Phần 2 Tổng quan tài liệu
2.3. Cơ sở khoa học phát sinh đột biến phóng xạ
2.3.2. Các dạng phóng xạ ứng dụng trong chọn giống
2.3.2.1. Tia X
Tia X là sóng điện từ có λ = 10-9m – 10-12m, được ứng dụng nhiều rất sớm và rộng rãi vào chọn giống vì: i- Thiết bị sản sinh ra tia X đơn giản, dễ sắm và thao tác không phức tạp; ii- Chiếu tia X trên hạt và các bộ phận khác của cây dễ dàng; iii- Tính liều lượng dễ; iv- Khi sử dụng không gặp phải những hạn chế như khi sử dụng neutron hoặc hóa chất (Lê Duy Thành, 2001).
2.3.2.2. Neutron
Việc sử dụng neutron chỉ bắt đầu khi xuất hiện những lò phản ứng nguyên tử. Neutron nhanh trong các lị phản ứng hạt nhân có thể làm giảm tốc độ nhờ H2O2 (tương đương với tốc độ chuyển động nhiệt) gọi là neutron chậm. Năng lượng của neutron cũng đo qua đơn vị R của tia X (năng lượng đơn vị này bằng năng lượng 1g nước hấp thụ khi chiếu 1R của tia X đi qua). Neutron ảnh hưởng đối với hạt tương đối đồng nhất, tỷ lệ sống sót ở M1 tương đối cao và tần số đột biến cao (Lê Duy Thành, 2001).
2.3.2.3. Các chất đồng vị phóng xạ
Những chất này tác động vào quá trình trao đổi chất của nhân tế bào và có khả năng gây đột biến, thường dùng P32 và S35 (có chu kỳ phân hủy ngắn nên ít nguy hiểm hơn các ngun tố có chu kỳ phân giải dài). Tuy nhiên, chúng vẫn dễ gây nguy hiểm nên đến nay ít được dùng trong chọn giống.
2.3.2.4. Tia γ
Trước đây, người ta thường dùng Rn và Ra làm nguồn cho tia γ, hiện nay thường dùng Co60 và Cs137. Tia γ có khả năng xuyên sâu cao, khơng kìm hãm q trình sinh sản của cây, cho ra tỉ lệ đột biến có lợi cao. Hiệu quả tác dụng của tia γ có thể thay đổi rất đáng kể dưới ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài như hàm lượng oxi, nhiệt độ và đặc tính sinh lý, sinh hóa của tế bào.