2.2.1. Số lượng nguồn nhân lực xã hội đang giảm và tỷ lệ già hóa dân số diễn ra rất nhanh
Việt Nam được hưởng lợi từ “lợi tức nhân khẩu học” trong những thập niên gần đây, nhưng lợi thế này đang mất dần và ngày càng trở nên thách thức do tỷ lệ sinh đang giảm, “già trước khi giàu”. Tổng điều tra dân số năm 2019 có khoảng 96,2 triệu người, trong đó có 11,3 triệu người cao tuổi (người từ đủ 90 tuổi trở lên khoảng 350.000 người, từ đủ 80 tuổi trở lên 1,8 triệu người).
Tuổi thọ bình quân của Việt Nam hiện nay là 74 tuổi, tuy nhiên số người cao tuổi sống thật sự khỏe mạnh rất ít và đến 70 % sống ở nơng thơn, vùng khó khăn và hầu hết họ vẫn tham gia các hoạt động tạo ra thu nhập cho gia đình
Bảng 2.2 Dự báo dân số Việt Nam từ năm 2020 đến năm 2035 Năm Dân số % thay đổi Thay đổi Tuổi trung
bình Tỷ lệ sinh 2020 98156617 0.99 941803 33 1.95 2025 102092604 0.79 787197 35 1.94 2030 105220343 0.61 625548 37 1.93 2035 107772569 0.48 510445 39 1.93 Nguồn: https://danso.org
Số liệu trên cho thấy, mặc dù hằng năm lao động tăng thêm khoảng 1 triệu người, tuy nhiên sự già hóa dân số của Việt Nam đang diễn ra rất nhanh. Điều này đồng nghĩa với số lượng nguồn nhân lực sẽ giảm, và đang trở thành khó khăn để phát triển kinh tế - xã hội. Lực lượng lao động mới không đủ thay thế số lao động nghỉ hưu hàng năm, doanh nghiệp khó tuyển được lao động. Ngồi ra, tỷ lệ sinh dưới ngưỡng trung bình cịn tạo áp lực lên những người trong độ tuổi lao động, bởi họ là những người có trách nhiệm chăm sóc cho nhóm dân số cao tuổi trong tương lai, và song song đó, nó cịn ảnh hưởng tiêu cực lên mức tiêu dùng của một quốc gia khi quy mô dân số ngày càng giảm
2.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực xã hội còn nhiều hạn chế
Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ “dân số vàng” với nguồn cung lao động ổn định, song, chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn nhiều hạn chế:
-Một là, tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động đã qua đào tạo còn thấp, đội ngũ nhân lực chất lượng cao, công nhân lành nghề thiếu nhiều so với nhu cầu phát triển kinh tế của Việt Nam. Số lao động có trình độ chun mơn cao, hiểu biết lý thuyết khá, nhưng lại kém về năng lực thực hành và khả năng thích nghi trong mơi trường cạnh tranh cơng nghiệp. Số lao động được đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ mới có 23,67 %. Đặc biệt, cơ cấu lao động theo các cấp trình độ đào tạo cịn bất hợp lý: tỷ lệ lao động có bằng đại học trở lên cao hơn nhiều so với tỷ lệ lao động có bằng cao đẳng, bằng trung cấp và sơ cấp nghề. Tỷ lệ lao động có trình độ đại học trở lên trong tổng lực lượng lao động là 9,1 %; cao đẳng là 3,2 %; trung cấp là 5,4 %; và sơ cấp nghề là 3,5 % .
Nguồn lao động của Việt Nam dồi dào nhưng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo lại khá thấp so với các nước trong khu vực. Việc hơn 70 % nhân lực khơng có trình độ chuyên môn kỹ thuật, đây là hạn chế lớn và thực sự là rào cản trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Ngân hàng Thế giới đánh giá chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam chỉ đạt 3,79/10 điểm, xếp thứ 11/12 nước châu Á tham gia xếp hạng (Thái Lan đạt 4,94 điểm, còn Malaysia 5,59 điểm; chỉ số Kinh tế Tri thức (KEI) đạt 3,02 điểm, xếp thứ 102/133 quốc gia được phân loại) .
Với lao động kỹ năng, tay nghề còn yếu nên năng suất lao động thấp là điều không tránh khỏi. Mặc dù năng suất lao động đã được cải thiện nhiều trong những năm gần đây, góp phần tăng thứ hạng về năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, nhưng mức tăng năng suất lao động Việt Nam cịn thấp.
-Hai là, sự khơng phù hợp giữa bằng cấp đạt được và nghề nghiệp trong thực tiễn của người lao động có xu hướng ngày càng rộng hơn, đặc biệt là ở nhóm có trình độ từ đại học trở lên. Khoảng cách giữa giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu của thị trường lao động ngày càng lớn. Đồng thời, sự chuyển dịch mơ hình, cơ cấu kinh tế khiến cho cung và cầu lao động thay đổi, trong khi các ngành đào tạo trong nhà trường chưa bắt kịp được xu thế sử dụng lao động của doanh nghiệp.
-Ba là, chất lượng lao động thấp, chủ yếu là lao động nông nghiệp, nông thôn, kỷ luật lao động chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của q trình sản xuất cơng nghiệp. Lao động đa số xuất thân từ nông thôn nên bị ảnh hưởng lớn bởi tác phong sản xuất nông
nghiệp: tùy tiện về giờ giấc và hành vi, chưa có kỹ năng làm việc theo nhóm, khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro thấp, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc... Thêm vào đó là tình trạng thể lực ở mức trung bình kém, cả về chiều cao, cân nặng cũng như sức bền, sự dẻo dai, chưa đáp ứng được cường độ làm việc và những yêu cầu trong sử dụng máy móc thiết bị theo tiêu chuẩn quốc tế
-Bốn là, nguồn nhân lực xã hội của Việt Nam thiếu nhiều kỹ năng trước yêu cầu của doanh nghiệp. Theo các chuyên gia phân tích, xét về mặt kỹ thuật, lao động đã qua đào tạo có thể đáp ứng được những yêu cầu của thị trường lao động. Song các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, ngoại ngữ, tư duy phản biện, sáng tạo, tuân thủ cơng nghệ... Do đó, lao động Việt Nam đang được đánh giá là thua kém so với lao động các nước trong khu vực ASEAN như trên.
Bên cạnh đó, nguồn nhân lực xã hội ở Việt Nam hiện nay còn nhiều rào cản, hạn chế trong dịch chuyển lao động, như: Phần lớn lao động di cư chỉ đăng ký tạm trú, khơng có hộ khẩu, gặp khó khăn về nhà ở, học tập, chữa bệnh... trình độ học vấn của lao động di cư thấp và phần đông chưa qua đào tạo nghề. Hầu hết các khu công nghiệp và khu chế xuất - nơi sử dụng đến 30 % lao động di cư khơng có dịch vụ hạ tầng xã hội (ký túc xá, nhà trẻ, nhà văn hóa, đào tạo nghề, tham gia bảo hiểm xã hội...), lao động di cư ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản. Tình trạng trên dẫn tới hậu quả là nguồn cung lao động khơng có khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của các vùng, các khu công nghiệp, khu chế xuất.
2.2.3. Cơ cấu nguồn nhân lực xã hội phân bố còn chưa cân đối
Xét theo cơ cấu giới tính thì số lao động nam giới nhiều hơn nữ giới. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nữ là 71,1% thấp hơn 11,3 % lực lượng lao động nam ( 82,4 % ) Lý do chủ yếu là phụ nữ ít tham gia hoạt động kinh tế hơn nam giới (để tham gia các cơng việc khác như nội trợ gia đình) và mức độ gia tăng thời gian đi học của nữ giới nhanh hơn so với nam giới. Số năm đi học bình quân của dân số nữ từ 15 tuổi trở lên đã tăng từ 8,05 năm vào năm 2012 lên 8,55 năm vào năm 2016, tăng 0,5 năm; trong cùng thời kỳ này, số năm đi học bình quân của dân số nam từ 15 tuổi trở lên tăng từ 8,8 năm lên 9,08 năm, tăng 0,28 năm .
Xét cơ cấu lao động theo lĩnh vực việc làm thì lao động giản đơn chiếm 35 % số lao động, tỷ lệ này là cao trong bối cảnh đào tạo chun mơn kỹ thuật (từ trình độ “Sơ cấp nghề” trở lên) cho người lao động còn thấp (khoảng 22,5 % đối với lực lượng lao
động và 22,2 % đối với lao động có việc làm) , Tỷ lệ này chứng tỏ chất lượng nguồn nhân lực và nền kinh tế Việt Nam vẫn cịn thấp, vì vậy nhu cầu để đầu tư và phát triển vào khu vực cơng nghiệp vẫn cịn khoảng trống lớn.
Xét cơ cấu lao động theo khu vực thì tỷ lệ lao động ở nơng thơn cao hơn khoảng 10 % so với thành thị: trong 4 năm (2016-2019), lao động khu vực thành thị chiếm 33 % - 34 %, lao động khu vực nông thôn chiếm khoảng 65 % - 66 % , do lao động nông thôn chiếm tỷ lệ cao (gần 70 % lao động cả nước) , thế nhưng 80 % trong số này chưa qua đào tạo chuyên môn đây là trở ngại lớn cho lao động nơng thơn trong tìm kiếm việc làm trước sự đơ thị hóa và phát triển như hiện nay.
Bảng 2.3 Cơ cấu lao động Việt Nam theo giới tính và khu vực
Năm Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động của cả nước (triệu người) Lực lượng lao động nam (triệu người), tỷ lệ (%) Lực lượng lao động nữ (triệu người), tỷ lệ (%) Lao động khu vực thành thị (triệu người), tỷ lệ (%) Lao động khu vực nông thôn (triệu người), tỷ lệ (%) 2016 47,5 25,73; 54,1 21,81; 45,9 15,89; 33,4 31,65; 66,6 2017 48,2 26,07; 54,1 22,12; 45,9 16,09; 33,4 32,1; 66,6 2018 49,0 26,8; 54,8 22,2; 45,2 16,5; 33,6 32,5; 66,4 2019 49,1 26,7; 54,4 22,4; 45,6 17,0; 34,7 32,1; 65,3
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam
Xét theo vùng địa lý thì nguồn nhân lực phân bổ khơng đều giữa các vùng: Vùng Đồng bằng sông Hồng là nơi tập trung dân cư lớn nhất của cả nước với 22,5 triệu người, chiếm gần 23,4 %; tiếp đến là vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với 20,2 triệu người, chiếm 21,0 %. Tây Nguyên là nơi ít nhất với 5,8 triệu người, chiếm 6,1 % . Việc phân bổ lao động không đồng đều chưa tạo điều kiện phát huy lợi thế về đất đai, tạo việc làm cho người lao động và tác động tích cực đến sự di chuyển lao động từ các vùng nông thôn ra thành thị.