5. Kết cấu bài nghiên cứu
2.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển nguồn nhân
2.4.1. Nhóm giải pháp chung
2.4.1.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức Đảng đối với cả hệ thống chính trị trị các cấp, các ngành trong cơng tác đào tạo nghề.
Trước hết các cấp uỷ Đảng và chính quyền phải xây dựng kế hoạch, chương trình hành động và quán triệt sâu rộng trong Đảng, trong các cấp lãnh đạo. Phải quy định cụ thể trách nhiệm từng cấp, từng ngành... có kế hoạch kiểm tra, giám sát và coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của cấp mình, đơn vị mình. Tiếp tục đẩy mạnh cơng tác tun truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đối với công tác dạy nghề và học nghề bằng nhiều hình thức từ trong Đảng, chính quyền, đồn thể đến mọi
người dân để thông suốt và cùng thực hiện, khắc phục tình trạng trơng chờ ỷ lại vào Nhà nước trong việc dạy nghề và học nghề. Nhằm thực hiện tốt phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT vào học nghề.
2.4.1.2. Mở rộng và đầu tư phát triển các cơ sở dạy nghề và các mơ hình
liên kết đào tạo nghề với các doanh nghiệp, các cơ sở dạy nghề, đẩy mạnh xã hội hóa cơng tác đào tạo nghề.
Gắn đào tạo nghề với sử dụng lao động theo yêu cầu thực tiễn sản xuất - kinh doanh, đẩy mạnh đào tạo theo địa chỉ, theo đơn đặt hàng, khuyến khích các doanh nghiệp dạy nghề tại cơ sở sản xuất một cách hiệu quả.
2.4.1.3. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, cán
bộ quản lý tại các cơ sở dạy nghề.
Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý tại các cơ sở dạy nghề có vai trị quan trọng trong việc phát triển chất lượng nguồn nhân lực thông qua đào tạo nghề. Chính vì thế, việc tập trung đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý tại các cơ sở dạy nghề là yếu tố then chốt, có vai trị quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đào tạo nghề.
2.4.1.4. Tiếp tục xây dựng biên soạn chương trình, giáo trình theo hướng
chuẩn hóa theo quy định và tiếp cận dần với trình độ tiên tiến khu vực và Quốc
tế.
Đồng thời, chú trọng quan tâm nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghề thực hiện có hiệu quả chương trình hành động của Ban thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) về nơng nghiệp, nơng dân và nông thôn.
Hiện nay, hội nhập quốc tế ngày càng rộng mở, có rất nhiều điều kiện thuận lợi để tiếp cận đến những khách hàng quốc tế. Những sản phẩm thủ công được tạo ra qua quá trình người lao động tham gia đào tạo tạo nghề nếu tìm được nguồn đầu ra hiệu quả để xuất khẩu sẽ tạo nên giá thành và sự ổn định về kinh tế cho nhân dân.
2.4.1.5. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đào tạo nghề và triển khai thành lập Quỹ đào tạo nghề của tỉnh để hỗ trợ cho các đối tượng chính sách có nhu cầu học nghề.
Triển khai thực hiện quản lý Nhà nước về dạy nghề từ tỉnh đến huyện theo Luật dạy nghề và Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục và Bộ luật Lao động về dạy nghề. Nghiên cứu đổi mới kiểm soát kiểm định chất lượng đào tạo nghề, đổi mới công tác xây dựng kế hoạch đào tạo nghề theo hướng nhu cầu thị trường lao động.
Khuyến khích, tạo điều kiện tốt nhất để thu hút người đến học nghề bằng các chính sách như: Cho vay vốn để học nghề, giảm, miễn học phí cho con em gia đình chính sách, người dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng cao và các đối tượng do Nhà nước thu hồi đất để mở rộng các khu công nghiệp, dịch vụ và các cơng trình phúc lợi, đặc biệt là học sinh thuộc đối tượng chính sách, hộ nghèo, bộ đội xuất ngũ, đồng bào dân tộc thiểu số, người tàn tật.
2.1.4.6. Tăng nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề và đa dạng hóa nguồn kinh phí hỗ trợ hoạt động đào tạo nghề.
Cơ sở vật chất của các cơ sở dạy nghề là điều kiện cơ bản và cần thiết để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực xã hội.
Phần lớn các nguyên nhân dẫn tới việc đào tạo nghề tại tỉnh Hịa Bình nói chung chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của người lao động, của xã hội và chưa được nhiều đối tượng tin tưởng là do cơ sở vật chất, kinh nghiệm đào tạo nghề chưa chuyên sâu, chuyên nghiệp. Điều đó xuất phát từ kinh phí chi cho đầu tư cơ sở vật chất đào tạo, giảng viên, điều kiện thực hành cho người học còn nhiều hạn chế. Khi người học cảm thấy quá trình đào tạo nghề còn bất cập, khơng bài bản họ dễ có tâm lí khơng tin tưởng như trước và gây ảnh hưởng đến cả những người đang có ý định tham gia các lớp đào tạo nghề của tư nhân và trung tâm dạy nghề của tỉnh. Chính vì thế, trong thời gian tới cần đa dạng hóa nguồn hỗ trợ cho hoạt động đào tạo nghề từ phía tỉnh ủy, các cơ quan ban ngành,
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, các mạnh thường quân… để công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh gặt hái được nhiều thành công hơn nữa.