tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho 18 biến này. Sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá đối với các chỉ tiêu nghiên cứu đưa ra ban đầu, kết quả thu được 5 nhân tố đại diện cho 5 nhóm biến trong mơ hình nghiên cứu. Tiếp theo, để đánh giá độ tin cậy của 5 nhóm biến này, nghiên cứu tiến hành phân tích Cronbach Alpha cho từng nhóm. Thang đo được chấp nhận khi hệ số Cronbach Alpha ≥0.7.
Về cơ bản, số liệu thống kê mô tả điểm trung bình (kiểm định Frequency) được tính tốn cho các thang đo Likert năm điểm trên tầm quan trọng của 18 yếu tố quyết định
sự thành cơng PPP.dựa trên điểm trung bình, các yếu tố đã được xếp hạng theo tầm quan trọng, như cảm nhận của những đối tượng phỏng vấn nói chung, cũng như nhóm khu vực cơng và khu vực tư nhân độc lập.
Ngồi ra, nghiên cứu tiến hành so sánh tầm quan trọng của các CSFs cho PPP thực hiện tại vùng Đông Nam Bộ với ba nước khác đã áp dụng hình thức PPP: Hồng Kơng, Úc và Vương quốc Anh.
3.5.1. Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis – EFA)
Phân tích nhân tố khám phá được sử dụng để rút gọn và tóm tắt các biến nghiên cứu thành các khái niệm. Thơng qua phân tích nhân tố nhằm xác định mối quan hệ của nhiều biến được xác định và tìm ra nhân tố đại diện cho các biến quan sát. Phân tích nhân tố khám phá cần dựa vào tiêu chuẩn cụ thể và tin cậy.
Kết quả phân tích nhân tố lần 1 được thể hiện dưới đây: