7. Kết cấu Luận văn
2.1. Thực trạng pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây
2.1.6. Quy định về phương thức yêu cầu bồi thường thiệt hại do doanh nghiệp
doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường
Theo Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020, BTTH về môi trường được giải quyết thông qua thương lượng giữa các bên. Trong trường hợp khơng thương lượng được, các bên có thể lựa chọn giải quyết thơng qua 3 hình thức sau đây:
(a) hịa giải; (b) giải quyết tranh chấp bằng trọng tài; (c) giải quyết tranh chấp bằng Tòa án. Việc quy định đa dạng hóa các hình thức giải quyết BTTH về môi trường tạo ra những thuận lợi trong việc lựa chọn giải quyết các vụ việc tranh chấp, yêu cầu BTTH về môi trường giữa các tổ chức, cá nhân, phù hợp với điều kiện kinh tế và nhận thức của người bị thiệt hại hơn.
Việc giải quyết tại Tòa án được thực hiện theo quy định về BTTH dân sự ngoài hợp đồng và pháp luật về tố tụng dân sự, trừ các quy định về việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy ra. Việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật về môi trường và thiệt hại xảy ra thuộc trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vi phạm, gây ô nhiễm về môi trường48. Điều này phù hợp với khả năng của doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường do một số thành phần của hồ sơ chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra là khó khăn khi người bị thiệt hại phải chứng minh, cụ thể khó khăn khi xác định hành vi vi phạm của doanh nghiệp và nguồn nguy hại gây ô nhiễm môi trường. Hành vi xả thải của doanh nghiệp liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp vì việc xử lý chất thải nguy hại là một phần của hoạt động sản xuất, kinh doanh đó. Người bị thiệt hại khó có thể lấy được thơng tin vì cơ chế hoạt động sản xuất và xả thải có thể bị doanh nghiệp viện dẫn lí do bí mật kinh doanh mà khơng cung cấp.
Tuy nhiên, pháp luật hiện hành khơng có quy định về việc kiện tập thể
đã tạo ra những khó khăn nhất định cho các chủ thể được bồi thường khi đi yêu cầu BTTH. Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện chỉ có quy định về giải quyết tranh chấp tập thể trong lĩnh vực lao động tại Khoản 3 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự chứ chưa có quy định về kiện tập thể trong lĩnh vực môi trường. Trong khi số lượng những người được BTTH trong các vụ án ơ nhiễm mơi trường nói chung và ơ nhiễm mơi trường nước nói riêng là rất lớn49. Mặc dù Bộ luật Tố tụng dân sự có quy định về nhập vụ án tại Điều 42, nhưng trên thực tế, căn cứ để nhập nhiều vụ án vào không phụ thuộc vào nhu cầu của người khởi kiện mà phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí chủ quan của tịa án50. Ngồi ra, với trường hợp một luật sư nhận được ủy quyền của nhiều người khởi kiện thì luật sư đó vẫn phải nộp nhiều đơn kiện đồng thời từng vụ việc đó sẽ được tịa án thụ lý độc lập. Sau đó, quyền quyết định nhập các vụ án hay khơng là thuộc về tịa án.
Thêm vào đó, pháp luật hiện hành cịn thiếu sót trong quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp ngồi tịa án. Trong các phương thức giải quyết BTTH, thương lượng và hòa giải là hai phương thức được ưu tiên áp dụng trước tiên. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa có quy định thống nhất và rõ ràng về cơ chế giải quyết tranh chấp trên51. Cụ thể: (i) các quy định pháp luật về trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh nghiệp và giải quyết tranh chấp môi trường chưa hệ thống và chưa đủ chi tiết dẫn đến việc thi hành trên thực tế còn nhiều bất cập. Đơn cử, trong vụ xả thải của nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh, do khơng có cơ chế giải quyết tranh chấp ngồi tịa án minh bạch để giải quyết tranh chấp môi trường, việc thương lượng dàn xếp giữa Công ty Formosa với cộng đồng dân cư trong khu vực bị ô nhiễm hầu như không khả thi khi quá trình đàm phán
49 Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên tại Việt Nam”, Hà Nội.
50 Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường gây nên tại Việt Nam”, Hà Nội.
mang nặng tính tự phát và khơng có sự tin tưởng hợp tác52; (ii) bản thân việc trao thẩm quyền hòa giải cho Ủy ban nhân dân cấp xã cũng khơng hiệu quả trên thực tế khi hồn tồn phụ thuộc vào ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường của tỉnh, thành phần và thủ tục hòa giải chưa được pháp luật quy định cụ thể, cũng như các thành viên của ban hịa giải khơng có kỹ năng hịa giải cũng như không đủ chuyên môn về pháp luật môi trường cũng như tác động mơi trường vốn mang tính kỹ thuật phức tạp. Nếu vụ việc được giao cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thì vấn đề cũng khơng hợp lý vì khó đảm bảo tính khách quan, cơng bằng khi một cơ quan vừa thực hiện nhiệm vụ quản lý vừa có thẩm quyền giải quyết tranh chấp53; (iii) hòa giải tiền tố tụng đối với các tranh chấp về mơi trường có phải là một điều kiện bắt buộc trước khi khởi kiện ra tịa hay khơng vẫn là câu hỏi cịn bỏ ngỏ. Do đó, việc quy định một cơ chế giải quyết tranh chấp mơi trường ngồi tịa án đảm bảo tính hiệu quả, minh bạch tại Việt Nam là rất quan trọng và cấp thiết.