KẾT LUẬN CHƯƠNG
2.3.7. Kiểm định tự tương quan
Khi tiến hành kiểm định tự tương quan (Auto Correlation) với giả thuyết H0 : Khơng có hiện tượng tự tương quan, nếu giá trị p-value p-value < α thì bác bỏ giả thuyết H0 và ngược lại nếu giá trị p-value ≥ α thì chấp nhận giả thuyết H0 , kết quả từ bảng 2.9 cho thấy p-value có giá trị 0.0000. Như vậy giả thuyết H0 bị bác bỏ. Mơ hình xảy ra hiện tượng tự tương quan.
Bảng 2.10 : Kiểm định tự tương quan
2.3.8.Kiểm định GLS
Tổng hợp từ những kiểm định trên, mô hình hồi quy vừa xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi, vừa xảy ra hiện tượng tự tương quan. Để khắc phục hai hiện tượng trên, tác giả sử dụng kiểm định GLS với kết quả như sau:
Bảng 2.11 : Kết quả hồi quy GLS
Sau khi khắc phục hiện tượng đa cộng tuyến và tự tương quan, kết quả cho thấy mơ hình có ý nghĩa thống kê với p-value có giá trị 0.0000, hệ số hồi quy của giá cả có giá trị -16.7802, của tốc độ tăng trưởng kinh tế là 79.28789, của lãi suất là 25.8262, của tỷ giá là -0.000312 và đều có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.
2.3.9.Kết luận nghiên cứu
Từ kết quả phân tích mơ hình hồi quy biểu diễn mối quan hệ giữa huy động vốn và các nhân tố tác động, ta có phương trình sau :
hdv = 1.20832 – 16.7802cpi + 79.28789tđttkt + 25.8262laisuat – 0.000312tygia
Tác động của từng nhân tố đến huy động vốn của NHTM như sau : Nhân tố có tác động nghịch biến với huy động vốn là giá cả. Theo kết quả phân tích cho thấy giá cả và huy động vốn của NHTM có quan hệ ngược chiều. Hệ số -16,7802 thể hiện rằng khi giá cả tăng lên 1% thì huy động vốn của NHTM giảm 16.7802%. Thật vậy khi lạm phát tăng lên, điều đó đồng nghĩa với việc giá cả hàng hóa dịch vụ cũng tăng lên, thì lúc này với mức thu nhập như trước hoặc thậm chí giảm do các doanh nghiệp sa thải bớt lao động các cá nhân sẽ khơng đủ tiền sài, dẫn đến cũng khơng có khoản tiền nhàn rỗi gửi ngân hàng. Còn đối với các doanh nghiệp, trong thời kỳ lạm phát cao, để cắt giảm chi phí các doanh nghiệp thường thanh tốn cho nhau bằng tiền mặt nên việc huy động tiền gửi không kỳ hạn của các ngân hàng cũng gặp khó khăn. Hơn thế nữa, lạm phát làm cho đồng tiền mất giá, người dân sẽ không gửi tiền vào ngân hàng, mà dùng tiền để mua hàng hóa có giá trị để cất trữ như vàng, bất động sản,… khi đó khả năng huy động vốn của ngân hàng không những bị giảm xuống mà lượng tiền dân cư đã ký gửi vào NHTM cũng có nguy cơ bị rút ra. Và như vậy NHTM sẽ gặp khó khăn trong cơng tác huy động vốn, quản lý dự trữ, và cấp tín dụng.
Tốc độ phát triển kinh tế có mối quan hệ cùng chiều với huy động vốn của ngân hàng thương mại, cụ thể là khi tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng lên 1% thì vốn huy động của ngân hàng tăng lên 79.28789%. Khi tốc độ phát triển kinh tế tăng lên, điều đó có nghĩa là mơi trường kinh tế được ổn định, đời sống người dân tốt hơn, nên việc huy động vốn của ngân hàng từ tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá ra thị trường cũng trở nên thuận lợi hơn. Ngược lại tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm thì huy động vốn của ngân hàng thương mại cũng giảm, vì khi lạm phát tăng cao sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế bị giảm sút, từ đó gây giảm sút tổng cầu, thu nhập thực bình quân đầu người giảm, gia tăng thất nghiệp, nó gây ra sự bất ổn cho mơi trường kinh tế xã hội,
9080 80 70 60 50 CPI(%) LS(%) CPHĐV(%) 40 30 20 10 0 -10 2007 2008 2009 2010 2011 2012 -20
làm thơng tin trong nền kinh tế bị bóp méo, khiến các quyết định đầu tư, tiêu dùng, tiết kiệm trở nên khó khăn hơn, và lúc này việc huy động vốn của các ngân hàng thương mại cũng trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Nhân tố lãi suất cũng có tác động cùng chiều với huy động vốn. Trong thời kỳ lạm phát tăng cao, chính sách tiền tệ thắt chặt của NHTW được đưa ra để kiềm chế lạm phát, việc làm này để thể được thực hiện bằng nhiều cơng cụ, trong đó có cơng cụ tăng lãi suất tái cấp vốn để giảm đi vay của các NHTM. Tuy nhiên, khi NHTW tăng lãi suất thì lãi suất trên thị trường cũng tăng lên. Và lúc này để cạnh tranh với các hình thức đầu tư khác trên thị các ngân hàng đã tăng lãi suất huy động lên, đưa ra nhiều hình thức khuyến mãi, nên đã thu hút khách hàng gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn.
Đồ thị 2.4 : Mối quan hệ giữa chỉ số giá, lãi suất tái cấp vốn và chi phí huy động vốn của 12 NHTMCP VN
(Nguồn : Cục thống kê, NHNN, Báo cáo tài chính của 12 NHTMCP VN và tính tốn của tác giả)
Như vậy khi lạm phát tăng cao, việc huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Để huy động được vốn, hoặc khơng muốn vốn từ ngân hàng mình chạy sang các ngân hàng khác, thì phải nâng lãi suất huy động sát
với diễn biến của thị trường vốn. Nhưng nâng lên bao nhiêu là hợp lý, luôn là bài tốn khó đối với mỗi ngân hàng. Một cuộc chạy đua lãi suất huy động ngoài mong đợi, mặt bằng lãi suất huy động tăng cao, có ngân hàng đưa lãi suất huy động gần sát lãi suất tín dụng, kinh doanh ngân hàng lỗ lớn nhưng vẫn thực hiện, gây ảnh hưởng bất ổn cho cả hệ thống NHTM.
Mặt khác, do lãi suất huy động tăng cao, thì lãi suất cho vay cũng cao, điều này đã làm xấu đi về môi trường đầu tư của ngân hàng, rủi ro đạo đức sẽ xuất hiện. Do sức mua của đồng Việt Nam giảm, giá vàng và ngoại tệ tăng cao, việc huy động vốn có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên thật sự khó khăn đối với mỗi ngân hàng, trong khi nhu cầu vay vốn trung và dài hạn đối với các khách hàng rất lớn, vì vậy việc dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn trong thời gian qua tại mỗi ngân hàng là không nhỏ. Điều này đã ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các ngân hàng, nên rủi ro kỳ hạn và rủi ro tỷ giá xảy ra là điều khó tránh khỏi.
Tỷ giá có tác động âm đến huy động vốn của NHTM. Khi lạm phát trong nước tăng cao hơn so với các nước sẽ tạo áp lực tăng tỷ giá. Lúc này đồng Việt Nam bị mất giá, dân chúng sẽ không muốn nắm giữ đồng nội tệ mà chuyển sang cất giữ đồng ngoại tệ hoặc những tài sản có giá khác, nên việc huy động vốn bằng nội tệ của ngân hàng bị sụt giảm.
Tóm lại, lạm phát tăng cao đã làm suy yếu, thậm chí phá vỡ thị trường vốn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các NHTM. Sự không ổn định của giá cả, bao gồm cả giá vốn, đã làm suy giảm lòng tin của các nhà đầu tư và dân chúng, gây khó khăn cho sự lựa chọn các quyết định của khách hàng cũng như các thể chế tài chính - tín dụng. Vì vậy xét ở góc độ các NHTM cần có những biện pháp kiềm chế lạm phát.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Dựa trên cở sở lý thuyết trình bày ở chương 1, chương 2 đã đi vào tìm hiểu diễn biến của lạm phát qua các thời kỳ, sau đó phân tích tình hình hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, qua đó phân tích định lượng tác động của lạm phát ảnh hưởng đến huy động vốn của NH TMCP VN. Từ việc phân tích cho thấy khi lạm phát tăng cao, hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại trở nên khó khăn hơn. Ngược lại khi lạm phát giảm, ở mức vừa phải thì việc huy động vốn của NH sẽ dễ dàng hơn.