Nguyễn Thị Xuân Lan Sử dụng phương pháp phân tích lợi ích chi phí trong đánh giá chính sách

Một phần của tài liệu Phân tích chi phí lợi ích của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt trong hạn chế tiêu dùng thuốc lá ở việt nam (Trang 25 - 34)

công. Theo website http://www.cmard2.edu.vn , truy cập ngày 20/5/2013.

http://www.cmard2.edu.vn/index.php?option=com_docman&task=doc_download&gid=517&Itemid=501&la ng=vi

pháp phân tích chi phí – lợi ích, nếu lợi ích khơng đo được bằng tiền mà đo bằng đơn vị phi tiền (ví dụ như tỷ lệ tử vong trong các chính sách y tế…) thì phương pháp phân tích chi phí – hiệu quả hoặc chi phí – hữu dụng sẽ thích hợp hơn.

Để xác định được phương án đem lại hiệu quả cao nhất trong nhiều phương án đề xuất thì cần phải có một phương án cơ sở làm nền tảng dùng để so sánh. Phương pháp CBA sẽ cho chúng ta hình dung ra được tồn bộ những chi phí và lợi ích mà mỗi phương án đưa ra có thể mang lại, và dựa trên kết quả phân tích đó, người ra quyết định sẽ lựa chọn phương án tốt nhất phù hợp với mục tiêu ban đầu đã đề ra. CBA chính là một công cụ cung cấp bằng chứng khoa học khi ra quyết định, làm cho quyết định ban hành có độ tin cậy cao hơn, có tính khoa học hơn.

1.2.2. Phân tích tài chính và phân tích chi phí – lợi ích

Phân tích tài chính thường được bắt đầu khi tiến hành phân tích CBA. Phân tích tài chính và phân tích CBA là 02 phần chính cấu thành phân tích chi phí – lợi ích mở rộng, tuy nhiên hai khái niệm này không hồn tồn đồng nhất với nhau. Nó tùy thuộc vào mục đích của người sử dụng.

Dưới góc độ của nhà đầu tư, phương pháp phân tích tài chính cho nhà đầu tư thấy được những dự án nào mang lại lợi nhuận cao nhất. Để đạt được điều đó, các phân tích tài chính thường bỏ qua các tác động bất lợi mà việc đầu tư đó mang lại cho xã hội chẳng hạn như ô nhiễm môi trường, thất nghiệp hoặc bệnh tật...

Dưới góc độ kinh tế vĩ mơ, khi ban hành chính sách, nhà nước cần phải đảm bảo phát triển đồng đều các khía cạnh kinh tế - xã hội. Chính vì vậy mà phương pháp CBA được các nhà hoạch định chính sách thường sử dụng. Đó là bởi vì CBA chính là phương pháp phân tích kinh tế có tính đến các yếu tố tác động đến xã hội.

1.2.2.1.Phân tích tài chính

Phân tích tài chính đối với một chính sách là phân tích hiệu quả về dịng tiền trong suốt vịng đời của chính sách, đặc biệt là các chính sách thuế. Nói cách khác, đây là quá trình đánh giá tính khả thi về mặt tài chính của một chính sách thơng qua việc:

 Xem xét các nguồn lực tài chính tài trợ cho việc thực hiện chính sách chẳng hạn như các chi phí mà Chính phủ phải bỏ ra để ban hành và thực thi một chính sách mới.

 Xem xét quá trình thực hiện, kết quả và hiệu quả của chính sách dưới góc độ tài chính, tức là so sánh chi phí Chính phủ sẽ phải bỏ ra kể từ khi soạn thảo cho đến khi kết thúc chính sách; và xem xét những khoản thu cho Chính phủ mà chính sách đó sẽ mang lại khi thực hiện. Kết quả của phân tích tài chính là căn cứ để quyết định chính sách đó có mang lại hiệu quả tài chính như mong đợi so với các chính sách khác hay khơng và Chính phủ có nên thực hiện chính sách đó hay khơng.

 Giá cả sử dụng trong phân tích tài chính là giá thị trường mà Chính phủ phải chi ra hay nhận được từ các hàng hoá, dịch vụ mà chính sách đó tác động đến (chẳng hạn như chính sách thuế VAT, TTĐB..). Bên cạnh đó, những tác động khơng đo lường trực tiếp bằng tiền thì khơng được đưa vào trong phân tích tài chính.

 Thơng thường, trong q trình phân tích tài chính, ta có các thơng số liên quan như sau:

 Thời gian: là thời gian tồn tại hữu ích của chính sách để tạo ra các các lợi ích kinh tế - xã hội.

 Chiết khấu: là cách mà nhờ đó ta có thể so sánh chi phí và lợi ích ở các thời điểm khác nhau bằng cách đưa nó về cùng một thời

điểm thơng qua suất chiết khấu. Khi sử dụng suất chiết khấu thì các yếu tố đưa vào tính tốn phải được đưa về cùng đơn vị. Các chỉ tiêu sử dụng để đánh giá tài chính của chính sách bao gồm:

a. Dòng tiền ròng

 Theo quan điểm tổng đầu tư (A)

A = Lợi ích tài chính – Chi phí tài chính – Chi phí cơ hội  Theo quan điểm chủ đầu tư (B)

(B) = (A) + Tiền vay – Trả vốn và lãi  Theo quan điểm ngân sách nhà nước (C)

(C) = Thu ngân sách nhà nước – Trợ cấp, trợ giá từ ngân sách nhà nước

b. Giá trị hiện tạ i ròng ( NPV - Net Present Value )

Giá trị hiện tại ròng hay còn gọi là hiện giá thuần, là khoản chênh lệch giữa tổng hiện giá của các khoản thu tài chính mà chính sách mang lại với chi phí tạo ra lợi ích đó. Đây là một chỉ tiêu giúp người phân tích đưa ra quyết định hoặc lựa chọn phương án tối ưu dựa nhất trên nguyên tắc :

 Chỉ chấp nhận xem xét những chính sách có NPV dương  NPV > 0 : chính sách có hiệu quả tài chính

 NPV = 0 : chính sách hồ vốn

 NPV < 0 : chính sáchkhơng có hiệu quả tài chính

 Nếu ngân sách đầu tư có giới hạn, thì lựa chọn phương án có NPV lớn nhất

 Nếu khơng có giới hạn về ngân sách và phải chọn một chính sách trong các chính sách loại trừ nhau thì phải chọn chính sách có NPV dương lớn nhất.

NCF1 + NCF2 +.…+ NCFn-1 + NCFn

NPV = -ICO +

ICO : Chi phí đầu tư ban đầu

NCFt : Dòng tiền ròng ở thời kỳ t, với t chạy từ 1 đến n (n vịng đời chính sách/dự án)

r : Suất chiết khấu (nếu là chính sách cơng thì r sẽ là suất chiết khấu sử dụng trong khu vực công)

c. Tỷ số lợi ích / chi phí (Benefit/Cost Ratio)

Tỷ số B/C so sánh tồn bộ lợi ích–chi phí đã được chiết khấu và đưa về giá trị hiện tại. Chỉ tiêu này thể hiện mức lợi ích mang lại trên 1 đơn vị chi phí bỏ ra khi thực hiện chính sách. Chỉ tiêu này cũng cho phép chúng ta so sánh và lựa chọn các phương án có quy mơ, chi phí thực hiện và lợi ích khác nhau; phương án nào có B/C lớn hơn thì được chọn. Cơng thức tính như sau:

Hiện giá của lợi ích Tỷ số lợi ích / chi phí =

Hiện giá của chi phí

d. Suất nộ i hoàn (IRR)

IRR là tỷ lệ hồn vốn nội bộ mà tại đó NPV = 0, nghĩa là giá trị hiện tại rịng của các chi phí bằng giá trị hiện tại rịng của các lợi ích. IRR biểu thị sự hoàn trả vốn đầu tư. Một dự án có IRR càng cao, dự án càng đáng để thực hiện. Nhưng IRR có nhược điểm là khơng tính được cho dự án có thời gian, quy mơ đầu tư khác nhau và không thể hiện trực tiếp giá trị lợi ích của dự án. Dự án chỉ được chấp nhận nếu IRR > = r.

+ IRR >r : Chính sách có hiệu quả tài chính + IRR = r : Chính sách hồ vốn

+ IRR <r : Chính sách khơng có hiệu quả tài chính Cơng thức tính IRR

r: Suất nội hồn của dự án được tìm bằng cách giải phương trình trên. 1.2.2.2.Phân tích chi phí - lợi ích

Tổng quan, phân tích CBA của chính sách bao gồm phân tích các chi phí, lợi ích trong đó bao gồm cả những tác động mà chính sách tạo ra cho xã hội chưa được tính đến trong phân tích tài chính của chính sách.

Để có thể hình dung phân tích CBA, dựa trên số năm tồn tại của chính sách, ta sử dụng đồ thị 2 chiều: trục hoành biểu thị thời gian chính sách có hiệu lực, trục tung biểu thị lợi ích và chi phí mà chính sách mang lại.

Chi phí, lợi ích được biểu diễn ở trên biểu đồ dưới dạng tổng thể, bắt đầu từ quá trình soạn thảo đến thực hiện đều được thể hiện trên một trục. Như vậy, nhìn vào biểu đồ ta có thể so sánh một cách trực quan chi phí và lợi ích (chiết khấu hoặc chưa chiết khấu) theo từng năm cụ thể.

Hình 1.3: Phân tích chi phí lợi ích bằng biểu đồ

Nhìn chung, phương pháp CBA thể hiện qua 3 hình thức chính: phân tích chi phí – lợi ích, phân tích chi phí – hiệu quả, phân tích chi phí – hiệu quả gia quyền (hay cịn gọi là phân tích chi phí – hữu dụng) như đã đề cập ở trên. Tuy nhiên trong thực tế, tùy theo từng mục đích mà chúng ta nên sử dụng những kỹ thuật phù hợp nhất có thể để giải quyết những vấn đề phát sinh.

Trong đó, phân tích CBA được sử dụng khi cần đánh giá chính sách có nhiều mục tiêu có thể đo lường và so sánh được chẳng hạn như hiệu quả kinh tế và tình trạng sức khỏe cải thiện có thể thu được.

Đối với các chính sách y tế cũng như đối với các chính sách bất kỳ nào khác, chúng ta cần xác định mục tiêu phân tích và các phương án lựa chọn cần đánh giá. Các phương án ấy bao gồm cả phương án khơng triển khai chính sách. Với mỗi phương án, chúng ta cần phải xác định chi phí của chính sách chẳng hạn như : chi phí đầu tư (chi phí xây dựng nhà cửa, mua sắm thiết bị…), chi phí thường xuyên (chi phí cho cán bộ hành chính, bác sĩ, y tá, kỹ thuật viên phịng thí nghiệm…) và các chi phí gián tiếp khác (như thời gian và đi lại của bệnh nhân, chi phí cho ăn uống, đồ dùng...).

Trong giới hạn của đề tài, tác giả chỉ tập trung vào nghiên cứu phương pháp CBA để áp dụng cho phân tích chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt trong hạn chế tiêu dùng thuốc lá.

Thông thường chúng ta có thể phân loại lợi ích trong y tế thành lợi ích trực tiếp và lợi ích gián tiếp. Lợi ích trực tiếp là những lợi ích có thể định nghĩa một cách rõ ràng theo các giá trị bằng tiền, chẳng hạn như : chi phí điều trị tiết kiệm được... Lợi ích gián tiếp là những lợi ích phi tiền tệ và chỉ có thể gán cho chúng một giá trị ngầm bằng tiền, chẳng hạn như những cái chết phòng tránh được, những ngày ốm đau, hay sự thay đổi trong chất lượng dịch vụ…

Lấy ví dụ về chương trình tiêm chủng, việc đánh giá lợi ích được thể hiện trong Bảng 1.1sau: Lợi ích bắt đầu tư năm thứ 2 của chính sách. Lợi ích xác định được là giá trị của cuộc sống được cứu (nhờ cả việc giảm bớt thời gian đau ốm lẫn tránh được cái chết), chi phí điều trị tiết kiệm được và giá trị thời gian của gia đình bỏ vào việc chăm sóc tại nhà. Ở đây, giá trị một năm cuộc sống được định giá bằng thu nhập quốc dân bình quân đầu người hàng

năm – một biến thay thế cực kỳ thận trọng cho giá trị kinh tế của cuộc sống với tư cách là một hàng hóa tiêu dùng.

Bảng 1.1 : Lợi ích theo năm cho chương trình tiêm chủng (triệu USD)

Năm chương trình bắt đầu Chi phí điều trị tiết kiệm được Giá trị thời gian chăm sóc của gia đình Giá trị thời gian đau ốm phịng tránh được Giá trị cái chết phịng tránh được Tổng giá trị của lợi ích 2 2 1 2 22 27 3 4 1 4 40 48 4 6 2 6 69 84 5 8 4 9 99 120 6 11 5 12 132 160 7 7 3 8 78 96 8 5 2 5 76 88 9 4 2 4 79 88 10 3 1 2 76 82 11 1 0 0 65 67 12 1 0 0 58 59 13 1 0 0 46 47 14 1 0 0 62 33 15 0 0 0 16 17 Tổng số đã chiết khấu 32 13 33 480 559 Tổng số đã điều chỉnh

theo việc thay thế dịch vụ hiện có

30 12 31 456 531

Phần trăm của tổng số 6 2 6 86 100

(Nguồn: Pedro Belli, Jock R.Anderson et al., 2010, Phân tích kinh tế các hoạt động đầu tư)

Chi phí điều trị bao gồm các loại dược phẩm truyền thống và hiện đại, kết hợp với lợi ích đo đạc được, phương pháp CBA cho phép chúng ta tính tốn lợi ích rịng hay NPV của chương trình tiêm chủng. Tất cả được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1.2: Lợi ích rịng của chương trình tiêm chủng (triệu USD)

Năm Lợi ích Chi phí Lợi ích rịng

1 0 25 -25 2 27 27 0 3 48 29 19 4 84 34 50 5 120 36 84 6 160 -13 173 7 96 0 96 8 88 0 88 9 88 0 88 10 82 0 82 11 67 0 67 12 59 0 59 13 47 0 47 14 33 0 33 15 17 0 17

Giá trị hiện tại (chiết khấu 10%)

với tỷ suất nội hoàn 98%. 559 116 443

(Nguồn: Pedro Belli, Jock R.Anderson et al., 2010, Phân tích kinh tế các hoạt động đầu tư)

Trong ví dụ này, lợi ích rịng đặc biệt rất lớn với kết quả mang lại là 443 triệu USD và IRR là 98%. Nói chung những kết quả như thế có thể có được từ các chương trình tiêm chủng chi phí thấp, nhưng lại có tác động to lớn trong việc cải thiện tình hình tử vong của trẻ em tại các nước có tỷ lệ tử vong trẻ em và trẻ sơ sinh cao.

Tuy nhiên, phân tích CBA thật sự khơng phải là dễ dàng, đặc biệt trong một số tình huống, phương pháp CBA có thể bị hạn chế ở những điểm sau:

 Khó đánh giá tình trạng sức khỏe của người điều trị. Thông thường giá trị này được gán trong khoảng từ 0 đến 1 (0: chết, 1: hoàn toàn khỏe mạnh). Việc gán hệ số 0,4 hay 0,8 đều có tính chủ quan. Hơn nữa, sức

khỏe bằng 0,8 ban đầu khơng có nghĩa là tốt hơn gấp đôi do với trạng thái sức khỏe từng 0,4 ban đầu.

 Chiếu khấu các lợi ích tương lai. Điều này thật sự khó khăn khi xem xét rằng liệu cuộc sống tương lai của một người được cứu hơm nay có thật sự chất lượng hơn cuộc sống hiện tại không? Chất lượng cuộc sống tùy thuộc không chỉ vào thể trạng vật chất mà còn tùy thuộc trạng thái tinh thần và nhiều yếu tố ngoại tác khác. Chẳng hạn như nhiều bệnh nhân sau khi điều trị đã rơi vào trạng thái trầm cảm, chắc chắn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sau này của họ.

 Rất dễ bị tấn công về mặt đạo đức: cuộc sống của một người có tật có ít giá trị hơn cuộc sống của một người bình thường? Hoặc cuộc sống của một người có thu nhập thấp phải chăng ít giá trị so với cuộc sống của người có thu nhập cao?

1.2.2.3.Bộ “cơng cụ” để tiến hành phân tích chi phí – lợi ích

Bộ “cơng cụ” dùng trong phương pháp phân tích CBA bao gồm các cơng cụ cơ bản sau:

a. Chi ph í cơ h ội củ a vốn

Chi phí cơ hội của vốn phản ánh giá trị bình quân của suất sinh lợi mà người tiết kiệm nhận được để sẵn lịng trì hỗn tiêu dùng hiện tại sang tiêu dùng trong tương lai, và suất sinh lợi mà các nhà đầu tư có khoản đầu tư trì hỗn bị mất đi. Trong phân tích CBA, chi phí cơ hội của vốn được hiểu như là chi phí cơ hội kinh tế của vốn công (EOCK) bao gồm giá trị bình qn có trọng số của suất sinh lợi sau thuế từ những người tiết kiệm và suất sinh lợi trước thuế của các nhà đầu tư trì hỗn bị mất đi14.

Một phần của tài liệu Phân tích chi phí lợi ích của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt trong hạn chế tiêu dùng thuốc lá ở việt nam (Trang 25 - 34)