Đánh giá kết quả đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Hịa Bình

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC XÃ HỘI BẰNG HÌNH THỨC ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI TỈNH HÒA BÌNH (Trang 28 - 30)

5. Kết cấu bài nghiên cứu

2.3. Đánh giá kết quả đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Hịa Bình

2.3.1. Đánh giá về ưu điểm.

Thứ nhất là, được sự quan tâm, chú trọng của ban lãnh đạo tỉnh và lãnh

đạo địa phương các huyện và các xã nên việc đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đã được diễn ra gặt hái được nhiều thành công, giải quyết được vấn đề việc làm cho rất nhiều lao động trên địa bàn thành phố, các huyện trong tỉnh.

Thứ hai là, các nghề được đào tạo bám sát nhu cầu thực tế, nhiều nghề

mới được đào tạo và có tính ứng dụng cao vào đời sống, những người tham gia đào tạo đã và đang có cơng việc ổn định mức thu nhập tương đối cao đảm bảo cho chính họ và gia đình.

Thứ ba là, nghề truyền thống được giữ gìn và phát triển đã tạo nên nét đẹp

văn hóa, sự đồn kết đẹp đẽ trên địa bàn các huyện, người dân chia sẻ, truyền nghề cho nhau giúp đỡ cuộc sống của nhân dân được đảm bảo hơn khi có “cái nghề trong tay”.

Thứ tư là, người lao động học nghề đã chủ động hơn trong việc tìm kiếm

việc làm, khơng cịn bị động rằng thiếu kinh nghiệm đáp ứng nhu cầu từ công việc. Khi đào tạo xong, họ tự tin với tay nghề của mình đáp ứng được những công việc thiết yếu trong cuộc sống, không phải đi làm xa ở các tỉnh khác như trước nữa.

Thứ năm là, các sản phẩm nông nghiệp sạch được người tiêu dùng từ

trong và ngoài tỉnh ưa chuộng, một số nhà vườn tìm được nguồn thu mua số lượng lớn ổn định với giá thành mang lại lợi nhuận cao đã góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

2.3.2. Một số hạn chế còn tồn tại.

Thứ nhất là, doanh nghiệp tư đào tạo nghề cho lao động đạt hiệu quả cao

nhưng lại không ổn định về kế hoạch đào tạo, chủ yếu cơ sở đào tạo đáp ứng được nghề cần thiết chỉ mở lớp đào tạo nghề khi các chi nhánh của họ thiếu nhân lực còn những cơ sở đào tạo ngành nghề lạc hậu thì lại mở lớp liên tục mà khơng thu hút được người tham gia.

Thứ hai là, sự phối hợp giữa các huyện còn chưa chặt chẽ, chủ yếu chỉ là

huyện nào phát triển thì tự kéo huyện đó nâng cao vấn đề kinh tế, xã hội chưa có nhiều huyện cùng kết hợp để giúp đỡ, hỗ trợ diện rộng để công tác đào tạo nghề lan tỏa mạnh mẽ tối ưu.

Thứ ba là, nhiều người tham gia học nghề cịn chưa có nhận thức đúng

đắn, khi tham gia đào tạo cịn lo lắng và nhanh nản trí, có nhiều trường hợp bỏ dở khóa đào tạo vì cảm thấy quá mất thời gian.

Thứ tư là, còn nhiều đối tượng thiếu việc làm chưa tiếp cận được đến việc

đào tạo nghề do dân trí thấp, tiếp cận thơng tin khó khăn hoặc có tâm lí là tuổi tác cao nên ngại tham gia đào tạo nghề.

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trên.

Thứ nhất là, những doanh nghiệp đào tạo nghề cần thiết mở ít lớp đào tạo,

cơng ty mình, cịn khơng có kinh phí và cơ sở vật chất để mở nhiều khóa hơn vì khơng đảm bảo được việc làm cho người học sẽ mất uy tín.

Thứ hai là, các huyện chưa phối hợp chặt chẽ trong việc đào tạo nghề

nguyên nhân là do hệ thống hóa các khóa đào tạo rời rạc, triển khai khơng kịp thời và chưa có cơ hội để những người đang ăn nên làm ra có dịp hỗ trợ đến các huyện khác vì bản thân họ cũng chỉ giải quyết lượng việc làm cho lao động lân cận đã hết việc vì quy mơ sản xuất khơng phải q lớn.

Thứ ba là, việc người tham gia đào tạo nghề bỏ dở có thể do ngun nhân

từ phía người giảng dạy chưa thực sự truyền đạt tốt vì năng lực, kinh nghiệm chưa sâu xa, chưa tạo niềm tin cho người học và hệ thống đào tạo cịn mới chưa có uy tín và kinh nghiệm đáng tin cậy.

Thứ tư là, công tác truyền thông, tuyên truyền về nhận thức cho nhân dân

hiểu về tầm quan trọng của đào tạo nghề chưa được đầu tư tương xứng để phổ cập thơng tin chính xác đến tồn thể nhân dân trong tỉnh nên dẫn đến tình trạng nhiều đối tượng thiếu việc làm chưa tiếp cận được đến việc đào tạo nghề do dân trí thấp, tiếp cận thơng tin khó khăn hoặc có tâm lí là tuổi tác cao nên ngại tham gia đào tạo nghề.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC XÃ HỘI BẰNG HÌNH THỨC ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI TỈNH HÒA BÌNH (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)