Giải pháp sắp xếp cơ cấu nguồn nhân lực xã hội

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM NGUỒN NHÂN LỰC XÃ HỘI VIỆT NAM. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VỀ SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG, CƠ CẤU NGUỒN NHÂN LỰC XÃ HỘI Ở NƯỚC TA (Trang 37 - 40)

Hiện nay, sự chênh lệch về cơ cấu lao động xét về giới tính vẫn cịn lớn. Để có thể rút ngắn khoảng cách này thì cần xóa bỏ quan niệm cho rằng: nam giới thì tham gia

thị trường lao động, nữ giới thì nội trợ. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tri thức, xóa bỏ dần lao động thủ công dựa vào cơ bắp của nam giới là chủ yếu.

Đối với sự chênh lệch về cơ cấu lao động giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn, cần xây dựng kế hoạch phân bổ ngân sách nhà nước theo hướng tập trung vào các chương trình, nhiệm vụ, dự án đào tạo theo mục tiêu ưu tiên và thực hiện công bằng xã hội. Ví dụ như: hỗ trợ đào tạo, phát triển nhân lực ở các vùng sâu, vùng xa, cho các đối tượng là người dân tộc thiểu số, đối tượng chính sách,... từ đó nâng dần chất lượng nguồn nhân lực tại những khu vực này để ngang bằng với lao động khu vực thành thị.

Đối với thực trạng người lao động tham gia lĩnh vực lao động giản đơn chiếm tỷ lệ lớn trong nguồn nhân lực thì cần phát triển chất lượng nguồn nhân lực như phần giải pháp nói trên đã trình bày. Khi nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì tất cả lĩnh vực lao động đều có lao động có chất lượng cao và thị trường lao động sẽ tự động điều tiết các lĩnh vực lao động trong xã hội.

Đối với việc nguồn nhân lực phân bổ không đều giữa các vùng, miền thì cần đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động bộ máy quản lý về phát triển nhân lực ở cấp Nhà nước và các địa phương. Song song đó cần hình thành một cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, xây dựng hệ thống thông tin về cung - cầu nhân lực trên địa bàn cả nước nhằm bảo đảm cân đối cung - cầu nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng, miền .

Tiểu kết Chương III

Có thể thấy rằng, trong giai đoạn hiện nay nguồn nhân lực xã hội Việt Nam có những bước chuyển biến tích cực góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Với những đặc điểm của nguồn nhân lực xã hội Việt Nam nhóm tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao số lượng, chất lượng và cơ cấu trong giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên để thực hiện được các giải pháp cần có sự phối hợp của các nguồn lực khác nhau để có thể thực hiện được hiệu quả cao nhất.

KẾT LUẬN

Có thể thấy rằng, đặc điểm nguồn nhân lực xã hội ở mỗi nơi, mỗi quốc gia sẽ khác nhau do nhiều yếu tố tác động. Việc nâng cao số lượng chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực xã hội là rất cần thiết, khơng những giúp ích về mặt cá nhân người lao động giúp có sức khỏe tốt mà qua đó có một nguồn nhân lực mới được trang bị về sức khỏe, tâm lý, trí óc, kỹ năng ,.. điều đó sẽ giúp cho nguồn nhân lực xã hội trở nên chất lượng hơn đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường lao động, không những của thị trường lao động Việt Nam mà cả thị trường lao động của thế giới. Muốn vậy cần có những giải pháp thích hợp, để giúp cho nguồn nhân lực xã hội ở nước ta tốt hơn về số lượng chất lượng cơ cấu tạo ra các cơ hội việc làm tốt hơn cho người lao động .

Nguồn nhân lực xã hội của mỗi quốc gia nói chung, của Việt Nam nói riêng có vai trị quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, thúc đẩy sự phát triển của mỗi quốc gia. Chính vì thế cần có kế hoạch xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu để có thể vận dụng tối đa những ưu điểm của nguồn nhân lực hiện nay, góp phần đưa đất nước phát triển. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, nhóm tác giả cịn nhiều thiếu sót, năng lực nghiên cứu cịn hạn chế, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cơ giáo và các bạn. Nhóm tác giả trân trọng cảm ơn./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Trần Kim Dung (2011), Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực, NXB Tài chính

2. PGS.TS.Trần Thị Thu, TS.Vũ Hồng Ngân (2015), Giáo trình Quản lý nguồn

nhân lực trong tổ chức cơng, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân

3. Tổng cục Thống kê (2019), Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam, NXB Bộ Lao động Thương binh và Xã hội;

4. Hà Anh (2019), Thách thức từ già hoá dân số, Báo nhân dân , điện tử

5. Tạp chí tài chính Việt Nam (2019), Thực trạng lực lượng lao động Việt Nam

và một số vấn đề đặt ra, Tạp chí tài chính Việt Nam , điện tử

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM NGUỒN NHÂN LỰC XÃ HỘI VIỆT NAM. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VỀ SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG, CƠ CẤU NGUỒN NHÂN LỰC XÃ HỘI Ở NƯỚC TA (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)