Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu môi trường đầu tư và các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh bình phước (Trang 42 - 45)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Hiện trạng các nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội

3.2.3 Nguồn nhân lực

Năm 2009, dân số trung bình của tỉnh ước đạt 877,5 ngàn người; mật độ dân số 128 người/km2. Tốc độ tăng trưởng dân số đạt khá cao, bình quân giai đoạn 2000-2009 đạt 3%. Tốc độ tăng trưởng dân số tự nhiên cĩ xu hướng giảm do tỉ lệ sinh giảm. Tuy nhiên, tỉ lệ tăng dân số cơ học đạt khá cao, từ 0,82% đến 3,36%, và cĩ xu hướng giảm dần. Dân số thành thị cĩ xu hướng tăng nhanh, đạt 147,3 ngàn

người, tăng trưởng trung bình đạt 4,3% (Cục Thống kê Bình Phước, 2010). Xu hướng đơ thị hĩa tăng nhanh tạo kiện thuận lợi cho việc phát triển cơng nghiệp hĩa ở Bình Phước. Mặt khác, quá trình cơng nghiệp hĩa cũng thúc đẩy quá trình đơ thị hĩa diễn ra nhanh chĩng hơn. Tồn tỉnh cĩ 41 dân tộc anh em nhưng chủ yếu vẫn là người Kinh - chiếm 82% - cịn lại các dân tộc ít người, trong đĩ, dân tộc Stiêng là đơng nhất -chiếm 8,1%, dân tộc Tày 2,3%, dân tộc Nùng 2,9%, dân tộc Khơme 1,4% (Sở KH&ðT, 2007).

Về lao động, năm 2009 cĩ 573 ngàn người đang ở độ tuổi lao động, chiếm 65% tổng dân số. Số người đang làm việc trong các ngành kinh tế là 476 ngàn người, chiếm 83% trong số người ở độ tuổi lao động và 54% dân số. Tăng trưởng lao động thời kỳ 2000-2009 đạt 4,9% lớn hơn tốc độ tăng trưởng dân số cho thấy ngày càng cĩ nhiều người cĩ việc làm và tham gia thị trường lao động; tuy nhiên, vẫn cịn một lực lượng khá lớn – khoảng 97 ngàn người cĩ thể tham gia vào thị trường lao động, đây là nguồn cung lao động quan trọng cho các KCN và là một trong những yếu tố để thu hút đầu tư vào Bình Phước. Nhìn chung, đi cùng với sự tăng trưởng kinh tế thì ở cả 3 khu vực đều cĩ sự tăng trưởng lao động. Tuy nhiên, cơ cấu lao động đã cĩ chuyển biến theo hướng tích cực hơn; tỉ trọng lao động năm 2009 ở các khu vực I, II, III tương ứng là 74%, 8% và 18%. So với năm 2000 thì tỉ trọng của khu vực I đã giảm 13%; các khu vực II, III tăng lần lượt là 4 và 9%. Tăng trưởng lao động rất nhanh ở khu vực II và III – đạt ở mức độ hai con số là 13 và 14% và khu vực I ở vị trí khá khiêm tốn - 3% (Cục Thống kê Bình Phước, 2010 & Sở KH&ðT, 2007). Tuy cĩ nhiều cải thiện nhưng hiện tại quy mơ của khu vực II vẫn cịn khá thấp so với tiềm năng của tỉnh và cơ cấu kinh tế vẫn chưa tối ưu. Do vậy cần ưu tiên đẩy mạnh phát triển khu vực II thêm nữa. Tổng hợp số liệu về dân số và lao động năm được trình bày trong bảng 3.1.

Bảng 3.1: Tổng hợp dân số, lao động ở Bình Phước giai đoạn 2000-2009 ðvt: ngàn người Chỉ tiêu 2000 2005 2007 2008 2009 I. Dân số 1. Dân số trung bình 675,2 814,3 840,7 858,0 877 Tr.đĩ: nữ 340,5 400,5 414,3 422 432 Thành thị 100,6 123,7 128,3 142,8 147 Nơng thơn 574,6 690,6 712,5 715,2 730

2. Tỉ lệ tăng tự nhiên (%o) 20,1 16,5 15,5 15,6 15

II. Lao động

1. Dân số ở độ tuổi lao động 366,7 441,5 573

2. Lao động đang làm việc 308,9 378,1 412,5 441,5 476

- Khu vực I 270,7 297,6 310,2 325,4 353,2

- Khu vực II 12,2 22,8 30,4 36,5 37,6

- Khu vực III 26,1 57,7 71,9 79,8 84,9

3. ðang đi học 25,2 28,9

4. Nội trợ & khơng cĩ việc làm 47,6 51,3

Nguồn: Cục Thống kê Bình Phước (2010) & Sở Kế hoạch và ðầu tư (2007).

Là tỉnh nơng nghiệp nên Bình Phước khơng cĩ nhiều các DN, thành phần kinh tế chính là các hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ. Do vậy, mức độ thu hút lao động làm việc trong các DN tương đối thấp, xoay quanh ngưỡng 12% trên tổng số lao động đang làm việc trong giai đoạn 2007-2009. DN nhà nước cĩ mức độ sử dụng lao động nhiều nhất – 46% tổng số việc làm. Tuy nhiên, vai trị này đang giảm dần do sự vươn lên của khối DN khác, đặc biệt là khối DN tư nhân- chiếm 44% tổng số việc làm. DN đầu tư nước ngồi cũng đĩng gĩp xấp xỉ 10% tổng số việc làm. Lao động trong các DN tập trung nhiều nhất ở khu vực I, kế đến là khu vực II và cuối cùng là khu vực III (xem bảng 3.2 & bảng PL 2).

Bảng 3.2: Tổng hợp lao động trong các DN hoạt động giai đoạn 2007-2009

ðvt: người

Danh mục 2007 2008 2009

Tổng số (tại thời điểm 31/12) 47.478 52.735 59.265

A. Phân theo loại hình DN:

1. DN nhà nước 25.965 25.138 27.462

2. DN ngồi nhà nước 17.946 23.110 25.944

3. DN cĩ vốn đầu tư nước ngồi 3.567 4.487 5.859

B. Phân theo khu vực kinh tế:

1. Khu vực I 24.674 24.215 26.736

2. Khu vực II 18.279 21.992 24.800

3. Khu vực III 4.525 6.528 7.729

Nguồn: Cục Thống kê Bình Phước (2010).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu môi trường đầu tư và các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh bình phước (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)