Nguyên tắc huyđộng vốn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động lạm phát ảnh hưởng đến huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 31 - 36)

DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ

1.2.5. Nguyên tắc huyđộng vốn

Tuân thủ pháp luật trong huy động vốn: Khi huy động vốn NHTM phải

hồn trả gốc và lãi cho khách hàng vơ điều kiện; tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy định hiện hành; giữ gìn bí mật số dư và hoạt động của tài khoản khách hàng; không được che giấu các khoản tiền lớn và bất thường; không được cạnh tranh bất hợp lý như đưa thông tin giả, khuyến mãi bất hợp pháp,…

Thỏa mãn yêu cầu kinh doanh với chi phí thấp nhất, NHTM phải áp

dụng nhiều phương thức huy động vốn cùng với kết hợp chặt chẽ giữa huy động vốn với hiện đại hóa dịch vụ ngân hàng, và đa dạng hóa phương thức trả lãi đi đơi với dự thưởng để thu hút khách hàng.

Ngăn ngừa sự giảm sút bất thường của nguồn vốn huy động : bằng các

tạo uy tín cho khách hàng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu rút tiền trong mọi tình huống, ngăn chặn phao tin đồn nhảm và có phương án đáp ứng nhu cầu thanh khoản kịp thời khi có sự cố xảy ra.

1.3. Tác động lạm phát ảnh hưởng đến huy động vốn của NHTM 1.3.1. Các nhân tố của lạm phát tác động đến huy động vốn của NHTM

1.3.1.1. Nhân tố giá cả

Tình trạng phát triển của nền kinh tế là một yếu tố vĩ mơ có tác động trực tiếp đến mọi hoạt động của NHTM, trong đó có huy động vốn. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển ổn định, thu nhập dân cư được đảm bảo và ổn định thì nguồn tiền vào ra của các NHTM cũng ổn định, số vốn huy động được của NHTM ngày càng tăng lên và cơ hội đầu tư cho vay của NHTM cũng được mở rộng do lòng tin của các nhà đầu tư vào nền kinh tế được đảm bảo.

Nếu nền kinh tế phát triển quá nóng, lạm phát tăng lên, điều đó đồng nghĩa với việc giá cả hàng hóa dịch vụ cũng tăng lên, thì lúc này với mức thu nhập như trước hoặc thậm chí giảm do các doanh nghiệp sa thải bớt lao động các cá nhân sẽ khơng đủ tiền sài, dẫn đến cũng khơng có khoản tiền nhàn rỗi

20

gửi ngân hàng. Còn đối với các doanh nghiệp, trong thời kỳ lạm phát cao, để cắt giảm chi phí các doanh nghiệp thường thanh tốn cho nhau bằng tiền mặt nên việc huy động tiền gửi không kỳ hạn của các ngân hàng cũng gặp khó khăn.

Hơn thế nữa, lạm phát làm cho đồng tiền mất giá, người dân sẽ không gửi tiền vào ngân hàng, mà dùng tiền để mua hàng hóa có giá trị để cất trữ như vàng, bất động sản,… khi đó khả năng huy động vốn của ngân hàng không những bị giảm xuống mà lượng tiền dân cư đã ký gửi vào NHTM cũng có nguy cơ bị rút ra. Và như vậy NHTM sẽ gặp khó khăn trong cơng tác huy động vốn, quản lý dự trữ, và cấp tín dụng.

1.3.1.2. Nhân tố tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng, tốc độ và quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định.

Xem xét về mặt lý thuyết, lạm phát vừa có tác động tích cực và thiếu tích cực tới tăng trưởng kinh tế. Một tỷ lệ lạm phát thấp có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng. Theo nghiên cứu của Tobin (1965), Mundell (1965) mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng là tỷ lệ thuận. Các nghiên cứu này cũng trùng với quan điểm của trường phái Keynes và trường phái tiền tệ khi cho rằng trong ngắn hạn, các chính sách nhằm hỗ trợ tăng trưởng của Chính phủ sẻ làm gia tăng lạm phát. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát cao sẽ tác động tiêu cực lên tăng trưởng.

Một số nghiên cúu của Rscher (1993), Barro (1995), Bruno và Easterly (1998) đều chỉ ra mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát mang dấu âm. Còn nghiên cứu của Khan và Senhadji (2001) ở 140 nuớc giai đoạn 1960 - 1998 đã tìm thấy “ngưỡng” lạm phát từ 11-12% đối với các nước đang phát triển và khoảng 1-3% đối với các nước công nghiệp. Nếu nền kính tế ở dưới ngưỡng này, mối quan hệ tăng trưởng - lạm phát mang dấu dương và ngược lại.

Thực tế ở Việt Nam, mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng cũng phù hợp về mặt lý thuyết. Với mức lạm phát cao thì lạm phát tác động tiêu cực đến tăng trưởng (giai đoạn trước 1992). Còn nền kinh tế duy trì một tỷ lệ lạm phát thấp có tác dụng hỗ trợ tăng trưởng (giai đoạn 1992 - 2007).

Như vậy khi lạm phát tăng cao sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế bị giảm sút, từ đó gây giảm sút tổng cầu, thu nhập thực bình quân đầu người giảm, gia tăng thất nghiệp, nó gây ra sự bất ổn cho mơi trường kinh tế xã hội, làm thơng tin trong nền kinh tế bị bóp méo, khiến các quyết định đầu tư, tiêu dùng, tiết kiệm trở nên khó khăn hơn; lạm phát được xem như một loại thuế đánh vào nền kinh tế, và khi đó việc huy động vốn của các ngân hàng thương mại sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

1.3.1.3. Nhân tố lãi suất

Chính sách tiền tệ thơng qua các cơng cụ của mình và qua các kênh truyền dẫn, để tác động đến mức sản lượng và giá cả trong nền kinh tế. Tại hầu hết các cơng nghiệp có thị trường tài chính phát triển, đặc biệt là tại các nước theo đuổi khuôn khổ mục tiêu lạm phát, công cụ phổ biến của chính sách tiền tệ là lãi suất. Việc thay đổi lãi suất điều hành của ngân hàng trung ương sẽ tác động đến sản lượng và giá cả theo bốn kênh chủ yếu : lãi suất thị trường, tín dụng, giá tài sản và tỷ giá.

Lãi suất là biến số kinh tế nhạy cảm, sự thay đổi của lãi suất sẽ tác động làm thay đổi hành vi sản xuất tiêu dùng của xã hội. Một sự gia tăng về lãi suất làm giảm sức hấp dẫn trong việc chi tiêu hiện tại hơn là chi tiêu trong tương lai của các nhân và cơng ty, tín dụng trong nước, tổng lượng tiền và cầu thực tế đều giảm. Ngược lại khi lãi suất giảm xuống sẽ có tác động ngược lại. Như vậy sự thay đổi của lãi suất thực sẽ có tác động nhạy cảm đến sản lượng và giá cả. Vì vậy, NHTW rất coi trọng việc điều tiết lãi suất nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ là kiềm chế lạm phát và góp phần tăng trưởng kinh tế.

Các loại lãi suất của chính sách tiền tệ có : lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu.

Lãi suất cơ bản là một công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong ngắn hạn. Theo Luật Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cơ bản chỉ áp dụng cho Đồng Việt Nam, do Ngân hàng Nhà nước công bố, làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh. Lãi suất cơ bản được xác định dựa trên cơ sở lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất huy động đầu vào của tổ chức tín dụng và xu hướng biến động cung-cầu vốn. Theo Luật Dân sự, các tổ chức tín dụng khơng được cho vay với lãi suất cao gấp rưỡi lãi suất cơ bản.

Tuy được nhắc đến trong Luật Ngân hàng Nhà nước và luật này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 1998, song lãi suất cơ bản chỉ được công bố lần đầu vào ngày 30 tháng 5 năm 2000. Trong lần đầu được công bố, lãi suất cơ bản ở mức 7,2%/năm. Vào thời điểm tháng 6 năm 2008, lãi suất cơ bản là 14%/năm. Điều này có nghĩa là các tổ chức tín dụng có thể quyết định mức lãi suất cho vay của mình cao tới 21%/năm.

Các cơng cụ điều hành chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương nước ngoài tương tự như lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là Fed Funds Rate của Hoa Kỳ, London Interbank Offered Rate (LIBOR) của Anh, Tokyo Inter-Bank Offered Rate (TIBOR) của Nhật Bản, Euro Interbank Offered Rate của Liên minh châu Âu. Các lãi suất trên đôi khi cũng được dịch sang tiếng Việt là lãi suất cơ bản.

Lãi suất tái chiết khấu : là lãi suất thực hiện trên cơ sở đối tượng là các giấy tờ có giá. VD: Hối phiếu, lệnh phiếu, trái phiếu, ...Các ngân hàng sẽ chấp nhận trả tiền cho người cầm (hoặc sở hữu các giấy đó để đổi lại một khoản lời mà ta gọi là lãi suất chiết khấu và thu lại khoản tiền của họ đối với người thanh tốn ghi trên đó khi đến hạn. Các ngân hàng này lại cần tiền nhưng các giấy tờ đó chưa đến hạn thanh tốn họ bán lại các khoản sẽ thu này

cho NH TW để đổi lấy tiền mặt và bớt lại cho NHTW một khoản, ta gọi đó là lãi suất tái chiết khấu.

Lãi suất tái cấp vốn cũng gần giống như vậy nhưng đối tượng ở đây là

các khoản cho vay của các NHTM, và sau đó họ bán lại các khoản này cho NHTW để đổi lấy lương tiền mặt.

Trong phạm vi nghiên cứu của bài, tác giả sử dụng lãi suất tái cấp vốn để nghiên cứu các nhân tố của lạm phát ảnh hưởng huy động vốn của NHTM, vì những nhược điểm của lãi suất cơ bản và vì ở thị trường Việt Nam lãi suất cơ bản gần như không tồn tại.

Khi lạm phát tăng lên, NHTW thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt bằng cách tăng lãi suất tái cấp vốn lên nhằm mục đích hạn chế việc đi vay của các NHTM, từ đó hạn chế việc tạo tiền của NHTM, tiền ra lưu thông sẽ được hạn chế. Khi NHTW tăng lãi suất lên, lãi suất trên thị trường cũng có xu hướng tăng lên. Lúc này các NHTM vì muốn huy động được vốn, thu hút hút khách hàng gửi tiền và để cạnh tranh với các kênh đầu tư khác đã tăng lãi suất tiền gửi lên, từ đó huy động vốn của NHTM có thể sẽ được tăng lên.

1.3.1.4. Nhân tố tỷ giá

Tỷ giá hối đoái thường gọi tắt là tỷ giá, là sự so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền của hai nước khác nhau. Cũng có thể gọi tỷ giá hối đối là giá của một đồng tiền này tính bằng giá của một đồng tiền khác.

Xét về mặt lý thuyết, nếu các yếu tố khác như nhau, khi tỷ lệ lạm phát của một nước tăng tương đối so với lạm phát của một nước khác, mức cầu đồng tiền nước đó giảm do xuất khẩu giảm vì giá cao hơn so với nước kia. Ngoài ra, người tiêu dùng và các doanh nghiệp trong nước có lạm phát cao có xu hướng tăng nhập khẩu. Cả hai yếu tố này tạo áp lực giảm giá đồng tiền của nước có lạm phát cao. Tỷ lệ lạm phát thường khác nhau giữa các quốc gia, tạo nên các kiểu mậu dịch quốc tế để điều chỉnh thích hợp ảnh hưởng của lạm phát đến tỷ giá hối đối.

Bởi vì tỷ giá hối đối cân bằng sẽ thay đổi theo thời gian khi cung-cầu các đồng tiền thay đổi. Sự thay đổi trong tỷ lệ lạm phát tương đối sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động thương mại, từ đó tác động đến cung-cầu tiền, và vì thế tác động đến tỷ giá hối đối.

Ví dụ: Trong năm 2008 tỷ lệ lạm phát của Việt Nam rất cao so với các năm trước đó trong khi tỷ lệ lạm phát của Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan… và một số nước vẫn ở mức bình thường, do đó trong năm 2008 nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam tăng cao dẫn tới nhu cầu USD tăng làm cho tỷ giá USD/VND tăng cao.

Tác động lạm phát đến tỷ giá ảnh hưởng đến mọi hoạt động của nền kinh tế, trong đó có việc tạo vốn của ngân hàng. Khi tỷ giá tăng lên, tức là đồng Việt Nam mất giá dân chúng không muốn giữ đồng nội tệ mà chuyển sang cất giữ đồng ngoại tệ và vàng, vì vậy huy động vốn nội tệ trong dân cư sẽ giảm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động lạm phát ảnh hưởng đến huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w