Sự cần thiết tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bồ

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn tại các công ty sản xuất than khoáng sản, Tỉnh Quảng Ninh (Trang 108 - 112)

7. Kết cấu Luận văn

3.1. Sự cần thiết tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bồ

về bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm mơi trường

Trong q trình hội nhập quốc tế sâu rộng, mục tiêu xây dựng nền kinh tế xanh, tức là phát triển kinh tế gắn với bảo vệ, phục hồi môi trường đang được Đảng và Nhà nước ta chú trọng, điều này được thể hiện trong Nghị quyết Đại hội Đảng 13 của Đảng ta. Trong định hướng bảo vệ môi trường, Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, nên trong Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (Khóa XI) về chủ động phó biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đưa ra giải pháp trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật như sau: “Chú trọng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài ngun, bảo vệ mơi trường và các lĩnh vực có liên quan như đầu tư, thuế, xử lý vi phạm hành chính, dân sự... theo hướng bổ sung, kết hợp khắc phục các chồng chéo, xung đột pháp luật nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc thực hiện các nhiệm vụ. Hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp, xung đột trong ứng phó với biến đổi khí hậu, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. Sửa đổi, bổ sung các chế tài hành chính, kinh tế, hình sự... về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, bảo đảm đủ sức răn đe. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật”. Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng khẳng định trách nhiệm bồi thường của người gây ơ nhiễm mơi trường, trong đó có mơi trường nước như sau: “Quán triệt và vận dụng có hiệu quả các nguyên tắc: người gây ô nhiễm phải trả chi phí để xử lý, khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi môi trường; người được hưởng lợi từ tài ngun, mơi trường phải có nghĩa vụ đóng góp để đầu tư trở lại cho quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”.

Mặt khác, nước ta đang hội nhập ngày càng sâu vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh những thuận lợi do quá trình hội nhập quốc tế về kinh tế mang lại, nước ta cũng phải đối mặt với các thách thức mà một trong những thách thức là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do hoạt động đầu tư, sản xuất - kinh doanh mang lại. Thời gian qua, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi nói riêng đã gây ra thiệt hại do hành gây ô nhiễm môi trường. Hậu quả là môi trường tự nhiên nói chung và mơi trường sống nói riêng ngày càng bị xuống cấp nghiêm trọng. Tuy nhiên, chế tài pháp lý nhằm buộc doanh nghiệp gây thiệt hại do hành vi gây ơ nhiễm mơi trường chưa đủ tính nghiêm minh, chưa đủ sức răn đe. Nhiều doanh nghiệp gây thiệt hại cho mơi trường nhưng vẫn cố tình tránh né việc bồi thường. Hơn nữa, qua thực tiễn thi hành cho thấy các quy định về xác định thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp dướng như vẫn còn chưa đầy đủ, chi tiết và đồng bộ đã gây trở ngại, khó khăn trong việc xác định trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, mặc dù pháp luật Việt Nam đã xây dựng và vận dụng có hiệu quả các nguyên tắc cơ bản của pháp luật điều chỉnh bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường. Mặc dù vậy, vấn đề hiệu lực thi hành của pháp luật vẫn còn nhiều hạn chế đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu và đề ra những chủ trương, chính sách phù hợp để có thể đưa các quy định của pháp luật vào cuộc sống. Mục tiêu của việc áp dụng các nguyên tắc này trong việc bảo vệ môi trường nhằm đạt được sự liên kết hữu hiệu giữa các chính sách về bảo vệ mơi trường và chính sách phát triển kinh tế. Các nguyên tắc này được xây dựng và ứng dụng lần đầu tiên tại các quốc gia công nghiệp phát triển nhưng chúng có thể đem lại lợi ích các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam.

Trên cơ sở các quy định của pháp luật, các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo về công tác bảo vệ môi trường của Đảng và Nhà nước, một số Bộ, Ngành đã ban hành quy chế bảo vệ môi trường ngành, nhiều địa phương cũng đã có quy định về bảo vệ môi trường, nhiều cơ sở sản xuất đã có sự chú ý đến vấn đề bảo

vệ mơi trường và chú trọng công tác đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho công tác bảo vệ môi trường. Ở nhiều địa phương đã có nhiều phong trào quần chúng tham gia bảo vệ mơi trường như: phong trào xây dựng thói quen, nếp sống sạch sẽ, vệ sinh; phong trào xanh - sạch - đẹp; tuần lễ quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường; bảo vệ đa dạng sinh học; chiến dịch làm sạch thế giới...82 Tuy nhiên ý thức chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường cũng như ý thức bảo vệ môi trường của các nhà sản xuất, nhà quản lý, những người ra quyết định ở các cấp và nhân dân nói chung cịn thấp. Các doanh nghiệp cịn quá tập trung vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, chưa quan tâm đúng mức đến bảo vệ môi trường83 trong khi hoạt động kiểm sốt mơi trường tại nhiều nơi cịn bị bng lỏng, có thực trạng là chỉ khi nào môi trường bị ô nhiễm trầm trọng thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có hành động ứng phó.

Ở nước ta, vi phạm pháp luật môi trường trong thời gian qua diễn ra trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của đất nước, xâm phạm trực tiếp đến quyền lợi của nhân dân như gây ô nhiễm nguồn nước, khơng khí, lo lắng về an tồn thực phẩm... tại một số địa phương đã trở thành mần mống mất an ninh trật tự. Cụ thể khi phát hiện hành vi gây ô nhiễm môi trường, chủ yếu doanh nghiệp bị xử phạt hành chính, rất ít vụ người dân thành cơng trong việc yêu cầu hoặc kiện địi BTTH do đó dấy lên bức xúc trong cộng đồng dân cư.84 Khi có thiệt hại về mơi trường được xác định là do các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là doanh nghiệp tại địa phương tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, gây hậu quả, ảnh hưởng đến nguồn nước bị ô nhiễm nhưng do không xác định được hậu quả thiệt hại kinh tế của các hộ dân xung quanh nên người dân khơng có cơ sở kiện địi BTTH. Thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi

82 Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế (2019), Nhiều địa phương thực hiện có hiệu quả Phong trào “Sử dụng và bảo quản nhà tiêu hợp vệ sinh góp phần xây dựng nông thôn mới” của Bộ Y tế, https://moh.gov.vn/tin-tong-hop/- /asset_publisher/k206Q9qkZOqn/content/nhieu-ia-phuong-thuc-hien-co-hieu-qua-phong-trao-su-dung-va-bao-quan-nha- tieu-hop-ve-sinh-gop-phan-xay-dung-nong-thon-moi-cua-bo-y-te?inheritRedirect=false , truy cập 15/6/2022.

83 Trần Nguyễn Tuyên (2021), Một số vấn đề về môi trường ở Việt Nam hiện nay- thực trạng và giải pháp,

http://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/mot-so-van-de-ve-moi-truong-o-viet-nam-hien-nay--thuc-trang-va-giai-phap.html ,

trường, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ yếu áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính bằng hình thức phạt tiền và áp dụng các biện pháp xử phạt bổ sung như thu hồi giấy phép khai thác, giấy phép xả thải, buộc doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các yêu cầu, quy định về bảo vệ mơi trường. Bởi lthế, lviệc lhồn

lthiện lpháp lluật lvề lbồi tl hiệt lhại ldo lhành vl i lgây ôl nhl iễm lmôi ltrường lở lnước tal lhiện nl ay llà lcần lthiết.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn tại các công ty sản xuất than khoáng sản, Tỉnh Quảng Ninh (Trang 108 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w