7. Kết cấu của luận văn:
2.1. Thực trạng pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT
2.1.5.1. Một số ưu điểm:
Có thể thấy hiện nay, việc QLNN về DN nói chung và về hoạt động kinh các ngành nghề có điều kiện về ANTT nói riêng ở nước ta đã có những thành công nhất định. Về cơ bản, nước ta đã xây dựng được cơ sở pháp lý để các chủ thể có liên quan áp dụng trên thực tế, đã cải cách, thay đổi một số quy định về điều kiện kinh doanh để phù hợp với yêu cầu cải cách thủ tục hành chính và tiến hành kiểm tra, xử lý vi phạm về điều kiện ANTT của nhiều DN trên cả nước.
Luật đầu tư 2020 đã quy định rõ ràng danh mục những ngành nghề kinh doanh có điều kiện nói chung và các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT nói riêng đã được cụ thể hóa tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ, điều này bước đầu thể hiện việc hệ thống hóa của pháp luật Việt Nam, giúp các cá nhân, tổ chức khi đăng ký kinh doanh mà chưa biết ngành nghề của mình có thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT hay khơng, có thuộc nhóm ngành nghề bị cấm hay khơng thì chỉ việc tra cứu dễ dàng, thuận tiện tại các văn bản trên.
Ngoài ra pháp luật Việt Nam hiện hành quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT đã khắc phục một số hạn chế của quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT trước đây, như:
- Đã có sự giải thích rõ ràng, cụ thể đối với từng ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT, tạo điều kiện cho việc áp dụng pháp luật dễ dàng, thuận lợi. Ví dụ: Tại thơng tư 33/2010/TT-BCA ngày 05/10/2010 Quy định cụ thể về điều kiện ANTT đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện có quy định:
“hoạt động sản xuất con dấu bao gồm: Sản xuất con dấu của các cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang; dấu chức danh, dấu tiêu đề, dấu chữ ký và các loại con dấu khác” là chưa cụ thể, rõ ràng và chưa phù hợp thì đến Nghị định 96/2016/NĐ-CP
ngày 01/7/2016 đã quy định về lĩnh vực kinh doanh sản xuất con dấu bao gồm: Sản xuất con dấu có hình Quốc huy nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
con dấu có hình biểu tượng, con dấu khơng có hình biểu tượng theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu. Đồng thời Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 99/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 về Quản lý, sử dụng con dấu. Hay là đối với hoạt động kinh doanh công cụ hỗ trợ, Thông tư số 33/2010/TT-BCA quy định như sau: “Sản xuất, kinh doanh, sửa chữa công cụ hỗ trợ, gồm các hoạt động
sản xuất, lắp ráp, mua, bán công cụ hỗ trợ, phụ kiện của công cụ hỗ trợ, sửa chữa công cụ hỗ trợ”; tuy nhiên, đối với hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu hoặc mua bán
đạn sử dụng cho công cụ hỗ trợ thì pháp luật lại chưa có sự điều chỉnh, gây khó khăn cho việc quản lý nhóm nhóm cơng cụ hỗ trợ này; Tại Nghị định 96/2016/NĐ- CP đã khắc phục hạn chế trên bằng việc quy định về ngành nghề kinh doanh công cụ hỗ trợ, gồm: Sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, xuất khẩu, mua, bán công cụ hỗ trợ, đạn sử dụng cho công cụ hỗ trợ và phụ kiện của công cụ hỗ trợ; sửa chữa công cụ hỗ trợ.
Như vậy, pháp luật quy định về danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện đã ngày càng cụ thể, chặt chẽ, dễ hiểu, dễ tra cứu, thuận tiện trong việc áp dụng pháp luật.
- Đã bổ sung thêm một số ngành nghề kinh doanh có ảnh hưởng đến ANTT, an toàn xã hội vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT mà luật trước đây chưa đề cập đến: Dưới sự phát triển của nền kinh tế thị trường, có hình thức kinh doanh ngày càng đa dạng do đó cần thiết địi hỏi pháp luật cũng cần thay đổi để áp dụng với tình hình mới để kịp thời quản lý, kiểm tra, kiểm sốt các loại hình kinh doanh này. So với quy định trước đây thì hiện nay pháp luật về ngành nghề kinh doanh có điều kiện đã bổ sung thêm một số ngành nghề kinh doanh mới xuất hiện và có khả năng đe dọa đến ANTT, an tồn xã hội như: kinh doanh súng bắn sơn, kinh doanh dịch vụ đặt cược, kinh doanh các loại pháo…