– Việt Nam. Chương 2 này sẽ trình bày rõ những cam kết đó tại Việt Nam và so sánh với một số Hiệp định thương mại tự do khác cũng đang có hiệu lực. Bằng những thực tiễn thực thi cam kết quy tắc xuất xứ so sánh với những hiệp định khác trên phương diện cách xác định xuất xứ hàng hóa và một số quy định khác từ đó nhận định mức độ thực thi của Hiệp Định thương mại tự do Việt Nam – Liên Minh Châu Âu. Từ đó nêu rõ những cơ hội và thách thức để phát triển, thực thi cam kết xuất xứ trong EVFTA.
2.1. Quy định tiêu chí xuất xứ trong Hiệp định thương mại tự do Liên minhChâu Âu – Việt Nam và so sánh với một số Hiệp định thương mại tự do đã cam Châu Âu – Việt Nam và so sánh với một số Hiệp định thương mại tự do đã cam kết
2.1.1. Tiêu chí xuất xứ thuần túy
Về cơ bản thì tiêu chí xuất xứ WO trong EVFTA cũng giống với tiêu chí WO trong hiệp định ATIGA, RCEP hay các hiệp định ASEAN++ khác (ngoại trừ AKFTA). Hàng hóa được coi là xuất xứ thuần túy nếu:
Là thực vật được trồng và thu hoạch, là động vật sống khi được sinh ra và nuôi dưỡng, là những sản phẩm thu được từ săn bắt, hái lượm, khai thác và chế biến trên tàu, là sản phẩm động vật khi được nuôi dưỡng, sản phẩm được khai thác ngoài vùng lãnh hải, sản phẩm là phế thải hoặc phế liệu trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng...tại một nước thành viên;
Là sản phẩm được sản xuất tồn bộ từ các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ thuần túy đã nêu trên tại một nước thành viên.
Tiêu chí WO được sử dụng với quy định một bên trong EVFTA được coi là một bên trong quy định. Khác với một số ít các FTA khác như CPTPP có quy định mở rộng về tiêu chí xuất xứ WO cho phép sử dụng nguyên liệu có xuất xứ thuần túy
từ các nước thành viên khác trong hiệp định để sản xuất ra hàng hóa có xuất xứ thuần túy - tiêu chí này được gọi là WO-FTA.41
Quy định về tiêu chí xuất xứ trong thủy sản cũng là tiêu chí có nhiều khác biệt với các hiệp định khác cụ thể: Trong EVFTA quy định “Sản phẩm thu được từ ni trồng thủy sản trong đó cá, động vật giáp xác và động vật thân mềm được sinh ra hoặc nuôi dưỡng từ trứng, cá bột, cá nhỏ và ấu trùng42” nhưng trong một số FTA khác (CPTPP, AKFTA…) lại có quy định rằng thủy sản được coi là có xuất xứ thuần túy nếu được sinh ra và nuôi dưỡng tại một nước thành viên. Chính vì quy định mới này cũng giúp tiêu chí xuất xứ hàng thủy sản trở nên dễ thở hơn làm tăng lợi thế hàng xuất khẩu thủy sản là thế mạnh của Việt Nam .
Hiệp định EVFTA cũng cho phép Việt Nam sử dụng nguyên liệu mực và bạch tuộc từ một nước ASEAN đã ký kết Hiệp định thương mại với EU để sản xuất một số sản phẩm chế biến. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam vẫn chưa áp dụng cơ chế cộng gộp này do ngoài Việt Nam, Singapore là nước ASEAN duy nhất đã ký kết Hiệp định thương mại với EU. Trong khi đó, đây khơng phải là thị trường nhập khẩu chính nguyên liệu mực và bạch tuộc.
Bảng 2.1: Một số sản phẩm áp dụng tiêu chí WO trong EVFTA Phân Phân
loại hàng hóa
Sản phẩm
Chương 1 Động vật sống
Chương 2 Thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ
Chương 3 Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thủy sinh
không xương sống khác chưa qua công đoạn gia công chế biến
41 Bộ Công Thương, Sổ Tay FTA https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/so-tay-fta.html truy cập
ngày 28/3/3022
42 Điểm g, khoản 1, Điều 6 Thông tư 11/2020/TT-BCT Thông tư quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu
Chương 4 Sản phẩm bơ sữa, trứng chim và trứng gia cầm, sản phẩm ăn được
gốc động vật, mật ong tự nhiên.
Nhóm 051191 Trứng cá và bọc trứng cá không ăn được
Chương 6 Cây sống và các loại cây trồng khác; củ, rễ và loại tương tự; cành
và cành lá trang trí
Chương 7 Rau và một số loại củ, thân củ và rễ ăn được
Chương 10 Ngũ cốc
Nhóm 1509
và 1510 Dầu ô liu và phần phân đoạn của dầu ô liu
Chương 16 Các chế phẩm từ thịt, cá hay động vật giáp các, động vật thân
mềm hoặc động vật thủy sinh khơng xương sống khác
Nhóm 2401 Lá thuốc lá chưa chế biến; phế liệu lá thuốc lá
2.1.2. Tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa CTC
Trong tất cả các FTA mà Việt Nam đã là thành viên, tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa - CTC, là tiêu chí u cầu mã HS code của hàng hóa phải khác với mã HS của tất cả các nguyên liệu đã sử dụng để sản xuất ra chính hàng hóa đó. Nói một cách khác phải có q trình gia cơng chế biến để có sự chuyển đổi mã HS giữa nguyên liệu và hàng hóa sử dụng ngun liệu đó.
Khi nhắc đến tiêu chí CTC thì trong EVFTA cũng giống như tất cả các FTA mà Việt Nam đã là thành viên, tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa được quy định theo ba cấp độ chính bao gồm:
(i). Tiêu chí chuyển đổi chương (CC): Ngun liệu khơng có xuất xứ được sử dụng trong q trình sản xuất hàng hóa phải có mã HS thuộc chương (02 số đầu) khác với chương của hàng hóa thành phẩm;
(ii).Tiêu chí chuyển đổi nhóm (CTH): Ngun liệu khơng có xuất xứ được sử dụng trong q trình sản xuất hàng hóa phải có mã số HS thuộc nhóm (04 số đầu) khác với nhóm HS của hàng hóa thành phẩm;
(iii).Tiêu chí chuyển đổi phân nhóm (CTSH): Ngun liệu khơng có xuất xứ được sử dụng trong q trình sản xuất hàng hóa phải có mã HS thuộc phân nhóm (06 số đầu) khác với phân nhóm HS của hàng hóa thành phẩm.
Theo phụ lục 2 của nghị định thư 1 của hiệp định EVFTA và Thông tư 11/2020/TT-BCT hướng dẫn quy tắc xuất xứ Hiệp định EVFTA có quy định cụ thể từng mặt hàng với những nguyên liệu loại trừ và tiêu chí CTC áp dụng. Khi quy tắc xuất xứ sử dụng cách diễn đạt” Sử dụng nguyên liệu từ bất kỳ nhóm nào để sản xuất ngoại trừ nhóm của sản phẩm và một số nhóm khác” điều này được hiểu là tất cả các nguyên liệu được phân loại tại các nhóm khác với nhóm của sản phẩm có thể sử dụng. Tiêu chí này trong EVFTA được áp dụng CTC ngoại trừ được hiểu là CC ngoại trừ chương, CTH ngoại trừ nhóm, CTSH ngoại trừ phân nhóm. Vì vậy ngồi việc phải đáp ứng các tiêu chí về chuyển đổi mã số HS thì nguyên liệu được sử dụng phải được loại trừ một số chương, nhóm và phân nhóm khi đó hàng hóa thành phẩm mới được coi là có xuất xứ trong EVFTA.
Ví dụ: Các sản phẩm thuộc chương 22 bao gồm đồ uống, rượu và giấm, Quy tắc xuất xứ trong EVFTA quy định có thể sử dụng nguyên vật liệu từ bất kỳ nhóm nào để sản xuất, ngoại trừ nguyên vật liệu cùng nhóm của sản phẩm và các nhóm 2207 và 2208 (Cồn etiic chưa biến tính có nồng độ cồn theo thể tích từ 80% trở lên và cồn etiic và rượu mạnh khác đã biến tính ở mọi nồng độ) trong đó: Các nguyên liệu từ các phân nhóm 080610, 2000961 và 200969 được sử dụng có xuất xứ thuần túy và trọng lượng đơn lẻ của đường của các nguyên liệu thuộc chương 4 được sử dụng không vượt quá 20% trọng lượng của sản phẩm cuối cùng.
Ngoại lệ về tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa
Những tiêu chí CC ngoại trừ, CTH ngoại trừ hay CTSH ngoại trừ đối với những ngun liệu đó phải có xuất xứ EVFTA thì khi hàng hóa sản xuất ra đáp ứng được tiêu chí xuất xứ. Nhưng cũng giống như các FTA khác của Việt Nam, Hiệp Định EVFTA cũng áp dụng ngoại lệ cho tiêu chí CTC trong trường hợp hàng hóa có một tỷ lệ “linh hoạt” tối đa cho phép sử dụng một lượng nhỏ nguyên liệu khơng có xuất xứ và khơng đáp ứng tiêu chí CTC để sản xuất ra hàng hóa vẫn được coi là có
xuất xứ. Tỷ lệ này có thể được tính theo trị giá hoặc trọng lượng của nguyên liệu khơng có xuất xứ, khơng đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số CTC trên trị giá hoặc trọng lượng của sản phẩm.
Hàng hóa khơng đáp ứng tiêu chí xuất xứ CTC nhưng vẫn được coi là có xuất xứ nếu:
10% giá trị xuất xưởng hoặc trọng lượng sản phẩm, với HS Code Chương 2 và thuộc từ Chương 4 đến Chương 24, trừ thủy sản chế biến thuộc Chương 16 của Hệ thống Hài hòa;
10% giá xuất xưởng của sản phẩm, áp dụng đối với sản phẩm khác, trừ sản phẩm thuộc Chương 50 đến Chương 63 của Hệ thống Hài hòa;
Hạn mức “linh hoạt” đối với sản phẩm thuộc HS Code Chương 50 đến Chương 63 áp dụng theo quy định tại Chú giải 6 và Chú giải 7 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thơng tư 11/2020TT-BCT theo đó cho phép tỷ lệ có thể từ 8%-10% thậm chí vải kỹ thuật cao được linh hoạt đến 20-30% giá xuất xưởng; 43
Tại các cam kết về quy tắc xuất xứ trong FTA khác nhau thì có quy định về tỷ lệ linh hoạt ngun vật liệu khơng đáp ứng tiêu chí CTC khác nhau. Về cơ bản, có thể tính trên cơ sở trị giá FOB44 tại các FTA của ASEAN hoặc giá xuất xưởng EXW45 theo chế độ lưu đãi thuế quan phổ cập hoặc FTA giữa Việt Nam và liên Minh Châu Âu (EVFTA). Tùy từng mặt hàng mà ngưỡng “linh hoạt tiêu chí sử dụng nguyên liệu” này thường là 10%. Nhưng riêng Hiệp định AJFTA, đối với một số hàng đặc biệt Nhật Bản được áp dụng ngưỡng trị giá thấp hơn (7%). Đồng thời cũng có quy định số sản phẩm khơng được sử dụng De- minimis.
CPTPP quy định tỷ lệ “linh hoạt” cho phép ngun liệu khơng có xuất xứ khơng đáp ứng quy tắc “CTC” ở mức tối đa 10% so với trị giá của hàng hóa. Đặc biệt đối với hàng dệt may, tỷ lệ “linh hoạt” được tính tốn dựa trên trọng lượng của nguyên
43 Khoản 1 Điều 8 Thông tư 11/2020/TT-BCT Thông tư quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu
44 Free on Board, nghĩa là Giao hàng trên tàu theo Incoterms 2020 45 EXworks, nghĩa là giá xuất xưởng theo Incoterms 2020
liệu và mức tối đa cũng là 10% trọng lượng của sợi hoặc vải chính. Hiệp định cũng có cơ chế loại trừ đối với mặt hàng dầu ăn,nước ép sử dụng tỷ lệ De Minimis .
Dệt may là nhóm sản phẩm duy nhất có phần mơ tả hàng hóa bằng trọng lượng, theo tỷ lệ của bông, xơ, sợi đặc thù được sử dụng để tạo nên thành phẩm dệt may đó46. Đặc thù của nhóm sản phẩm này là được sản xuất ra từ loại chất liệu trọng lượng nhẹ nhưng trị giá cao. Nếu áp dụng De Minimis tính trên trị giá sẽ khơng đáp ứng được quy tắc xuất xứ mặc dù trọng lượng nguyên liệu rất thấp.
Tỷ lệ linh hoạt về ngun liệu khơng có xuất xứ khơng đạt tiêu chí CTC được các quốc gia đàm phán trong hầu hết các FTA với mục đích giảm bớt khó khăn trong việc đáp ứng tiêu chí xuất xứ CTC và đa dạng hàng hóa được hưởng thuế quan ưu đãi trong các Hiệp định thương mại.
Bảng 2.2: So sánh quy định về ngưỡng De Minimis trong một số FTAHiệp Hiệp
Định Mô tả hàng hóa
Tỷ lệ De Minimis 47(linh hoạt nguyên liệu sử dụng)
ATIGA Tất cả hàng hóa 10% trị giá FOB của hàng hóa
AJFTA
Hàng hóa thuộc chương 16,19,20,
22,23,28-49, 64-97 10% trị giá FOB của hàng hóa Hàng hóa thuộc Chương 18 & 21 7% hoặc 10% trị giá FOB của
hàng hóa
Hàng dệt may Chương 50 - 63 10% trọng lượng của hàng hóa
CPTPP
Hàng hóa (ngoại trừ một số mặt hàng sữa và chế phẩm từ sữa, nước ép hoa quả, dầu ăn)
10% trị giá giao dịch của hàng hóa
46 Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế Cẩm nang tích hợp các FTA theo từng lĩnh vực hướng dẫn thực thi cam kết trong các FTA thế hệ mới (CPTPP và EVFTA) Nhà xuất bản Công Thương năm 2020 trang 63
47 De Minimis được hiểu là tỷ lệ khơng đáng kể ngun liệu khơng trải qua q trình chuyển đổi mã số hàng hóa nhưng vẫn được coi là có xuất xứ.
Hàng dệt may khơng thuộc chương
61-61 10% trọng lượng của hàng hóa
Hàng dệt may thuộc Chương 61 - 63 sử dụng xơ hoặc sợi khơng có xuất xứ
Trọng lượng của xơ hoặc sợi khơng có xuất xứ khơng vượt quá 10% thành phần quyết định đến phân loại mã số hàng hóa sử dụng xơ hoặc sợi đó
EVFTA
Chương 2 và Chương 4 đến Chương 24, trừ thủy sản chế biến thuộc Chương 16
10% trị giá xuất xưởng hoặc trọng lượng hàng hóa
Chương 50 đến Chương 63 Tùy dịng hàng có thể là 8-10% hoặc 20-30% trị giá xuất xưởng Hàng hóa trừ Chương 50 đến Chương
63
10% trị giá xuất xưởng của hàng hóa
RCEP
Từ chương 1 đến chương 97 trừ
Chương 50 đến chương 63 10% trị giá FOB của hàng hóa Chương 50 đến Chương 63 10% trị giá FOB hoặc trọng lượng
hàng hóa
2.1.3. Quy tắc cộng gộp
Trong EVFTA hàng hóa được coi là có xuất xứ nếu từ nguyên liệu có xuất xứ từ Hiệp định và sản xuất thì thực hiện tại nước xuất khẩu đồng thời vượt qua công đoạn gia công chế biến đơn giản. Quy định này mang đến lợi ích tối đa nhằm tận dụng tối đa các phần nguyên liệu có xuất xứ được sử dụng. Xu hướng cam kết là quy tắc công gộp toàn phần, nghĩa là tất cả giá trị gia tăng của hàng hóa được cộng đúng vào trị giá nguyên liệu có xuất xứ trong cơng đoạn sản xuất tiếp theo.
Đối với EVFTA ngoài các trường hợp cộng gộp xuất xứ của hai Bên gồm Việt Nam và 28 nước viên EU, EVFTA còn cho phép các nước ASEAN đã ký hiệp định thương mại với Liên Minh Châu Âu và tuân thủ, nguyên liệu phù hợp với quy tắc
xuất xứ trong khn khổ hiệp định đó thì được cộng gộp xuất xứ mở rộng trong 2 trường hợp, gồm:
Thứ nhất, cộng gộp xuất xứ đối với mặt hàng dệt may Hàn Quốc: Trong quá trình sản xuất sử dụng các nguyên liệu có xuất xứ Hàn Quốc sẽ được coi là có xuất xứ Việt Nam, nếu thỏa mãn các yêu cầu về quy trình 48
Thứ hai, cộng gộp xuất xứ ASEAN đối với mực và bạch tuộc: Các nguyên liệu có xuất xứ từ một nước ASEAN được sử dụng như nguyên liệu có xuất xứ Việt Nam, nếu nguyên liệu này thuộc (i) Danh sách được liệt kê tại Phụ lục III Nghị định thư I; (ii). Nguyên liệu được sử dụng để sản xuất các sản phẩm được liệt kê tại Phụ lục IV Nghị định thư I; (iii). Nguyên liệu xuất xứ từ nước thuộc ASEAN cam kết tuân thủ các quy định tại Nghị định thư I và có hợp tác hành chính với EU để bảo đảm việc thực thi đầy đủ Nghị định thư I với EU và giữa ASEAN với nhau.
Đối với ATIGA: Xuất xứ nguyên vật liệu được cộng gộp từ các nước thành viên ASEAN.
Trong RCEP quy tắc cộng gộp được quy định được áp dụng với nguyên liệu sản xuất. Theo đó nguyên liệu sản xuất của một nước thành viên này sẽ được coi là nguyên liệu có xuất xứ khi tham gia vào q trình sản xuất hàng hóa tại một nước thành viên khác. Tại thời điểm đầu năm 2022 quy tắc cộng gộp của RCEP vẫn có thể mở rộng phạm vi, các nước thành viên vẫn đang rà soát lại cam kết quy tắc cộng gộp sau khi hiệp định có hiệu lực và mục tiêu là cân nhắc đến mở rộng cam kết quy tắc cộng gộp với không chỉ nguyên liệu sản xuất và cịn đối với cơng đoạn gia cơng