1.3 Mô hình lý thuyết
1.3.1 Lược khảo tài liệu
Erna Rachmawati và Ekki Syamsulhakim, 2004. Các yếu tố ảnh hưởng đến
tiền gửi Mudaraba tại Indonesia.
Mục đích của nghiên cứu này là để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến tiền gửi Mudaraba tại Indonesia. Nghiên cứu này sử dụng số liệu theo quý trong giai đoạn năm 1993 - 2003. Bốn biến được sử dụng trong nghiên cứu này gồm: GDP, số lượng chi nhánh ngân hàng của Hồi giáo, tỷ lệ lợi nhuận chia sẻ, và lãi suất được cho là có ảnh hưởng đến khối lượng tiền gửi Mudaraba. Nghiên cứu này cho thấy rằng số lượng của các chi nhánh ngân hàng của Hồi giáo và tỷ suất lợi nhuận được chia sẻ ảnh hưởng đáng kể đến khối lượng tiền gửi Mudaraba ở Indonesia, trong khi GDP và lãi suất thì khơng.
Nghiên cứu kết luận rằng khối lượng tiền gửi Mudaraba ở Indonesia không phụ thuộc vào thu nhập hoặc lãi suất, nhưng phụ thuộc vào tỷ lệ chia sẻ lợi nhuận và số lượng các chi nhánh NHTM Hồi giáo. Phát hiện này ủng hộ quan điểm cho rằng người gửi tiền được thu hút gửi tiền vào các ngân hàng Hồi giáo Indonesia, một phần do tối đa hóa phúc lợi. Hơn nữa, để tăng khối lượng tiền gửi Mudaraba ở Indonesia, nên có nhiều chi nhánh NHTM của Hồi giáo được xây dựng. Cuối cùng, NHTM Hồi giáo Indonesia cũng nên chia sẽ lợi nhuận có được để thu hút người gửi tiền nhiều hơn nữa.
Huỳnh Thị Kim Phượng, 2009. Giải pháp nâng cao nguồn vốn huy động đối
với hệ thống ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam.
Qua bài này nêu lên tầm quan trọng của nguồn vốn huy động đối với sự phát triển của nền kinh tế và đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển và an toàn của ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam trong xu thế hội nhập khu vực và toàn cầu, cộng với sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM.
Đồng thời, tài liệu sử dụng phương pháp định tính và dựa vào số liệu thứ cấp đã nêu lên những kết quả đạt được và những tồn tại về huy động vốn của ngân hàng, nguyên nhân của những tồn tại này gồm 2 nguyên nhân chính: nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Cuối cùng, đề ra giải pháp nâng cao nguồn vốn huy động đối với hệ thống ngân hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam. Đề tài này giúp tác giả rút ra được những giải pháp phù hợp để áp dụng tại tỉnh Bình Phước.
Nguyễn Thị Thu Nguyệt (2009), Thực trạng và các giải pháp đẩy mạnh hoạt
động huy động vốn của NHTM trên địa bàn tỉnh Long An
Đề tài chỉ tập trung trình bày thực trạng hoạt động huy động vốn của các NHTM trên địa bàn Tỉnh Long An, trên cơ sở dùng phương pháp lịch sử, thống kê so sánh số tương đối và tuyệt đối, phân tích theo chiều rộng, chiều sâu về hoạt động huy động vốn của các NHTM trên địa bàn Tỉnh Long An trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến 2007. Nhằm tìm ra những ưu điểm cũng như những khuyết điểm trong hoạt động huy động vốn của các NHTM trên địa bàn. Từ đó đưa ra những giải pháp đẩy mạnh hoạt động huy động vốn đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp. Từ đó, thúc đẩy kinh tế trên địa bàn tỉnh Long An. Qua những kiến nghị và giải pháp của đề tài này giúp tác giả có thêm những giải pháp mang tính định tính có thể vận dụng vào đề tài này.