1.Phát hiện vấn đề.
Trong suốt 5 năm từ 2010-2014, tổng thị phần của 3 doanh nghiệp Acecook Việt Nam, Masan Consumer, Asia Foods khơng có sự thay đổi nhiều, ổn định quanh mức 72%. Tuy nhiên, thị phần của từng cơng ty có sự xáo trộn mạnh. Nếu như năm 2010, Acecook chiếm 48,2% thị phần, hơn gấp đơi Masan (12%) và Asia Food (11,6%) cộng lại thì đến năm 2014, thị phần của Acecook chỉ cịn 38,9% trong khi Masan tăng gấp đôi lên 24,6%. Thị phần của Acecook Việt Nam đang rơi vào tay các công ty khác một cách nhanh chóng. Chỉ sau 4 năm, Acecook đã mất 10% thị phần. Điều này đe dọa đến vấn đề doanh thu, lợi nhuận của cơng ty.
2.Chuẩn đốn ngun nhân
Có nhiều nguyên nhân mà chúng ta có thể nghĩ đến, trong đó có thể kể đến như:
2.1.Nguyên nhân khách quan:
- Nhiều thơng tin tiêu cực về mì ăn liền như là sản phẩm thiếu ding dưỡng, chứa chất độc hại (axit axalic, transfat ..) và là tác nhân gây ung thư
- Các cơng ty sản xuất mì ăn liền liên tục ra đời như Asia Foods, Masan Consumer, Vifon. Nissin, Uni-President...
• Cơng ty CP Masan Consumer đang phát triển thị phần nhanh chóng với sản phầm mì ăn liền Omachi (phân khúc giá trung bình khá), mì ăn liền Kokomi (phân khúc giá thấp)
• Cơng ty CP thực phẩm Asia Foods có các sản phẩm được ưa chuộng như: mì ăn liền Gấu đỏ, mì trứng vàng..
• Với các chất lượng sản phẩm được nâng cao, hương vị mới lạ làm thị phần mì ăn liền bị chia nhỏ, các sản phẩm có mức giá thấp đáp ứng nhu cầu của 1 phân đoạn khách hàng.
• Các loại sản phẩm ăn nhanh thay thế mì ăn liền càng ngày càng phát triển làm cho thị trường mì ăn liền của Việt Nam cũng bị kìm phát triển như:
cơm hộp, thực phẩm dinh dưỡng, cháo dinh dưỡng đóng hộp, đồ hộp ăn liền... của các hãng nổi tiếng trên toàn thế giới.
2.2.Nguyên nhân chủ quan:
- Sản phẩm khơng có đổi mới.
- Khơng có sản phẩm thu hút thị trường, một số sản phẩm mới thì chưa thực sự có hương vị lạ và hấp dẫn nên chưa được đón nhận tích cực từ khác hàng như mì hảo hảo lẩu thái, mì hảo hảo sào khơ...
- Sản phẩm mới được đưa ra thị trường thì chưa được quảng bá rộng khắp để gây được thu hút các đại lí bán lẻ. Bộ phận Marketing và bộ phận PR
- Các sản phẩm như Hảo hảo gà vàng, hảo hảo mì sào khơ, mì gochi, mì Sukay, mì bốn phương, mì Doraemon ... đều chưa được biết đến rộng rãi
3.Quyết định giải quyết vấn đề.
- Vấn đề có thể tự nó giải quyết hay khơng?
Tiếp tục hoạt động như cũ, liệu điều đó có tạo nên thay đổi, tất nhiên là khơng. Các hoạt động kinh doanh của cơng ty sẽ ngày càng suy giảm.
-Vấn đề có bức xúc, cần phải giải quyết ngay không?
Vấn đề là quá bức thiết, vì vậy việc giải quyết nó phải được tiến hành nhanh chóng. Vì chỉ trong 4 năm thị phần giảm 10%, nếu tiếp tụ thì sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng.
-Giải quyết vấn đề có khó khăn và phức tạp khơng? Giải quyết vấn đề có khó khăn phức tạp.
4.Xác định mục tiêu.
Mục tiêu của việc giải quyết vấn đề là:
- Hồn thành tiến trình giải quyết trong thời hạn ngắn và đề ra biện pháp trong dài hạn
- Đưa cơng ty thốt khỏi tình trạng trì trệ.
- Tăng doanh thu của công ty sau khi giải quyết vấn đề. - Tăng lượng khách hàng, mở rộng thị phần
- Tạo ra khơng khí làm việc năng động, hăng say hơn đối với các nhân viên trong công ty.
5.
Lựa chọn tiêu chí đánh giá.
- Thực hiện đúng như Gía trị cốt lõi mà doanh nghiệp đã đề ra: Sản xuất và kinh doanh sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cao đáp ứng tốt nhu cầu người tiêu dùng
- Hồi phục và mở rộng thị trường. - Tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty.