5. Kết cấu bài nghiên cứu
2.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển nguồn nhân
2.4.2. Nhóm giải pháp cụ thể
2.4.2.1. Các cơ sở đào tạo nghề cần xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp với nhu cầu và sự phát triển của xã hội.
Một trong những điểm hạn chế trong việc phát triển nguồn nhân lực tại tỉnh Hịa Bình bằng hình thức đào tạo nghề đó là một số doanh nghiệp tổ chức đào tạo khá hiệu quả, tuy nhiên một số doanh nghiệp đào tạo thì mở lớp khơng có người tham gia, khơng thu hút được người tham gia do các ngành nghề lạc hậu. Chính vì thế mà các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề cần xây dựng một kế hoạch đào tao một cách có hiệu quả, xây dựng các chương trình đào tạo, phù hợp với nhu cầu thực tiễn.
Các kế hoạch cần được xây dựng theo từng giai đoạn cụ thể, chú trọng vào những ngành nghề mà xã hội cần, điều đó sẽ tạo sức hút đối với người học.
2.4.2.2. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ về công tác đào tạo nghề giữa các huyện trên địa bàn tỉnh.
Các huyện trong địa bàn tỉnh chưa có sự liên kết với nhau một cách chặt chẽ, chính vì thế việc chia sẻ kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực thơng qua các hình thức đào tạo nghề chưa được phát huy. Các huyện trên địa bàn tỉnh cần liên kết với nhau, hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm trong việc đào tạo nghề cho người dân, đặc biệt là các nghề thủ cơng, trồng trọt, chăn ni,…góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Các huyện cần nhân rộng, giới thiệu các mơ hình đào tạo nghề hay, có giá trị kinh tế cao, kết hợp với nhau một cách chặt chẽ, ổn định.
2.4.2.3. Nâng cao năng lực, chuyên môn, kỹ năng cho đội ngũ giảng dạy nghề
Một trong những hạn chế khác đó là người tham gia đào tạo nghề bỏ dở do năng lực, kinh nghiệm của đơi ngũ giảng dạy khơng có sức hút. Chính vì thế, để cơng tác đào tạo nghề tại tỉnh Hịa Bình phát huy được hiệu quả của mình,
cần tiến hành bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, giảng dạy nghề, tạo sức hút đối với người học.
Hình thức nâng cao năng lực cho đội ngũ này có thể là mở các lớp tập huấn, các buổi chia sẻ, tọa đàm về kỹ năng giảng dạy. Ngoài ra, cần bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực về chuyên môn nghề, truyền đạt cho người học một cách tốt nhất.
2.4.2.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân về tầm quan trọng của đào tạo nghề.
Việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân về tầm quan trọng của đào tạo nghề là thực sự quan trọng và cần thiết. Bởi khi có nhận thức đúng đắn về đào tạo nghề thì mới có thể phát huy được hiệu quả của hình thức đào tạo này. Bên cạnh đó, khi có nhận thức tốt, người tham gia cũng sẽ có thái độ học tập tích cực, phát huy được giá trị của việc đào tạo nghề.
Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân có thể được thực hiện thông qua hệ thống loa phát thanh, đài hình truyền hình tỉnh và các hình thức khác, …
Cơng tác tun truyền, nâng cao nhận thức có vai trị quan trọng, chính vì thế cần phải thực hiện thường xun và có kế hoạch cụ thể, rõ ràng.
2.4.2.5. Đầu tư, phát huy có hiệu quả vai trị của Trường Trung cấp nghề tại thành phố Hịa Bình.
Trường Trung cấp nghề tại thành phố Hịa Bình là cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh, chính vì thế tỉnh cần quan tâm, chỉ đạo nhà trường xây dựng các chương trình đào tạo có hiệu quả, phát huy được vai trò của Trường trong việc đào tạo nghề tại địa phương.
Để nhà trường phát huy được vai trị của mình, nhà trường cần xây dựng được chương trình đào tạo ngành nghề đa dạng, chất lượng, hiệu quả để thu hút người học, đồng thời phục vụ được nhu cầu của địa phương. Bên cạnh đó, việc xây dựng, đầu tư cho cơ sở vật chất đào tạo cũng cần được chú trọng, điều đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo nghề của địa phương tại Nhà trường.
2.4.2.6. Tăng cường hơn nữa vai trò của các trung tâm giới thiệu việc làm tại tỉnh Hịa Bình
Các trung tâm giới thiệu việc làm cần phát huy hơn nữa vai trị của mình trong việc mở các lớp đào tạo nghề, hướng nghề cho người tham gia, người có nhu cầu tìm việc làm. Bên cạnh đó, các trung tâm giới thiệu việc làm cần tích cực kết nối với các đơn vị sử dụng lao động, gắn kết giữa người có nhu cầu tìm việc làm với đơn vị sử dụng lao động, góp phần giải quyết việc làm hoặc đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu của đơn vị sử dụng lao động.
2.4.2.7. Đa dạng hóa nguồn kinh phí hỗ trợ hoạt động đào tạo nghề.
Phần lớn các nguyên nhân dẫn tới việc đào tạo nghề tại tỉnh Hịa Bình nói chung chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của người lao động, của xã hội và chưa được nhiều đối tượng tin tưởng là do cơ sở vật chất, kinh nghiệm đào tạo nghề chưa chuyên sâu, chuyên nghiệp. Điều đó xuất phát từ kinh phí chi cho đầu tư cơ sở vật chất đào tạo, giảng viên, điều kiện thực hành cho người học còn nhiều hạn chế. Khi người học cảm thấy quá trình đào tạo nghề còn bất cập, khơng bài bản họ dễ có tâm lí khơng tin tưởng như trước và gây ảnh hưởng đến cả những người đang có ý định tham gia các lớp đào tạo nghề của tư nhân và trung tâm dạy nghề của tỉnh. Chính vì thế, trong thời gian tới cần đa dạng hóa nguồn hỗ trợ cho hoạt động đào tạo nghề từ phía tỉnh ủy, các cơ quan ban ngành, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, các mạnh thường quân… để công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh gặt hái được nhiều thành công hơn nữa.
Tiểu kết Chương 2
Tại chương 2, tác giả đã giới thiệu khái quát về tỉnh Hịa Bình, giới thiệu một số hình thức đào tạo nghề phổ biến hiện nay tại tỉnh Hịa Bình và tìm hiểu, nghiên cứu kỹ thực trạng phát triển nguồn nhân lực xã hội bằng hình thức đào tạo nghề tại tỉnh Hịa Bình hiện nay. Từ đó, tác giả đã đánh giá ưu điểm và hạn chế còn tồn tại và đề xuất một số giải pháp trong việc phát triển nguồn nhân lực bằng hình thức đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Hịa Bình.
KẾT LUẬN
Trong thời gian qua, cơng tác đào tạo nghề tại tỉnh Hịa Bình ngày càng được chú trọng, góp phần quan trọng trong giải quyết việc việc làm, tăng thu nhập của người lao động, từng bước nâng cao chất lượng lao động, phục vụ xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững của tỉnh. Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề cho vẫn cịn một số khó khăn, cần phải nâng cao hơn nữa hiệu quả cũng như chất lượng đào tạo gắn với nhu cầu thị trường lao động, định hướng phát triển của tỉnh trong thời gian tới. Các ngành, các địa phương của tỉnh đã có nhiều hoạt động thiết thực, sáng tạo, đưa ra nhiều mơ hình dạy nghề và hình thức dạy nghề phù hợp. Trên thực tế, việc đào tạo nghề tại tỉnh vẫn cịn gặp nhiều khó khăn như: Trình độ lao động cịn thấp, chất lượng đào tạo của các cơ sở dạy nghề chưa đồng đều; việc tìm giáo viên dạy nghề phù hợp điều kiện cụ thể với từng địa phương cịn gặp nhiều khó khăn. Sự phối hợp của cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để giải quyết việc làm còn hạn chế, nên một số học viên tốt nghiệp khó tìm được việc làm…
Để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề tại tỉnh trong thời gian tới, cần tập trung vào một số giải pháp chủ yếu như tiếp tục tổ chức tuyên truyền về đào tạo nghề, học nghề đối với lao động nông thôn, nhất là vùng núi, đồng bào dân tộc thiểu số; làm tốt công tác tư vấn, hướng nghiệp và giới thiệu việc làm cho người học nghề; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp; đào tạo nghề theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và gắn kết với doanh nghiệp.
Tóm lại, phát triển nguồn nhân lực bằng các hình thức nói chung và hình thức đào tạo nghề nói riêng có vai trị quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Chính vì thế, khơng chỉ riêng tỉnh Hịa Bình mà các địa phương khác cũng cần chú trọng tới việc đào tạo nghề tại địa phương, góp phần phát triển nguồn nhân lực xã hội ở địa phương.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Văn Nhơn (2011), Giáo trình Quản lý nguồn nhân lực xã hội, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội,
2. Học viện Hành chính (2008), Giáo trình Quản lý nguồn nhân lực xã hội, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh Hịa Bình, Báo cáo tổng kết tình hình phát triển
nghề trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020, Hịa Bình.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh Hịa Bình, Đề án phát triển nguồn nhân lực xã
hội trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025, Hịa Bình.
5.Báo Cơng Thương, https://congthuong.vn/phat-trien-nghe-truyen-thong- o-hoa-binh-46168.html
6. Báo dân tộc và phát triển, https://baodantoc.vn/hoa-binh-phat-trien- nghe-may-tre-dan-truyen-thong-39991.htm
7.https://pcivietnam.vn/tin-tuc-su-kien/hoa-binh-phat-trien-nhan-luc-co- ky-nang-nghe-dap-ung-nhu-cau-thuc-tien-ct3675.html
8. Tạp chí cơng thương, http://www.tapchicongthuong.vn/bai-viet/dong- luc-phat-trien-cac-lang-nghe-o-hoa-binh-20879.htm