Giải pháp phát triển về chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM NGUỒN NHÂN LỰC XÃ HỘI VIỆT NAM. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VỀ SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG, CƠ CẤU NGUỒN NHÂN LỰC XÃ HỘI Ở NƯỚC TA (Trang 33 - 37)

-Thứ nhất, giải pháp về đầu tư tài chính cho việc phát triển nguồn nhân lực: để

phát triển chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam bền vững thì ngân sách nhà nước là nguồn lực chủ yếu. Tuy nhiên, tình hình nguồn lực tài chính cịn hạn chế nên giải pháp về đẩy mạnh xã hội hóa nguồn tài chính trong nhân dân để tăng cường huy động các nguồn vốn cho phát triển nhân lực là cần thiết. Nhà nước có cơ chế, chính sách để huy động các nguồn vốn của người dân đầu tư và đóng góp cho phát triển nguồn nhân lực với tất cả các bình diện từ sức khỏe, trí tuệ, tinh thần và chun mơn sẽ góp phần tạo nên nguồn nhân lực có chất lượng cao. Việc huy động các nguồn đầu tư khác trong xã hội trên nguyên tắc thống nhất lợi ích, trách nhiệm của các nhân tố tham gia vào quá trình phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời, đẩy mạnh và tạo cơ chế phù hợp để thu hút các nguồn vốn nước ngồi như các tổ chức tài chính quốc tế, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ cho phát triển nhân lực. Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn của nước ngoài

hỗ trợ phát triển nhân lực (ODA); thu hút đầu tư trực tiếp (FDI) của nước ngoài cho phát triển nhân lực. Tuy nhiên, việc thu hút vốn đầu tư nước ngồi cần phải có trọng tâm, trọng điểm mang tính chọn lọc đối với đối tác cũng như việc sử dụng nguồn lực này.

-Thứ hai, giải pháp về quản lý nhà nước đối với việc phát triển nguồn nhân lực

xã hội : phát triển nguồn nhân lực xã hội chính là nâng cao năng lực của con người về mọi mặt. Do đó, quản lý nhà nước đối với việc phát triển nguồn nhân lực yêu cầu mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước phải hướng đến mục tiêu vì con người, phát triển con người, bảo đảm thực hiện, bảo vệ quyền con người. Quản lý nhà nhà nước đối với việc phát triển nguồn nhân lực có nội dung phong phú, song cần làm tốt những vấn đề cơ bản sau: Tập trung xây dựng và hoàn thiện chiến lược tổng thể, hệ thống cơ chế, chính sách về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách tạo động lực thúc đẩy sự phát triển nguồn nhân lực; Tiếp tục hồn thiện hành lang pháp lý tạo mơi trường thuận lợi phát triển nguồn nhân lực, khuyến khích phát triển thị trường nguồn nhân lực chất lượng cao; Quản lý việc xây dựng hệ thống giáo dục theo hướng mở, hội nhập, thúc đẩy phân tầng, phân luồng, khuyến khích học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; Quản lý việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thơng, khung chương trình đào tạo ở bậc đại học và giáo dục nghề; Tập trung vào việc hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về nguồn nhân lực; Hằng năm Nhà nước cần công bố rộng rãi bức tranh tổng thể về nguồn nhân lực, cũng như nhu cầu xã hội về nguồn nhân lực.

-Thứ ba, giải pháp về phát triển giáo dục, đào tạo đối với việc phát triển nguồn

nhân lực: để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thì giáo dục - đào tạo là nhân tố quan trọng nhất. Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam luôn coi “phát triển giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”, “đầu tư giáo dục là đầu tư phát triển”. Trên cơ sở quan điểm đó, để phát huy hơn nữa vai trị của giáo dục, đào tạo đối với việc phát triển nguồn nhân lực hiện nay cần thực hiện tốt các vấn đề sau: Xây dựng nền giáo dục đại học từng bước trở thành bậc học giữ vai trò quan trọng trong toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân và trong việc thực hiện “sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam” . Tiếp tục thực hiện chủ trương đa dạng hóa các loại hình trường học, đa dạng hóa các phương thức đào tạo, cải tiến phương pháp giảng dạy và học tập, gắn lý luận với thực tiễn, phát huy tính tích cực của người học, tăng cường đào tạo kỹ

năng mềm nhằm đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với sử dụng, đáp ứng yêu cầu đang đặt ra; Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; trong đó, có một số trường và ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế; Các cơ sở đào tạo phải luôn coi trọng quản lý tốt chất lượng “sản phẩm đầu ra” thơng qua các hình thức đánh giá năng lực thực hành của học viên trong quá trình đào tạo, phúc tra kết quả đào tạo, kết quả tốt nghiệp; Thiết lập được hệ thống thông tin thị trường lao động để cung cấp, xử lý thông tin tạo cơ sở tin cậy xác định nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng, gắn sử dụng nhân lực với việc làm. Coi trọng hướng nghiệp, dạy nghề, tập trung vào mục tiêu nhân lực; nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp để không chỉ đáp ứng nguồn nhân lực trực tiếp phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, mà còn đáp ứng yêu cầu cạnh tranh, hội nhập quốc tế.

-Thứ tư, giải pháp về phát triển khoa học và công nghệ: kinh nghiệm của các

nước cho thấy, để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thì cần chú ý phát triển khoa học - công nghệ. Để phát triển khoa học và cơng nghệ thì cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và quốc gia. Thực hiện tốt chính sách để ni dưỡng và phát triển tài năng đối với cán bộ khoa học trẻ. Bên cạnh đó, tiếp tục quan tâm đưa nhân lực khoa học và công nghệ đi thực tập, nghiên cứu, làm việc tại các tổ chức quốc tế, viện nghiên cứu, trường đại học của nước ngoài; tăng cường giao lưu, trao đổi học thuật quốc tế song phương và đa phương để học hỏi, tích lũy kinh nghiệm quý báu từ nước ngồi. Cùng với thực hiện tốt cơ chế, chính sách, cần đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực đầu tư cho khoa học và công nghệ, chú ý nguồn đầu tư từ các doanh nghiệp cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực khoa học và cơng nghệ. Tăng cường huy động đầu tư ngồi ngân sách để phát triển tiềm lực, đặc biệt là cơ sở vật chất, kỹ thuật của các tổ chức khoa học và cơng nghệ. Qua đó, phát huy tiềm năng sáng tạo của đội ngũ khoa học và cơng nghệ, góp phần vào việc phát triển nguồn nhân lực bền vững.

-Thứ năm, giải pháp về hợp tác quốc tế đối với việc phát triển nguồn nhân lực xã

hội : hợp tác quốc tế có vai trị to lớn góp phần phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao ở Việt Nam. Để hợp tác quốc tế, cần xây dựng nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục và đào tạo theo định hướng phù hợp chuẩn quốc tế và đặc thù Việt Nam.

Nhà nước Việt Nam cần xây dựng và thường xuyên cập nhật hệ thống pháp luật về phát triển nguồn nhân lực xã hội phù hợp với trình độ phát triển của Việt Nam nhưng không trái với thông lệ và luật pháp quốc tế về lĩnh vực này mà Việt Nam tham gia, cam kết thực hiện. Tăng cường quan hệ liên thơng chương trình đào tạo giữa các cơ sở giáo dục và các ngành đào tạo của Việt Nam và quốc tế; thực hiện công nhận lẫn nhau chương trình đào tạo giữa các cơ sở giáo dục và đào tạo của Việt Nam và của thế giới; thỏa thuận về việc công nhận văn bằng, chứng chỉ đào tạo giữa Việt Nam với các nước.

Để quá trình hợp tác quốc tế thuận lợi thì cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục của Việt Nam phải được xây dựng và nâng cấp theo chuẩn quốc tế để có thể thu hút các trường đại học, dạy nghề có đẳng cấp quốc tế vào Việt Nam hoạt động. Để sinh viên của các trường đại học của Việt Nam được thị trường lao động thế giới chấp nhận thì các trường đại học của Việt Nam cần học tập kinh nghiệm đào tạo của các trường đại học ở nước ngoài, nhất là việc xây dựng các trung tâm đổi mới sáng tạo gắn với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Việt Nam cần tham gia kiểm định quốc tế chương trình đào tạo .

Thứ sáu, cần có các giải pháp cụ thể nhằm phát triển thể lực , trí lực , tâm lực cho

nguồn nhân lực xã hội ở nước ta như :

* Về thể lực cần :

- Nâng cao số lượng và chất lượng bữa ăn của cư dân ( đặc biệt là nguồn nhân lực

trẻ) bằng việc tạo ra nhiều việc làm để tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho người lao động. Cần có chế độ tiền lương hợp lý phù hợp với công sức người lao động. Phát triển mạnh mẽ dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cho người dân tạo điều kiện để mọi người dân đều được khám chữa bệnh đầy đủ, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở mọi vùng miền, địa phương.Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về sức khỏe dinh dưỡng cho cộng đồng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Cần trau dồi thêm kiến thức đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, nhằm đề phòng các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng...

-Phát triển các hoạt động thể dục thể thao, rèn luyện sức khoẻ cộng đồng.

-Ban hành các chính sách triệt để bài trừ các tệ nạn xã hội và phòng ngừa dịch bệnh.

-Cải thiện môi trường sống: các dự án đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội phải tuân thủ luật bảo vệ môi trường; các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường trầm trọng cần mạnh dạn đóng cửa hoặc phải thay đổi quy trình cơng nghệ.

* Về trí lực cần:

-Thứ nhất, tăng cường các nguồn lực cho giáo dục đào tạo thơng qua nhiều hình

thức tích cực khác nhau, mở rộng các trường dạy nghề, các ngành nghề đa dạng, đào tạo theo chiều rộng và cả chiều sâu để tăng về quy mơ số lượng lao động có trình độ cao, nghĩa là làm giảm bớt đi ít nhiều lao động có trình độ tay nghề kém ( mà Việt Nam hiện nay dư thừa do có nguồn lao động dồi dào dân số trong độ tuổi lao động cao

-Thứ hai, hiện đại hố chương trình và nội dung, phương pháp dạy, học theo

hướng gắn với nhu cầu thực tế của thị trường lao động (trong nước và ngoài nước) và lấy người học làm trung tâm, áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong dạy và học, gắn giáo dục, đào tạo với thực tiễn. Mở rộng việc dạy và nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ ngay từ cấp giáo dục phổ thông, hướng tới đạt được mục tiêu sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, phần lớn học sinh có thể sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp thông thường hoặc tiếp tục theo học tiếp ở trình độ cao hơn bằng ngoại ngữ.

- Thứ ba, xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên các cấp từ giáo

dục phổ thông đến dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng, đại học, đảm bảo về số lượng, giỏi chun mơn nghiệp vụ và có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, đủ năng lực tạo ra những chuyển biến tích cực, tiến bộ về chất lượng giáo dục, đào tạo đáp ứng yêu cầu thực tế xây dựng đất nước, học tập của người dân trong điều kiện hội nhập quốc tế . Có chính sách sử dụng và đãi ngộ đúng giá trị nguồn nhân lực được đào tạo, trọng dụng người tài…

-Thứ tư, tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới công tác quản lý giáo dục.

Về tâm lực cần : địi hỏi người lao động phải có phẩm chất tâm lý sau: có tác phong cơng nghiệp (khẩn trương, đúng giờ giấc...); có ý thức kỷ luật tự giác cao; có niềm say mê nghề nghiệp chuyên mơn; sáng tạo, năng động trong cơng việc, có khả năng chuyển đổi cơng việc cao, thích ứng với những thay đổi trong lĩnh vực công nghệ và quản lý .

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM NGUỒN NHÂN LỰC XÃ HỘI VIỆT NAM. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VỀ SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG, CƠ CẤU NGUỒN NHÂN LỰC XÃ HỘI Ở NƯỚC TA (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)