Cam kết của Hiệp định EVFTA về quy tắc xuất xứ hàng hóa

Một phần của tài liệu Cam kết về quy tắc xuất xứ trong EVFTA – Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn tại Việt Nam (Trang 25 - 40)

1.2.1. Khái niệm quy tắc xuất xứ hàng hóa và tự chứng nhận xuất xứ

Khái niệm quy tắc xuất xứ được quy định tại một số văn bản sau đây:

Theo Điều 1 Phần 1 của Hiệp định 214/WTO/VB quy tắc xuất xứ hàng hóa được định nghĩa rằng: “Những luật, quy định quyết định hành chính chung do các thành viên áp dụng để xác định xuất xứ của hàng hóa với điều kiện là quy tắc xuất xứ này không liên quan đến thỏa thuận hoặc chế độ thương mại tự chủ có áp dụng ưu đãi thuế quan ngồi phạm vi điều chỉnh của khoản 1 Điều I của GATT 1994”17

Theo Điều 03 Luật Thương mại năm 2005 có quy định “xuất xứ hàng hóa là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra tồn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào q trình sản xuất ra hàng hóa đó”.

Theo Điều 3 của Nghị Định 31/2018/NĐ-CP, Nghị Định quy định chi tiết luật quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa có nêu: “Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra tồn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện cơng đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó”.18

Tổng quan lại từ cách đưa khái niệm của điều ước quốc tế, luật hay nghị định, đều nhấn mạnh nơi “tạo ra” hàng hóa là nơi xuất xứ của hàng hóa đó. Nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra hàng hóa đơn hay nơi thực hiện công đoạn sản xuất gia công cuối cùng hồn thiện hàng hóa theo tiêu chuẩn của hiệp định thương

17 Thư viện pháp luật Hiệp định về quy tắc xuất xứ https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Hiep-

dinh-214-WTO-VB-qui-tac-xuat-xu-14955.aspx truy cập ngày 12/03/2022

mại cũng được coi là nơi nguồn gốc của xuất xứ hàng hóa đó.

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được hiểu là: văn bản hoặc các chứng từ có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan tổ chức thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó.19

Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là hình thức thương nhân tự khai báo và cam kết về xuất xứ của hàng hóa theo quy định của pháp luật.20

Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do thương nhân tự phát hành theo quy định tại Khoản 7 Điều này.21

1.2.2. Mối quan hệ giữa quy tắc xuất xứ và thuế quan

Để được hưởng lưu đãi về thuế quan, hàng hóa sản phẩm phải đáp ứng được quy tắc xuất xứ và thủ tục chứng nhận xuất xứ của EVFTA.22Cam kết xuất xứ trong EVFTA được quy định tại nghị định thư 1 – Quy định hàng hóa có xuất xứ và phương thức hợp tác quản lý hành chính. Theo EVFTA doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng theo EVFTA hoặc GSP với điều kiện áp dụng ưu đãi nào thì phải tuân thủ quy tắc xuất xứ và thủ tục chứng nhận xuất xứ tương ứng.

Nếu muốn hàng hóa được hưởng ưu đãi theo EVFTA thì nhà xuất khẩu phải cung cấp C/O mẫu EUR.1 hoặc nếu hưởng ưu đãi GSP thì phải chứng nhận xuất xứ theo cơ chế GSP mà hiện nay đã chuyển sang hình thức tự chứng nhận xuất xứ thông qua mã số REX.

19 Theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định chi tiết luật quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.

20 Theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định chi tiết luật quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.

21 Theo khoản 8 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định chi tiết luật quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.

22 Trung tâm WTO và hội nhập Chuyên đề EVFTA và ngành rau quả Việt Nam

https://trungtamwto.vn/chuyen-de/18960-evfta-va-nganh-rau-qua-viet-nam-cam-ket-ve-chung-nhan-va-quy- tac-xuat- xu#:~:text=Cam%20k%E1%BA%BFt%20v%E1%BB%81%20Quy%20t%E1%BA%AFc,Nam%20xu %E1%

Đối với Việt Nam, C/O có thể được cấp sau thời điểm xuất khẩu và nộp sau thời điểm nhập khẩu vào EU. Vì vậy trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp đã đáp ứng được quy tắc xuất xứ của EVFTA nhưng vì lý do khách quan nào đó mà chưa xin được C/O thì có thể xin cấp sau thời điểm hàng hóa đã xuất khẩu sang EU. Đồng thời doanh nghiệp cũng có thể nộp muộn mẫu C/O cho cơ quan hải quan EU sau khi hàng hóa đã được nhập khẩu vào thị trường để xin hồi tố thuế quan ưu đãi EVFTA mà trước đó chưa có C/O nên chưa được hưởng ưu đãi thuế quan.

Ngay sau khi hiệp định có hiêu lực, EU cam kết xóa bỏ khoảng 85.6% số dịng thuế nhập khẩu của hàng hóa Việt Nam.23 Hai bên thực hiện cắt giảm thuế theo 04 nhóm: (i) Nhóm xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay sau khi EVFTA có hiệu lực. Thuế quan nhập khẩu giảm ngay 85.6%, sau 7 năm giảm 99.2% tương đương với khoảng 99.7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.; 24

(ii) Nhóm xóa bỏ thuế nhập khẩu theo lộ trình trong biểu cam kết. Thuế nhập khẩu sẽ được đưa về 0% (từ mức thuế cơ sở) sau một khoảng thời gian nhất định. 25Một số mặt hàng có thể kể đến là túi xách, gốm sứ, cà phê, hạt tiêu sẽ được cắt giảm hồn tồn thuế quan sau khi hiệp định có hiệu lực. Theo EU tối đa là 7 năm và với Việt Nam tối đa là 10 năm (tuy nhiên, cá biệt có một số dịng thuế như thuốc lá, bia, xăng dầu, Việt Nam đạt được lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu sau 15 năm). Với những mặt hàng chủ yếu theo tiêu chí WO sẽ được cắt gảm thuế quan và đưa về mức cơ sở sớm nhất.;

(iii) Nhóm áp dụng hạn ngạch thuế quan: Thuế nhập khẩu chỉ được xóa bỏ hoặc cắt giảm đối với một khối lượng hàng hóa nhất định. Những mặt hàng được áp dụng hạn ngạch hài hịa với thơng lệ quốc tế và được nhà nước định tính trên trị giá, khối lượng. Với khối lượng nhập khẩu, xuất khẩu vượt quá lượng hạn ngạch trong biểu cam kết, mức thuế nhập khẩu áp dụng sẽ cao hơn, hoặc không được hưởng ưu

23 Bộ Cơng Thương EU xóa bỏ khoảng 85.6% số dịng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Việt Nam ngay khi

EVFTA có hiệu lực https://congthuong.vn/eu-xoa-bo-khoang-856-so-dong-thue-nhap-khau-doi-voi-hang-

hoa-viet-nam-ngay-khi-evfta-co-hieu-luc-137670.html&mobile=yes&amp=1 truy cập ngày 14/03/2022

24 Theo Báo cáo tổng kim nghạch xuất khẩu của Bộ Cơng Thương

đãi. Trong EVFTA “hàng hóa có xuất xứ thuộc danh mục “B10-trong hạn ngạch” trong biểu thuế của Việt Nam được xóa bỏ dần đều trong 11 năm kểu từ ngày hiệp định có hiệu lực và hàng hóa đó sẽ khơng bị áp thuế quan hạn ngạch”26

(iv) Nhóm hàng hóa khơng cam kết: Đây là nhóm hàng khơng cam kết xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế nhập khẩu. Việc áp dụng thuế nhập khẩu sẽ theo quy định trong nước của mỗi bên.27

1.2.3. Cách xác định xuất xứ hàng hóa

Cách xác định hàng hóa là có xuất xứ từ một bên trong hiệp định EVFTA nếu đáp ứng Quy định tại Điều 2, Điều 4 và điều 5: Các quy định chung của Nghị định thư 1: Quy định hàng hóa có xuất xứ và phương thức hợp tác quản lý hành chính.

Cách xác định xuất xứ hàng hóa theo EVFTA cũng được Việt Nam nội luật hóa bằng Thơng tư 11/2020/TT-BCT ngày 15/06/2020 của Bộ Cơng Thương quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa.

Quy tắc xuất xứ trong EVFTA tương đối phức tạp và có những điểm mới về cách xác định xuất xứ, cơ chế chứng nhận xuất xứ và cơ chế xác minh xuất xứ hàng hóa. Trước thời điểm EVFTA có hiệu lực Việt Nam được hưởng cơ chế ưu đãi đơn phương mà EU dành cho các nước kém phát triển và đang phát triển đó là quy tắc xuất xứ trong GSP.

Hàng hóa có xuất xứ thuần túy (WO): Đây là tiêu chí xác định xuất xứ chặt chẽ nhưng lại phù hợp với những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Hàng hóa được trồng, chăn ni, sản xuất, thu hoạch hoàn toàn trên lãnh thổ của một bên tham gia Hiệp định. Mặt hàng gạo, hạt điều, cà phê,…được trồng, thu hoạch và chế biến hoàn toàn trên lãnh thổ Việt Nam được xác định là có xuất xứ thuần túy Việt Nam.

26 Theo Điều 2, tiểu mục 02, phụ lục 2-A Hạn ngạch thuế uan của Việt Nam

27 Phịng thương mại và cơng nghiệt Việt Nam – Chi nhánh Hồ Chí Minh Các Cam kết chính trong EVFTA

https://vcci-hcm.org.vn/wp-content/uploads/2020/06/Cac-cam-ket-chinh-trong-EVFTA.pdf truy cập ngày

Hàng hóa có xuất xứ nhưng khơng thuần túy: Đây là tiêu chí mà hầu hết hàng hóa Việt Nam áp dụng. Hàng hóa, sản phẩm được gia cơng chế biến từ nguồn nguyên liệu có xuất xứ và ngun liệu khơng có xuất xứ. Hàng hóa có thể sản xuất từ nhưng ngun liệu có xuất xứ hoặc khơng có xuất xứ nhưng sau khi công đoạn gia công chế biến mà làm biến đổi cơ bản bản chất của hàng hóa được coi là hàng hóa có xuất xứ khơng thuần túy.

a. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy

Theo Điều 6 thơng tư 11/2020/TT-BCT thơng tư quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu28

“Những hàng hóa có xuất xứ thuần túy chủ yếu thuộc những loại sau: Khống sản khai thác từ lịng đất hoặc đáy biển của Nước thành viên;

Cây trồng và sản phẩm cây trồng được trồng và thu hoạch hoặc thu lượm tại Nước thành viên;

Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại Nước thành viên; Sản phẩm của động vật sống được nuôi dưỡng tại Nước thành viên;

Sản phẩm thu được từ giết mổ động vật được sinh ra và nuôi dưỡng, thu được từ săn, đánh bắt tại Nước thành viên;

Sản phẩm thu được từ ni trồng thủy sản trong đó cá, động vật giáp xác và động vật thân mềm được sinh ra hoặc nuôi dưỡng từ trứng, cá bột, cá nhỏ và ấu trùng;

Sản phẩm đánh bắt và các sản phẩm khác thu được ngoài vùng lãnh hải bằng tàu của Nước thành viên;

Sản phẩm được sản xuất ngay trên tàu chế biến của Nước thành viên từ các sản phẩm được quy định tại điểm h khoản này;

Sản phẩm đã qua sử dụng thu được từ Nước thành viên chỉ phù hợp để tái chế thành nguyên liệu thô;

28 Điều 6 thông tư 11/2020/TT-BCT thông tư quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu

Phế thải và phế liệu thu được từ quá trình sản xuất tại Nước thành viên; Sản phẩm được khai thác từ đáy biển hoặc dưới đáy biển ngoài vùng lãnh hải nhưng thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Nước thành viên;

Hàng hóa được sản xuất hoàn toàn tại Nước thành viên từ các sản phẩm quy định từ điểm a đến điểm m khoản này;

Khái niệm “cây trồng và sản phẩm cây trồng” quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bao gồm cây trồng, hoa, quả, rau củ, rong biển và nấm.

Khái niệm “tàu của Nước thành viên” và “tàu chế biến của Nước thành viên” nêu tại điểm h và điểm i khoản 1 Điều này chỉ áp dụng đối với tàu và tàu chế biến đáp ứng một trong các điều kiện sau:

Được đăng ký, treo cờ Việt Nam hoặc một quốc gia thành viên Liên minh châu Âu và có ít nhất 50% thuộc sở hữu của cá nhân tại Nước thành viên;

Được đăng ký, treo cờ Việt Nam hoặc một quốc gia thành viên Liên minh châu Âu và thuộc sở hữu của pháp nhân có trụ sở chính và cơ sở kinh doanh chính đặt tại Nước thành viên. Pháp nhân có ít nhất 50% thuộc sở hữu của Việt Nam hoặc một quốc gia thành viên Liên minh châu Âu hoặc của tổ chức nhà nước, cá nhân của một trong các Nước thành viên.”

b. Hàng hóa có xuất xứ khơng thuần túy

Hàng hóa có xuất xứ khơng thuần túy rất phổ biến và được xác định bằng bốn quy tắc sau:

(i). Cách xác định hàng hóa có xuất xứ khơng thuần túy bằng hạn mức tối đa

ngun liệu khơng có xuất xứ được sử dụng29. Hạn mức này được dựa trên tỷ lệ

ngun liệu có xuất xứ khơng thuần túy tối đa được sử dụng trên trị giá xuất xưởng của thành phẩm. Đây là một tiêu chí mang tính khác biệt với một số hiệp định khác mà Việt Nam là thành viên thì hầu hết hạn mức dựa trên trị giá FOB của hàng hóa, thành phẩm.

29 Bộ Công Thương, Hiệp Định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên Minh Châu ÂU Bình luận của người

(ii).Tiêu chí chuyển đổi cơ bản hay cịn gọi là tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC) được áp dụng khá phổ biến. Hàng hóa đáp ứng tiêu chí này được sản xuất từ nguyên liệu đã qua chuyển đổi với ba mức độ, chuyển đổi chương, nhóm và phân nhóm.

(iii).Thực hiện cơng đoạn gia cơng hoặc chế biến cụ thể. Tiêu chí này khơng yêu cầu về nguyên liệu mà phụ thuộc lớn vào quy trình sản xuất.

(iv). Thực hiện cơng đoạn gia cơng hoặc chế biến từ những ngun liệu có xuất xứ thuần túy nhất định.

1.2.4. Các quy tắc khác có liên quan về xuất xứ hàng hóa Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu – Việt Nam

a. Quy tắc cộng gộp trong EVFTA

Nguyên vật liệu được liệt kê tại Phụ lục III của Nghị định thư này (Nguyên vật liệu quy định tại Khoản 2 Điều 3) có xuất xứ từ một nước ASEAN đã ký kết hiệp định ưu đãi thương mại với Liên Minh Châu Âu phù hợp với quy định tại Điều XXIV của GATT 1994, được coi như nguyên liệu có xuất xứ từ Việt Nam khi tham gia vào q trình gia cơng hoặc sản xuất sản phẩm được liệt kê tại Phụ Lục IV của Nghị định thư này )30.

Nguyên liệu để sử dụng với mục đích cộng gộp xuất xứ trong EVFTA phải có xuất xứ phù hợp các cam kết quy tắc trong hiệp định này. Công gộp được đương nhiên áp dụng đối quy trình sản xuất hàng hóa tại Việt Nam hoặc EU. Đến thời điểm hiện tại EVFTA đã cơng nhận cộng gộp vải ngun liệu có xuất xứ Hàn Quốc và một số giống cá nhập khẩu, nguyên liệu mực và bạch tuộc có xuất xứ từ một số quốc gia ASEAN. Những nguyên liệu này phải có chứng nhận xuất xứ như quy định trong hiệp định để chứng minh nguồn gốc hàng hóa.

b. Quy tắc cơng đoạn gia công, chế biến đơn giản

30 Điều 3 NGhị Định thư I Nghị định thư về Quy định hàng hố có xuất xứ và phương thức hợp tác quản lý hành chính

Các công đoạn, chế biến được xác định là đơn giản khi khơng dùng kỹ năng đặc biệt hoặc máy móc thiết bị để thực hiện q trình gia cơng hoặc chế biến.

Công đoạn gia công chế biến được giản cụ thể như sau:

Công đoạn bảo quản để giữ sản phẩm trong tình trạng tốt trong quá trình vận chuyển và lưu kho;

Tháo dỡ và lắp ghép các bộ phận của sản phẩm để tạo nên sản phẩm hoàn thiện hoặc tháo rời sản phẩm thành các bộ phận;

Rửa, làm sạch dầu mỡ, sơn hoặc các vết che phủ khác, công đoạn sơn và đánh

Một phần của tài liệu Cam kết về quy tắc xuất xứ trong EVFTA – Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn tại Việt Nam (Trang 25 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w